Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

Em bé Triều Tiên

Từ bữa nghe bác Quí đọc bài thơ này, đoạn nhớ đoạn quên, chép ra ở bài “Bác Quí”, hôm nay đang lang thang trong cõi nét, tự dưng bắt được cả bài ở blog giangnamlangtu, đúng là cả bài, không thiếu một câu.
Kinh quá, quả là kinh thật…hihihi
Sau đây là nguyên xi của giangnamlangtu:
“Trước khi đọc thơ, ta hãy tim hiểu sơ qua bối cảnh đẻ ra bài thơ “Em bé Triều Tiên” của Tố Hữu.
 CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN (1950-1953) chưa bao giờ thực sự chấm dứt. Xung đột chính của cuộc chiến kết thúc không phải là một hiệp ước hòa bình chính thức mà chỉ là một hiệp ước đình chiến ký ngày 27 tháng 7 năm 1953 giữa Bắc Triều Tiên (hay Bắc Hàn) và kẻ thù của mình, Nam Triều Tiên (hay Nam Hàn) và Liên hiệp quốc. Vĩ tuyến 38 nay vẫn là giới tuyến tạm thời chia hai nước Hàn.
Nguyên nhân: Liên Xô và Mỹ  can thiệp vào việc xây dựng chế độ chính trị ở Triều Tiên sau khi quân Nhật bị đuổi khỏi xứ này. Khởi đầu là quân đội Bắc Triều Tiên tấn công miền Nam nhằm cản phá cuộc bầu cử tự do ở miền Nam, vì cử tri miền Nam đông hơn, phe cầm quyền miền Bắc lo sợ bị rớt… Liên Xô đứng sau lưng (ném đá giấu tay), Staline yêu cầu Mao Trach Đông đưa quân sang Triều Tiên với vũ khí, xe tăng, máy bay Liên Xô và phi công Liên Xô mang tên Tàu. Cuộc chiến diễn ra qua ba năm, cuối cùng hai bên ký Hiệp định đình chiến. Chủ tịch Mao đưa cả con trai tham chiến (khoảng 2.97 triệu lươt quân gọi là Chí nguyện quân TQ và 600 000 dân công TQ) , con trai ông Mao và nhiều người đã bỏ mạng ở xứ Hàn.
Năm 1950-1953, nước ta đang kháng chiến chống Pháp gian khổ, bù đầu, nhà thơ Tố Hữu bận lo “chỉ đạo” kháng chiến thế mà còn có dư cảm hứng viết bài thơ “xúc động” về cuộc chiến Triều Tiên như dưới đây. Thực khó hiểu cái “trái tim” của Tố Hữu nó to bự cỡ nào.
Ngày nay ai cũng biết nước Bắc Triều Tiên nổi tiếng về chế tạo vũ khí hạt nhân. Bất chấp dân chúng đói dài dài, ba đời gia đình thủ tướng họ Kim dọa cho Hoa Kỳ run sợ phải mang hàng triệu tấn lương thực viện trợ cho nước này. Nam Hàn cũng đã nhiều lần đem lương thực viện trợ khó khắn cho miền Bắc “ruột thịt”.
 Chả hiểu cái nước XHCN anh em này bây giờ ra sao nữa!
 Chỉ biết, nước Bắc Triều Tiên XHCN rất giỏi về cảnh sát cơ động chống bạo loạn, năm ngoái đã đưa một đơn vị tinh nhuệ sang Hà Nội huấn luyện cho cs cơ động nước ta múa võ, trèo thang dây…(Bản tin thời sự VTV1 đã đưa tin ngay).
 Tôi nhớ đã đọc bài thơ đầu tiên về nước Triều Tiên, ấy  là bài thơ của Tố Hữu. Bây giờ cảm thấy “Ngày mai tươi mát… trên Bắc Triều Tiên” thực là viển vông. Cũng rứa rứa như “Ngày mai em sẽ từ trong tới ngoài/ thơm như hương nhụy hoa nhài/ sạch như nước suối ban mai giữa rừng…”(Tiếng hát sông Hương), “Ngày mai đây tất cả sẽ là chung/ Tất cả sẽ là vui và ánh sáng” (Liên hiệp lại)”.
Có thể, Tố Hữu kết bài thơ với cảnh ước mơ “Ngày mai tươi mát hát trên đất Triều” bởi  ông ta sớm nghĩ về  ”Nam Triều Tiên” bây giờ,  hỉ ?
 Có lần tôi đọc một bài phỏng vấn của tay nhà báo mang lon đại tá thi sĩ Hồng Thanh Quang phỏng vấn ái nữ của Tố Hữu – là một nữ tiến sĩ (lại tiến sĩ) nay đang định cư ở nước Đức tư bản chủ nghĩa. Cô ta nhờ báo An ninh thế giới nhắn với bạn đọc rằng “Ngày xưa cha cô làm thơ dù thế nào nhưng ông cũng đều thực bụng viết ra” (?!) Lãng tử định hỏi móc chàng nhà báo Hồng Thanh Quang rằng: cô tiến sĩ “nằm trong bụng cha suốt nửa thế kỷ hay sao mà cô biết rằng cha cô làm thơ đều thực bụng viết ra”. Hì hì…, nghĩ khó cho nữ tiến si quá, nên lại thôi không hỏi anh Quang nữa.
Khốn nạn thay một đời thi sĩ “cách mạng” !

“Em bé Triều Tiên”
(Tố Hữu 1951)
 Em bé Triều Tiên ơi
Mẹ của em đâu rồi?
Tìm đâu mẹ của em
Có ai đây mà hỏi
Giặc bồn bề lửa khói
 Xác ai nằm ngổn ngang
Bãi tuyết lặng quanh làng
Phố đổ nhà hoang vắng

Mẹ của em đấy ư
Cái thân trắng lắc lư
Ðầu giây treo lủng lẳng?

Cha của em đấy ư
Cái đầu lâu rũ tóc
Máu chảy dài thân cọc?

Không, không phải em ơi
Mẹ của em đây rồi!
Mẹ em đây người dân công tải đạn
Mẹ em đây người nữ cứu thương
Cha em đây giữa chiến trường
Mặt đen khói đạn, chặn đường giặc lui

Anh của em đã đến đây rồi
Anh chí nguyện
Con bác Mao đã đến
Anh đã đến bên nôi em cháy dở
Với cha em giết hết loài man rợ
Cho mẹ em xây lại tổ mềm
Cho em sướng cho em ca múa
Trên đồng hoa bãi lúa
Nhịp sóng vui muôn thuở của Triều Tiên

Bé em ơi giữa súng rền
Ngày mai tươi mát hát trên đất Triều…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét