Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Linh tinh về chó

   Từ xiềng xích này đã lớn khôn  

Nhìn chó thấy thích, nhất là chó con, con nào mũm mĩm muốn bế suốt cả ngày.
Cái giống chó cũng đến là hay, quí nó, nó quí lại, ghét nó, kiểu gì cũng không động được vào một cái lông của nó.
Chả thế mà làng mình có ông bán thịt chó tên là ông Như, giết chó nhều quá, đi đến đâu, chó đổ xô ra sủa điếc tai đến đấy, mà bọn này cực thính, chỉ cần ông ấy đi ở đầu làng, giữa làng đã bảo nhau sủa râm ran.
Hôm trước, nằm xem ký sự biên phòng đến đoạn thăm trường nghiệp vụ chó của biên phòng, thích mê tơi cái lũ chó được huấn luyện bài bản.
Đánh hơi rất cừ, nhảy qua vòng lửa như đặc công, bò trườn như rắn, tấn công người lạ như tia chớp...Thế nên, hồi thằng cu Luyện xuống tay ba mạng ở tiệm vàng Bắc Giang, thiên hạ bẩu, nếu tiệm vàng đó có một con béc giê ngon thì cả nhà cứ yên tâm ôm nhau ngủ, một mình nó chấp 5 thằng Luyện.
Nghe cái cậu giáo viên huấn luyện chó giả nhời nhà đài về con chó đang ăn nằm với cậu, thật hồn nhiên và xúc động, mỗi lần về nghỉ phép rồi lên với trường, gặp nhau như đôi bạn thân...
(Mai lách tiếp, bố khỉ, có thằng bạn trên Đà Lạt xuống, phải đi đón bây giờ)
Nó vồ vập, nhảy cuống cuồng lên ngực cậu, mừng vui khôn xiết. Cậu này bẩu: - Nếu mình đối xử tốt với nó, nó cũng sẽ đối xử tốt với mình, hệt dư con người.
Mình nghĩ đéo đúng, con chó không thể hệt dư con người được, bởi nhẽ, con người, đôi khi đối xử tốt với nhau vẫn quay ra phản bội, nói xấu sau lưng nhau, tởm lắm.
Con chó không vậy, yêu ghét phân minh rạch ròi, chung thủy đến lúc chết, không có hai từ "phản bội".
Chó khôn, giỏi giang làm được rất nhiều điều hữu ích cho con người, dưng mà người ta lại nhấm nháp hương vị da thịt nó với riềng, mẻ, mắm tôm, lá mơ...thật khoái tỉ và man rợ.
Ngoài chợ, từ Bắc chí Nam, đâu đâu cũng có quán cầy tơ 7 món, có quán hứng chí đề đến cả chục món, người vào ăn uống rào rào, bia rượu nốc rõ lắm với thịt chó, bốc phừng phừng lên óc, vung tay chém gió, mặc dù chả biết cái chó gì!

                          Đùa tí cho vui

Chó khôn đến nỗi phát ngu. Giúp cho con người phá được bao án oan, án sai, án nghiêm trọng, dưng không phá nổi cái án của mình bị cái lũ người mang chó ra làm đồ nhậu.
Chó khôn nhưng vẫn ngu, bởi lẽ khi đi công vụ, thấy việc sai, việc oan khiên đừng nhảy xổ vào hít lấy, hít để...đừng nhảy xổ lên trấn áp người lương thiện.
Nghe bẩu vụ Tiên Lãng, có mấy chú chó nghiệp vụ hôm cưỡng chế cứ ngồi im, đủn đít cũng không xông ra trận, chẳng hiểu có không hay lại mấy ông như cu Vinh, cu Diện phán! Nếu có thì mấy con chó này hơn khôn hơn cả người!
Nhà mình ở quê có cô chó lạc, ông cả nhà mình đi nhậu về đêm, nó theo về và cứ ở nhà riết, không đi nữa. Từ lúc choai choai đến nay đã hai lần sinh hạ được chục chú cún con, cô này luôn là người dẫn đường đi nhậu cho ông cả nhà mình.
Trẻ em như búp trên cành


Ông cả đi sang hàng xóm uống trà tào lao thì thôi. Dưng nếu chuẩn bị tụ tập hội nhậu trong làng, kiểu gì cũng xoắn lấy và đi theo bằng được, đến mâm nhậu, cô chọn một góc nằm quan sát, cứ dư một bợm nhậu thực thụ, mắt lim dim, mũi phập phồng hóng chuyện nhân gian.
Hôm trước, đi thể dục với bố hàng xóm láng giềng, than vãn đến sầu thảm: - Anh bị tụi nghiện nó lượm mất con chó trên chục ký rồi. Nhốt mãi không sao, đến hôm rồi thả ra cho nó đi đực cái, nhoáng một cái mất ngay.
Kiểu này, nuôi chó dưng mình phải trông chó, phòng mất trộm, vậy thì khác gì mình là chó!

Dịu dàng sắc xuân


Lại nhớ đến câu chuyện, có người thông minh sản xuất ra máy bắt trộm. Mang sang Mỹ thử, một ngày tóm được trăm chú. Mang sang Trung Quốc, ngày tóm vớ vẩn cũng được dăm trăm chú đầu trộm đuôi cướp. Đến khi sang Việt Nam, ngày đầu tiên chưa kịp bắt được cậu trộm cắp nào, máy đã bị mất trộm...hehehe
Chẳng hiểu sao, giờ nhà ăn còn chẳng có, dưng lắm nhà, chó thừa cả thức ăn.
Bằng chứng là có nhà rước cả chú chó triệu đô, đến vài tăm triệu VND về nuôi để thỏa chí chó má.
Dững con ngao Tây Tạng, béc giê Đức...hàng núi tiền được chuyển về bằng đường hàng không và được chăm bẵm hơn cả người mới thấy giờ đây kiếp chó còn ngon hơn kiếp người!
Xem phóng sự về Trường Sa, thấy đảo nào cũng nhều chó, ôi la la la, thấy người lạ sủa ông ổng, dưng lúc sau bắt quen hết, nom đến sướng. Thấy bẩu, dững chú cẩu này chẳng khác gì những ra đa phát hiện mục tiêu lạ rất tốt, ngoài ra còn thêm cả chức năng tấn công nữa mới oách....(khi nào buồn, nhớ về chó sẽ lách tiếp)













Sẽ xử lý nghiêm

Xử lý đi, nghiêm vào, đít đây
(Nguồn internet)

Mình có tật xấu kinh, ham chơi, a dua a tòng với bạn bè, cả gái với giai. Cứ có tí nhậu là tớn lên đi ngay.
Tháng trước, đi có gần hai chục ngày giời đã về đến nhà, chó suýt quên mặt, nó nhảy ra định làm miếng vào tay khi thò qua ô cửa mở khóa trong.
Con nhớn vừa thấy mình, hạch tội con nhỏ:
- Nó giờ hay ăn vạ lắm, từ hôm bố đi đến giờ ba lần rồi.
Mình đang mệt, chỉ muốn tắm rồi nằm lăn quay ra ngủ nên nói:
- Được rồi, lát bố xử lý.
Ngủ một mạch đến chiều, đang ngon lành canh, bỗng điện thoại kêu ré lên, thằng bạn thân alo, đến ngay nhà tao làm tí đi, các ông ấy bảo mày trốn gần tháng nay rồi, đến mà nộp mạng.
Thế là vùng dậy đi ngay, tối về say khượt, quên mất vụ xử lý con nhỏ, và quên luôn đến tận giờ.
Hôm trước ở Sài Gòn về, tối ăn cơm, vợ bẩu, con nhớn dạo này bướng kinh, nói không chịu nghe, làm việc gì cũng chậm. Em nói nó không sợ, anh bẩu nó đi, không lớn khó dạy.
Mình đáp:
- Lát xử lý.
Ăn xong, mở HBO có phim đấm nhau ằng ặc, phọt cả dựa ra đầy mồm. Sợ, dưng hấp dẫn kinh! Xem xong, 11h30, díp mắt, lên giường đánh một giấc, sáng dậy quên cả mất vụ xử lý con nhớn, quên mãi tận bi giờ chưa xử lý.
Mình thấy dư thế là không được, đã hứa là xử lý mà năm lần bảy lượt tuyền quên, thậm chí quên cả xử lý vì tội gì của chúng nó. Mất uy tín với vợ và bọn trẻ quá, ngay bây giờ, nhớ ra, mình quyết định xử lý chúng ngay lập tức đây. Dưng mà con nhớn thì đang đi học ở trường, con nhỏ đang ngủ, chẳng lẽ gọi về và đánh thức chúng dậy để xử lý. Đéo được, bèn để vào dịp khác vậy....
Mình sẽ xử lý nghiêm bọn này, nhưng vào một dịp thích hợp. hahaha

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Hà Nội ngày chia xa

Đêm mưa như trút nước, nghe bài hát này, nhớ đến rưng rưng...
Sao mãi vậy, không thể ngủ yên trong lòng...
Giờ đâu đã phải mùa đông Hà Nội?



Ký ức

Mai ta xa rồi rời xa Hà Nội,
xa mỗi hàng cây góc phố thân quen.
Từng tiếng chuông chùa ngân nga chiều đổ,
 mặt hồ Gươm lung linh những ánh đèn,
Hà Nội ơi, bao nhiêu mùa trở gió,
xao động lòng ta đến tận bao giờ,
nước Tây Hồ thì thầm con sóng,
chiều bình yên nghe gió hát xôn xao.
Đành lòng xa nhé Hà Nội mến yêu ơi,
dịu dàng quá cơn mưa mùa hạ đến,
Hà Nội ơi còn cồn cào chi nữa,
những kỷ niệm xưa có bao giờ quên,
ước một ngày ta trở lại đây,
nhẹ bước bên em trên đường Hà Nội,
ta vẫn có bình yên ngày xưa ấy,
xa nhau rồi, xa nhau rồi, lại gặp Hà Nội ơi
….Chia xa con đường tuổi thơ Hà Nội,
qua mái trường xưa in dấu trong tôi,
chợt thấy tim mình xôn xao bồi hồi,
bạn bè tôi nơi đâu bốn phương trời.
Hà Nội ơi, tôi mơ về nơi ấy,
con đường ngày xưa ta chung lối về,
tiếng leng keng tàu điện phố vắng,
và bài ca em đã hát cho tôi,
rồi mùa thu xa, mùa đông cũng đi xa,
để mất chỗ cây lộc vừng đững đó,
để góc phố ngạt ngào mùi hoa sữa,
đến cả hàng cây sấu cũng bơ vơ,
xin gặp lại những ngày tuổi thơ,
còn mãi trong tôi biết bao kỷ niệm,
ôi tiếc nuối ngày xưa ngày xưa ấy,
đã xa rồi, mai xa rồi, Hà Nội, Hà Nội ơi.


Đành lòng xa nhé Hà Nội mến yêu ơi,
dịu dàng quá cơn mưa mùa hạ đến,
Hà Nội ơi còn cồn cào chi nữa,
những kỷ niệm xưa có bao giờ quên,
ước một ngày ta trở lại đây,
nhẹ bước bên em trên đường Hà Nội,
ta vẫn có bình yên ngày xưa ấy,
xa nhau rồi, xa nhau rồi, lại gặp Hà Nội ơi…


Chiều đông trên cầu Vĩnh Tuy


Ám ảnh


Bức ảnh trên đã đạt giải  Pulitzer 1994, ảnh được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Xuđăng, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1m. Con chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt. Bức ảnh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra với em bé, kể cả nhà nhiếp ảnh Kevin Carter, người đã rời ngay khỏi hiện trường sau khi chụp. Ba tháng sau, quá ám ảnh với hình ảnh đó, Kevin đã tự sát.


Chữ tâm



Đích thị là Tâm
(Nguồn internet)

Ý nghĩa của chữ Tâm
Trong truyện Kiều, Nguyễn Du có câu:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"
“Tâm” được xem là một trong những phạm trù quan trọng, cơ bản của Phật giáo. Có thể khái quát thành 6 cấp độ về “Tâm” Phật giáo như sau:
1: “Tâm” là trái tim bằng xương, bằng thịt (Phật giáo không để ý tới nghĩa này);

2. “Tâm” là thức (vijnàna) và theo một nghĩa nào đó, nó chính là ý thức thông thường của con người;

3. Không chỉ là ý thức, “Tâm” còn là toàn bộ thế giới bên trong, cái chủ quan, tâm hồn, tình cảm, ý đồ, tinh thần, tâm lý. “Tâm” không chỉ là lý mà còn là tình. Cái “Tâm” này chính là “manas”;

4. Ở góc độ “Tâm” là thức thứ tám, thì nó bao gồm cả tiềm thức,

5. “Tâm” còn là sự tổng hợp của tất cả cái “Tâm” theo nghĩa thứ hai, thứ ba, thứ tư;

6. Trong Phật giáo, “Tâm” còn là bản thể vũ trụ, đó chính là tâm thể, chân tâm.

Khi vào Việt Nam, hầu hết nghĩa của chữ “Tâm” vẫn được giữ lại. Vốn có cảm tình và ưa chuộng đạo Phật, nên người Việt Nam rất đề cao chữ “Tâm”.

Không phải ngẫu nhiên trong cuộc sống, người ta luôn khuyên nhau, hay câu cửa miệng của mọi người khi thấy người khác lo lắng thì nói hãy “yên tâm”, “an tâm”.

Mọi người đều biết rằng, nếu nôn nóng, giận dữ thì đều làm cho cái “Tâm” không yên thì sẽ mất khôn. Cho nên, muốn an “Tâm” thì phải sống chính trực ngay thẳng, trong sáng. Đây chính là phép an tâm trong Phật giáo
Chữ Tâm là một phạm trù cơ bản trong đạo lí truyền thống của dân tộc. Tâm qua cách viết tượng hình được các cụ giảng là những giọt máu đỏ thắm trong trái tim nóng hổi. Nếu như não được coi là xuất phát điểm của trí tuệ (Trí) thì trái tim được coi là trung khu của tình cảm, tâm lí.
Những đôi trai gái yêu nhau thường nói “dâng hiến trái tim”, “đường vào trái tim”… Hạt nhân của chữ Tâm là tình cảm thương yêu, trân trọng con người, vạn vật, là khát vọng đem lại hạnh phúc cho con người, xây đắp một cuộc sống tốt đẹp. Chữ Tâm là gốc của đạo đức, đạo lí làm người, điều này được thể hiện rất rõ trong các kết hợp ngôn ngữ phổ biến: tâm đức, nhân tâm, tâm huyết, nhiệt tâm, thành tâm, thiện tâm, công tâm, nhất tâm, hằng tâm…
Người Việt cũng nói: tà tâm, lãnh tâm, ác tâm, nhị tâm…để chỉ những kẻ độc ác, vô cảm, phản trắc. Xã hội nào cũng đề cao chữ Tâm, đề cao đạo đức, bởi vì chữ Tâm, đạo đức là gốc của sự hài hoà, vững bền, phát triển. Những danh nhân được tôn vinh đều là những người có tâm trong sáng, cao cả.
Việt Nam có ba danh nhân thế giới đều gặp nhau ở lòng nhân ái bao la, sâu thẳm: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh. Các tôn giáo cũng đều đề cao chữ Tâm, lòng nhân ái: Đạo Thiên Chúa đề cao lòng nhân ái, đạo Phật đề cao phẩm chất từ bi, hỉ xả và đạo Nho cũng coi nhân nghĩa là hạt nhân tư tưởng của mình.
Khi nói về chữ Tâm, nhiều người thường tách bạch “Tâm” và “Trí”. Thực ra trong  mỗi người, Tâm và Trí là một sự thống nhất hài hoà không thể tách rời “tuy hai mà một”, đều là hoạt động tâm lí và có vai trò điều khiển hành động. Nếu như có mối quan hệ “Tâm-Trí” thì Trí tuệ là gốc chứ không phải Tâm là gốc như nhiều người ngộ nhận. Nếu người ta không nhìn thấy nhau, không hiểu nhau thì làm sao yêu nhau được? Nhận xét một người “có trí tuệ nhưng không có tâm” rõ ràng không thoả đáng, phải nói là người đó có vấn đề về trí tuệ thì mới đúng: tất cả những ai không có Tâm đều không có trí. Đạo Phật có khái niệm “giác ngộ” và gốc của giác ngộ là trí tuệ: những kẻ tàn ác, vô cảm, bất nhân dù tài giỏi đến mấy cũng là bất trí, u mê. Đó là minh triết của nhân loại đã được thừa nhận.
Một ngộ nhận nữa là khi nói về chữ Tâm, người ta thường nhấn mạnh ở khía cạnh “thương”, “yêu thương”, “cảm thương” mà coi nhẹ, bỏ qua yếu tố “ghét”, “căm ghét”, “phẫn nộ”.... Người không ghét cái xấu, không căm thù cái bất nhân thì sao có thể gọi là có Tâm được? Một nhà thơ nổi tiếng đã viết : “Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương”.

Cũng là lòng...
(Nguồn internet)

Trước sự suy thoái về đạo đức xã hội, nói như tác giả Hoài Phương là chữ Tâm “có vấn đề”, nhiều người đã đưa ra những giải pháp khác nhau. Việc đưa nội dung giáo dục chữ Tâm
vào chương trình giáo dục, rồi cấp bằng chữ Tâm… xem ra chỉ là ảo tưởng.
Nhiều người hễ thấy xã hội có những biểu hiện tiêu cực gì là nghĩ ngay đến việc đưa nội dung ấy vào nhà trường. Nếu cứ đà này, chương trình giáo dục phổ thông sẽ trở nên quá nặng nề đến mức phải kéo dài thời gian học lên gấp đôi, gấp ba cũng chưa xong và không có một sự đảm bảo nào về mặt hiệu quả. Đó chẳng qua là một biểu hiện của sự bế tắc.
Nhà trường chỉ là một phần của xã hội, việc học ở trường chỉ trang bị được những kiến thức cơ bản có tính định hướng, chủ yếu là người ta học và trưởng thành từ “trường đời”. Sự đánh giá về hạnh kiểm đối với học sinh được phản ánh thông qua những nhận xét trong học bạ chỉ là một kết quả từ góc nhìn ở các mối quan hệ trong  nhà trường, nên không thể đầy đủ và chính xác.
Một nhà triết học nổi tiếng đã viết: “Bản chất của con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Thước đo đạo đức, chữ Tâm của con người phải xét từ mọi mối quan hệ xã hội mà con người tham gia. Vì vậy, muốn đánh giá, điều chỉnh về mặt đạo đức của con người, phải bắt nguồn từ các mối quan hệ xã hội, qui luật của cuộc sống chứ không phải từ nhà trường.
Có nhiều cách để điều chỉnh hành vi đạo đức của con người (xây dựng chữ Tâm): như nêu gương, tuyên truyền vận động, thuyết phục, giải thích, tạo dư luận ủng hộ cái tốt, phê phán cái xấu….Những việc ấy là rất cần thiết và đáng quí nhưng quan trọng và có tính quyết định nhất là điều chỉnh bằng pháp luật. Xin đừng nghĩ pháp luật là một cái gì đó lạnh lùng, cứng rắn hay “vô tình”.
Bản chất của pháp luật là một khế ước xã hội, được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc đạo đức, pháp lí phổ biến nhằm đảm bảo cho một xã hội công bằng, ổn định, bền vững. Pháp luật qui định những hành vi không được làm và những hình phạt tương ứng đã được xã hội thừa nhận và phổ biến rộng rãi, nhằm ngăn chặn, triệt tiêu những hành vi phương hại đến con người, đến cộng đồng.
Hệ thống qui phạm pháp luật cũng không phải là một cái “khuôn” cứng nhắc, cố định mà luôn được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Như vậy, cái gốc của pháp luật là tình người, là cái Tâm, là đạo lí, nhân nghĩa. Cho nên, một khi xã hội  có vấn đề về chữ Tâm, cái cần xem xét đầu tiên là hệ thống các qui phạm pháp luật và các cơ quan, nhân viên hành pháp. Xin nêu một ví dụ: ở Singapore, ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng rất cao, đường phố sạch tinh, không ai vô ý xả rác, vứt tàn thuốc lá…bởi vì họ đã qui định rất rõ những hình thức trừng phạt nghiêm khắc với bất kì ai có những hành vi làm tổn hại đến môi trường, vệ sinh.
Bài học chống tham nhũng thành công của Singapore do ông Lý Quang Diệu đề ra cũng rất đáng suy ngẫm: tăng lương công chức, cải tổ bộ máy hành pháp, trừng phạt nghiêm khắc, công bằng đối với mọi hành vi tham nhũng chứ không phải là đưa nội dung chống tham nhũng vào nhà trường từ bậc tiểu học hay đi nói với những “quan tham” rằng: tham nhũng là xấu, là “phi đạo đức”. Pháp luật chính là nền tảng quan trọng nhất để xây dựng đạo đức xã hội, là miếng đất ươm mầm cho cái cây đạo đức đơm hoa kết trái.        
Người Việt vốn duy tình, trọng tình, trọng trực quan nên không tránh khỏi những ngộ nhận. Nhiều người rất ca ngợi việc một doanh nghiệp bỏ ra hàng trăm triệu đồng để làm từ thiện, nhưng lại bỏ qua những yếu tố khác như : doanh thu, tình trạng đóng thuế, giá cả, chất lượng các sản phẩm của công ty đó, rồi công ty đó có gây ô nhiễm môi trường hay không, mục đích thực sự của việc từ thiện ấy… Đây là một cản trở rất lớn cho quá trình xây dựng nền pháp chế.
Trước khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” của nước ta, một người nước ngoài ngạc nhiên: Tại sao lại thế? Phải coi pháp luật như không khí để thở thì mới đúng. Lại vòng về vấn đề ý thức của người dân, vấn đề nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật, nâng cao dân trí. Đó là con đường đúng đắn để ổn định và phát triển đất nước. Thực tiễn hàng ngàn năm của lịch sử nhân loại đã cho thấy: quốc gia nào pháp luật được tôn trọng thì thịnh, quốc gia nào pháp luật bị khinh nhờn thì tất suy.

...và là tim...
(Nguồn internet)
Lời Chúa dạy:“Những cái gì từ miệng nói ra là phát xuất tự lòng. Chính những cái ấy mới làm cho con người ra ô uế.”
Chữ “Tâm” cũng là “Lòng” trong con người tuy không nhìn thấy; nhưng nó rất quan trọng, vì nó nói lên tư cách của một người. Một tác giả đã suy tư như sau đây, để bạn và tôi cùng nghiệm xét:
1- Tâm mà lệch lạc, thì cuộc sống nghiêng ngả đảo điên.
2- Tâm mà gian dối, thì cuộc sống bất an.
3- Tâm mà ghen ghét thì cuộc sống hận thù..
4- Tâm mà đố kỵ, thì cuộc sống mất vui.
5- Tâm mà tham lam, thì cuộc sống dối trá.
Tôi để Tâm hay Lòng ra trên ngũ quan và tứ chi để yêu thương:
1- Đặt Tâm trên mắt để nhìn thấy nỗi khổ của tha nhân.
2- Đặt Tâm trên miệng để nói lên lời an ủi với người bất hạnh.
3- Đặt Tâm trên tai để nghe lời than trách, góp ý của người khác.
4- Đặt Tâm trên vai để biết gánh vác và và chia sẻ với anh em.
5- Đặt Tâm trên tay để làm việc, cộng tác, giúp đỡ người khác.
6- Đặt Tâm trên chân để mau mắn chạy đến người cùng khổ.
Thân xác không có Tim thì thân xác Chết, làm mgười không có Tâm, thì  cuộc sống chỉ có hận thù và là mối nguy hiểm cho mọi người.
* Một phút suy tư: Con người trong sạch do Tâm, mà dơ bẩn cũng do Tâm. Tâm nâng đỡ con người lên, cũng chính tâm hạ thấp con người xuống. Như vậy, bạn và tôi cần:
 - Giữ Tâm lắng trong, yên lặng, an tĩnh, không ô nhiễm, tham lam.
 - Tôi giữ Tâm không sân hận, si mê, tham dục, không ý nghĩ đê hèn.
- Tâm tôi không ganh tỵ, trong sạch, như mặt gương được chùi bóng.
   Khi thực hành những điều trên, giúp Tâm tôi được thay đổi:
-Tôi bình tĩnh, an vui trước mọi cơn thịnh nộ, xấu xa của kẻ khác.
-Tôi lấy cái tốt đáp lại cái xấu, lấy từ bi, độ lương đối lại hung ác.
-Tôi lấy lòng nhân ái và hoan hỉ đáp lại sự hung bạo và đê hèn .
 * Lời Chúa sẽ trở thành sức mạnh vô cùng cho tôi, để dập tắt những tật xấu đang ngủ ngầm trong Tâm tôi như: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương…,không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy gian ác… 
(Nguồn trích là khá nhiều, nên không dẫn, mong các bác đại xá, đừng kiện tụng gì vất vả lắm, chẳng khác gì kiện tụng, tranh chấp đất đai đâu)
Hôm trước, ở Điện Biên, mình nghe con em nói câu chuyện về một cậu thích quảng bá " cái gọi là tâm", hôm nay đọc đơn của một ái nữ, mình mới thấy đời toàn là chuyện hão huyền từ " cái gọi là tâm" ấy.
Đéo gì, sao cũng lắm cậu thích oai, dưng mà lại chuyên mượn danh người khác để oai, không chịu tự mình làm nên cái oai ấy, chẳng khác gì trong câu chuyện ngụ ngôn khỉ mượn oai hổ.
Đời thấy chán kinh!!! Mượn lại câu của em Vương Lê, về thôi không tí nữa là tắc kinh...

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Xã hội hóa

Mình đi viết, lâu nay thấy có cụm từ liên tục xuất hiện. Đại loại là cái gì đó mà nhà nước khó làm thì phải dùng tới nó.
" Xã hội hóa.."
Thế là phong trào "Xã hội hóa" bùng nổ, đó là: Xã hội hóa giao thông, giáo dục, y tế...rồi xã hội hóa xây dựng nông thôn mới, xã hội hóa xây nhà trẻ, xã hội hóa xây bệnh viện...
Dưng trưa nay bắt được trong xứ nét cái loại "Xã hội hóa trách nhiệm" thì mới thấy hết cười đến khóc.
Tỷ dụ như, anh giao thông thi công đường ẩu, làm cho người tham gia giao thông tử nạn. Trách nhiệm qui ai? Xã hội hóa trách nhiệm là xong.
Chị bụng chửa vượt mặt vào đẻ trong bệnh viện, lúc sau chết cả đôi, trách nhiệm qui ai? Xã hội hóa trách nhiệm là xong!
Anh ngân hàng có cọc rút tiền, người vào rút bị điện giật chết, qui trách nhiệm cho ai? Xã hội hóa trách nhiệm là xong!....
Mỗi ngày có khoảng trên dưới 3 chục người sáng đi ra đường, tối không trở về nhà, bởi chết ngoài đường do tai nạn giao thông. Qui cho ai? Cứ xã hội hóa các chức năng, nhiệm vụ là ra đầy đủ các ban ngành liên quan đến cái chết của mấy chục vị này. Thế là cuối cùng, mỗi ngành chịu một tí, trong mỗi ngành thì mỗi người lại chia sẻ một tí, gọi là chia sẻ trách nhiệm....hahaha...chán ngắc nga, ngắc ngư....

Trách nhiệm thuộc về ai mà lăn đùng ra đường dư này?

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Nắng nóng ung thủ


Nắng cũng phải đứng mà chờ...


Trong khi cư dân trong và ngoài quốc doanh đang hào hứng bàn tán về mấy anh em nhà Vi na lai, Vi na xin, Vi na cho, Vi na tặng..., cùng với đó là vườn cây của con cậu Quyến ở Ninh Giang, rồi thì là hàng trăm cây sưa bị đốn, tỉ phú nhà quê mua Phan Tôm, Phan Tép hàng chục tỷ, không biết tiền đâu mà lắm thế.
Mình nghĩ bụng, tiền đâu mà lắm thế, có thế mà cũng phải hỏi. Không học à mà phải hỏi dững câu ngớ ngẩn dư vậy. Nhìn vào tờ tiền là sẽ thấy dòng chữ: Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Trong giáo trình Luật tài chính, Luật ngân hàng cũng đều có giải thích rõ cả, vậy mà cứ thấy ai nhều tiền là hỏi tiền ở đâu ra? Chán kinh!
Tuy nhiên, từ đầu mùa nắng tới giờ, nhiệt độ ngoài giời thường xuyên là trên băm, có lúc vượt băm chín. Người đi ngoài đường say nắng hơn say rượu.
Kỳ lạ thay, trên các đường phố rất ít cây xanh, nhất là tại các ngã ba, tư, năm, sáu, bảy...chờ đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng, hiếm có cái cây nào to, cao che nắng. Rồi dững khúc cầu vượt nắng chói chang, cây cũng không mà mái che cũng không, khiến khách đi đường nhao nhược phát điên, phát rồ vì nắng nóng.
Kỳ lạ thay, đánh rơi tõm một cái hàng trăm nghìn tỷ chẳng tiếc, lại tiếc mấy cái cây giồng ở nơi chờ đèn xanh, đèn đỏ cho dân đỡ say nắng, cảm nắng, tiếc dững cây trồng bên ở dững cây cầu vượt cho bộ hành đỡ nóng phát điên.
Kỳ lạ thay có dững khu vườn nhà đánh được hẳn cây to cả vòng tay người ôm giá hàng tỷ đồng về giồng mà vẫn sống, cớ gì không giồng được những cây như thế ở ngã ba, tư, năm, sáu, bảy...cho dân đỡ nhược người.
Kỳ lạ thay, một trụ sở của ngành quản lý hành chính về giao thông đề xuất xây cả trên chục nghìn tỷ cho số ít con người đi ra, đi vào là chính, mà lại không dám bỏ ra chút đỉnh làm đường giao thông ra đồng, trồng cái cây cổ thụ có bóng mát ngoài đồng cho người dân tránh nắng nóng khi còng lưng nhặt từng hạt thóc, có dững hạt để đóng thuế nuôi bộ máy hành chính, trong đó có dững người làm ở Bộ Giao Thông.
Kỳ lạ thay, nếu tính ra chi phí cho giồng cây cổ thụ tạo bóng mát ở các đường phố sẽ chẳng đáng bao nhiêu so với anh em nhà Vi na đánh mất nhưng nhiều bộ, nhiều ngành họp chán tính vẫn không ra.
Không kỳ lạ chút nào khi hôm trước, nghe Tây đồn trong xứ Quảng (Bình hoặc Trị gì đó) có bà cụ đi chân trần trên cát dưới cái nắng 39, 40 độ xê ngã gục, chết, đen thui cả người...

Ác thú



Dững ác thú của...



 ...kiến


Loài kiến đưa ra kết luận sau, dững giống vật được coi là ác thú:
- Gà, cóc, thạch sùng, tắc kè, chim chóc...
Còn giống vật hiền từ dễ thương là:
- Hổ, báo, sư tử...

Chào

Sáng nay bật VTV2 lên thấy đang tường thuật trực tiếp cái gì đó, rất đông và ồn ào.
Nhìn kỹ, thấy bác Tư đứng bắt tay trao một cái khung hình chữ nhật cho đám đông trên sân khấu.
Một lúc sau mới vỡ nhẽ, bác trao danh hiệu nghệ sĩ ưu tú cho các văn nghệ sỹ trên mọi miền đất nước.
Chỉ buồn cười cái sự chào của các anh chị nghệ sỹ ưu tú trước mặt bác Tư.
Có anh tóc dài như đuôi bò, vắt sang hai bên, đóng bộ vét cứng ngắc, tiến đến cách bác Tư nửa mét cúi gập người xuống chào, dư kiểu con bổ củi, nom hài vãi đái!
Có anh gập người từ rất xa, phải đến một mét cách chỗ bác Tư đứng.


Có anh đến gần bác Tư gập hẳn người và đầu xuống, để đến nỗi bác Tư chìa tay ra bắt động viên mãi không thấy tay anh nghệ sỹ đâu, bởi tay còn đang làm chức năng giữ thăng bằng cho chân và đầu. Lúc ấy, đầu của nghệ sỹ ưu tú xuống thấp ngang với đít.
Lại có chị, vận áo dài bước đi như người mẫu trình diễn thời trang, lướt gần đến bác Tư, nghiêng đầu, vẹo sườn chào bác, đéo hiểu chị này chào kiểu nước gì, ngành gì. Mình đoán chị này công tác ở Hội nghệ sỹ múa.
Có chị đến gần bác Tư, đầu hơi cúi, tay phải đặt lên ti trái, nghiêng một bên người, ôi chao ôi, chào nhận danh hiệu mà cứ dư cảm ơn khán giả sau biểu diễn, cười rung rốn.
Lại nữa, có chị ra nhận danh hiệu, bác Tư đưa tay ra bắt, chị cứ hai tay tóm một tay của bác, mắt nhìn bác tư đăm đắm, mặc bác đã quay ra phía trước cho cánh phó nháy bấm máy. Đến lúc tỉnh ra để còn có tí hình về treo ở nhà thì hết lượt, đến người khác. Rõ chán...
Còn có anh lúc ra chẳng thấy có hiện tượng chào, lúc cầm danh hiệu rồi tự dựng khom hết cả lưng, đi giật lùi trước mặt bác Tư. Hahaha...
Có lẽ sướng nhất là mấy anh, chị làm nghệ thuật bên ngành lực lượng vũ trang. Quần áo, quân hàm, quân hiệu chỉnh tề, bước đĩnh đạc đến bên bác Tư, giơ tay chào kiểu nhà binh, thế là xong, ngon lành canh nhất. 
Trong đó, mình thấy chú Vũ Tự Long chèo- Táo Thoát nước- Táo Xã hội- các loại táo, chào bác Tư nghiêm trang, người thẳng nhất, dư cây chuối...

Giao thông và cái sự phạt

Nhà mình ở gần một cái cầu, tên là cầu Săn Máu, bắc qua một con suối, tên là Suối Máu. Kinh lên được, toàn tiết với máu, nghe đã thấy tanh và đỏ lòm lòm.
Cái đoạn này, khi xưa người đi đường rẽ thoải mái để sang phường Trảng Dài, dưng do đường hẹp, lượng người đông, bi giờ ngành có thẩm quyền rào lại bằng rải phân cách, muốn rẽ, phải đi quá lên gần nửa cây số nữa mới được. Tổng cộng cả thảy muốn từ bên này đường sang bên kia đường, mặt đường rộng 11 mét, dân ta mất mẹ nó gần cây số đi vòng.
Thế là sáng kiến của nhân dân nảy ra, muốn về nhà nhanh, rẽ trước, đi ngược chiều, trái đường, dưng mà tiết kiệm xăng và gần hơn rất nhiều, chỉ dăm chục mét.
Lâu dần người này bắt chước người kia, thế là hàng đoàn, hàng lũ kéo nhau đi sai đường.
Có lần mình đi từ Trảng Dài ra, gặp một anh đi ngược chiều, phóng rõ nhanh, mình vội đánh tay lái ra giữa đường, hú vía vì cùng chiều không có xe nào. Anh đi ngược chiều quay lại chửi: Mẹ mày, đi thế à.
Mình đéo hiểu phải đi thế nào nữa, rõ là mình đi chậm, bên phải đường mà vẫn ăn chửi. Thôi thì xứ mình nó vậy, đọc trên báo quốc doanh, ngày nào chả có hai ba vụ án mạng vì giao thông, hãi ướt đũng quần. Đành ngậm ngùi đi thẳng.
Chỗ đó, có hôm thấy mấy anh cảnh sát áo xanh, đi cái xe máy trăng trắng, dán trên thân xe dòng chữ CSTT.
Thế là bữa đó vô số chú bị tóm và ăn phạt.
Có bữa, hẳn một xe cảnh sát giao thông to đuỳnh, chất xe vi phạm hàng đống, cùng bốn năm anh cả xanh cả vàng, bên cạnh một con phân khối lớn cũng màu trắng, đèn ngoáy loạn xị ngậu...các anh đang tích cực vợt đám người đi ngược chiều sang bên kia cầu Săn Máu.
Tưởng có cảnh sát, có sự xử lý, phạt tiền thì sẽ không ai dám đi ngược chiều, dưng cơ mà vẫn vậy.
Lý do là sau khi bị hít còi, bị lập biên bản, bị xử lý, thu giấy tờ xe, xe thì vẫn còn, thế là dân ta lại cưỡi xe đi nốt đoạn một chiều để sang cầu Săn Máu.
Đúng là không có cái sự phạt nào như cái sự phạt ở nước mình.
Phạt xong vẫn ngang nhiên vi phạm.
Người phạt không nhắc nhở, bắt thực hiện đúng qui định của pháp luật.
Người bị phạt thì cho rằng, đằng đéo nào tao cũng vừa bị phạt, ký biên bản xong lại tiếp tục thực hiện hành vi vừa vi phạm, vì còn mấy chục mét nữa thôi chứ mấy.
Mình nghĩ, cảnh sát nên đứng đó, hướng dẫn người tham gia giao thông thực hiện đúng việc qui định đi sang đường theo biển báo đã cắm. Trường hợp bị xử phạt vẫn bắt buộc phải quay lại, cho dù chỉ còn vài mét đường nữa mà vẫn nằm trong phạm vi vi phạm luật cũng không được đi.
Hóa ra, đâu cũng vậy cả. Thằng em cùng quê lái tắc xi, bị bắt khi đi vào giờ cấm ở Hoàng Hoa Thám- Hà Nội. Ký biên bản xong, nó ngồi tót lên xe bẩu mình đi.
Mình nói nó quay lại, nó bảo: - Chúng nó vừa phạt rồi cần gì phải quay lại. Nó cứ thế phi cả mấy trăm mét đường từ Công viên Bách Thảo ra ngã tư Phan Đình Phùng- Hùng Vương- Hoàng Hoa Thám...mà chẳng chú nào nhắc nhở nữa.
Thế nên, cái sự phạt giao thông ở mình chỉ là cái sự phạt thuần túy, chẳng có giáo dục, thuyết phục được ai là mấy. Đến nỗi bị phạt riết thành quen cảnh sát giao thông, từ quen ít đến quen nhiều và còn xin hộ người khác thoát phạt.
Ngược chiều thành xuôi chiều
(Nguồn internet)













Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Vượt qua chính mình

Hôm nay, buổi sáng mở mail, đã thấy nằm chềnh ềnh kết luận của Công an về vụ Hoàng Khương báo Tuổi Trẻ do một đồng nghiệp gửi cho.
Đọc kết luận càng thấy buồn cho đồng chí quốc doanh này.
Các cụ bẩu: Không có lửa làm sao có khói?
Nếu trong sáng, công tâm sao phải hệ lụy đến nỗi nằm khám Chí Hòa mấy tháng giời?
Tuổi Trẻ phản kháng yếu ớt. Vẫn chỉ là mấy chứng cứ cũ đưa ra.
Các quốc doanh khác đưa tin cầm chừng.
Không còn mạnh mẽ dư ngày đầu Khương bị tạm giam.
Ngoài quốc doanh cũng im hơi lặng tiếng. Chẳng thấy cậu nào cất lên một tiếng.
Thấy buồn cho cái sự nổ của một số bác ngoài quốc doanh, nổ đến như Vinh, như Diện là cùng, để rồi mang tiếng cầm tiền hỗ trợ cho nhà bác Vươn lờ đờ không chịu chuyển.
Sao vậy nhỉ? Mình đéo hiểu được nữa, sao mấy cái đồng chí này cứ thích làm người nổi tiếng rồi chuyển sang người mang tiếng???
Mình nhớ câu của nhà báo Thái Duy: " Cần vượt qua được chính bản thân mình là cái khó khăn nhất của một phóng viên, mặc dù có rất nhiều khó khăn trên đời..."
Không ai chịu sống qua kinh nghiệm của người đi trước, lại cứ thích bằng kinh nghiệm của chính mình, thích tự mình rút ra điều phải làm. Có khi phải ân hận và trả giá bằng cả cuộc đời, mà cuộc đời thì ngắn ngủi.

Ma sói

Mình đau đầu, nằm xem phim trên kênh Cinemax, tất nhiên là rất nhiều phim hay. Nhiều khi không xem ngay từ đầu, giữa phim, gần hết phim mới bật lên xem mà vẫn thấy hấp dẫn. Chẳng dư phim của nhà mình, xem không nổi, buồn chán, nhảm nhí vô cùng. Phim thì xem không khác gì kịch, kịch thì không khác gì trò hề, trò hề lại chẳng buồn cười...đâm ra tuyệt đối không bao giờ động đến phim nhà.
Thật đúng dư là cái bác thiên tài thơ bẩm sinh đã từng bẩu: - "Ngồi buồn cởi cúc coi chim, còn hơn vào rạp xem phim nước mình..."
Nằm xem xong cái phim ma sói, đoạn kết có câu: " Người ta chỉ kết tội khi giết một con người, không ai kết tội giết một ác thú. Nhưng khi nào là bắt đầu của loài này và kết thúc của loài kia?"
Chao ôi, cuộc đời sao buồn dữ vậy ta???

Giết hiền thú

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Trường ơi...

                                                             
Mình vừa về quê tháng tư rồi, chạy xe một mạch xuống trường cũ, nơi tuổi thơ, tuổi học trò nằm lại cách đây gần 30 chục năm, mới đó thôi mà đã quá nửa kiếp người.
Cái cổng này không dư ngày xưa đón mình vào lớp 1, nó đã bị đập
vỡ tan và thay bằng hình hài khác hoàn toàn



Tất cả đã đổi khác, một khung cảnh tan hoang, điêu tàn, thay vào đó là hai dãy nhà xây dư lô cốt, một cái rãnh xẻ giữa trường làm ranh giới giữa cấp 1 và cấp 2, hậu quả của thứ tư duy trì trệ mà ngành giáo dục mãi không thoát nổi, không tự cải cách được mình.
Mình đã đứng chết lặng bên cái hồ ngày xưa tuyệt đẹp giữa trường. Giờ nó như cái ao tù cho trâu đằm giữa hai hiệp cày.
Tất cả dư cuốn phim chạy qua mắt mình…
Ngày xưa, trường nằm giữa khu đất mênh mông, bao quanh nó là rặng phi lao cổ thụ quanh năm vi vu trong gió, mỗi lần đi đâu xa, chỉ nhìn thấy một rừng phi lao xanh đậm ở phía trước là biết chuẩn bị được trở về nhà mình.
Nhà ở cho giáo viên tường làm bằng đất dẻo quánh như kẹo kéo, vách trát bằng rơm nhào với bùn hoa múc từ dưới đáy hồ lên, mái lợp rạ dày lên hàng mấy chục phân, mùa hạ mát lạnh. Năm thành viên của gia đình mình được ưu tiên hai gian, ngôi nhà trông ra mặt hồ quanh năm đầy nước. Dững đêm trăng sáng, nhìn thấy từng đàn cá lượn lờ kiếm ăn, gặp động chúng chìm nhanh làm ánh trăng vỡ vụn như dát vàng trên mặt hồ.
Mùa hạ về, bão tố như muốn thử sự kiên cố của của những gian nhà tranh đắp vách đất.
Các cô, chú chặt tre chằng lên mái nhà, chặt phi lao chống vào tường đất. Bão về thật rồi, những trận mưa ào ạt như đổ nước xuống đất, và gió giật nghiêng ngả hàng phi lao, dững cành lá không thể chịu được sức giật của gió đã gục ngã, cành nứt toác, lủng liểng trên cao đung đưa… Mẹ cõng mình lên trú trên dãy lớp học đã được xây từ mấy chục năm về trước. Chẳng biết nó có chịu được sức gió giật cấp 11 không, dưng vì người ta vẫn nghĩ nhà xây chắc hơn nhà đất. Một tay mẹ xách túi đồ, một tay giữ mình trên lưng trong gió gào thét điên cuồng. Mình vòng tay ôm chặt cổ mẹ, mắt nhắm nghiền vì nước mưa quất thẳng vào mặt rát ràn rạt.
Ngày xưa, mỗi năm miền Bắc phải hứng chịu không dưới chục cơn bão. Nhà đổ, cây đổ, bưởi, nhãn thi nhau rụng ngoài sân, ngoài vườn, dưng hình như hàng phi lao bao bọc quanh trường đã che chắn sức tàn phá kinh hoàng của gió bão nên cây cối, nhà cửa trong trường vẫn bình yên bất ngờ. Bao năm rồi, mình vẫn nhớ như in tiếng người phát thanh viên trên Đài tiếng nói Việt Nam đọc bản tin cơn bão khẩn cấp.
Bão tan sau khi chuyển đủ bốn hướng gió, vòng quanh trường, phi lao, nhãn, xà cừ nằm ngổn ngang, mọi người lục tục về nhà dọn dẹp, bọn trẻ con chúng mình thi nhau chạy ra sân trường kéo cành gãy về làm củi. Rất nhiều chú bọ ngựa cánh dài xanh có, nâu có còn bám chắc trên dững cành cây gãy, chúng rương đôi mắt gan lỳ và giơ chiếc càng đầy răng cưa ra dọa bọn mình.
Nước trong hồ đầy ắp, cá, tôm thi nhau vào búng cạnh bờ. Bố rửa chân dưới cầu ao đá, bắt được một ả cá chép đang vật đẻ bên khóm bèo tây, bụng tròn xoe toàn trứng.
Năm mình vào lớp một, dững cây nhãn, xà cừ trên sân trường đã bóng nhẫy vết tay, vết chân của tuổi học trò nghịch ngợm, chẳng có trò gì thích hơn bằng rủ nhau trèo lên cây đạp nhau như loài khỉ, trường cấm dưng bọn mình vẫn trốn ra rặng cây ngoài bờ mương để chơi…  những cái đầu vàng hoe vì nắng hạ, những bàn chân mốc thếch vì quanh năm đi đất, áo quần bê bết đất và mực, khăn quàng  ngả màu bạc trắng…
Trăng chiều nơi trường cũ,
chỉ còn thấp thoáng vài bóng xà cừ 

Mùa xuân, ngôi trường ngập trong hương nhãn và tiếng ong mật, nắng bừng lên sau bao ngày đông giá rét, hoa nhãn bung ra, trắng xóa mặt đường đi. Tết qua lúc nào chẳng biết, chỉ thấy nuối tiếc của mùi thuốc pháo, mùi bánh chưng và dững ngày không phải ôm sách đi học…

Giờ đây, trường mình, nơi một quãng dài tuổi thơ nằm lại, chẳng còn giống ngày xưa, chỉ còn trong ký ức xa xôi, những âm thanh của tuổi thơ không bao giờ mất đi đâu được, bây giờ tan hoang, tất cả đã thay đổi đến không ngờ…và mình bất chợt hiểu ra, vì sao bây giờ học sinh chửi thầy cô nhiều đến vậy, vì sao học trò bỏ học, sẵn sàng cầm dao đâm chết bạn cùng lớp vì dững lý do cỏn con, không đâu. Vì sao nữ học sinh mới đến cấp hai đã biết tụt quần áo nhau ra giữa đường phang nhau chí tử rồi đưa nhau lên mạng xem một cách thích thú…

Mình nhớ đến thằng bạn thân hồi học thời cấp 1, tên Dũng, giờ làm giảng viên một trường quân đội, mỗi lần gặp nhau, nó kể về trường cũ một cách say sưa không bao giờ chán với dững kỷ niệm ngọt ngào, bao hình ảnh về mái trường thân yêu năm xưa theo nó cả vào trong giấc ngủ bên chiến hào. Nhìn gương mặt nó nhăn lại, đau đớn khi nhắc đến hình ảnh tang thương của ngôi trường Bắc Sơn bây giờ, mắt nó rưng rưng chực khóc, mình cũng thấy cay cay trong sống mũi…








Hà Nội ...mùa đông

Chiều ấy gió đông bắc về, mình ngồi trên tầng 4 ở Láng Thượng
vậy mà đã 4 năm rồi....



Tháng 11, Hà Nội vào đông thật rồi. Cái rét của Hà Nội ngọt ngào, không buồn buồn, ẩm ướt như quê nhà. Những con đường đi mãi không thấy chán, những ngõ phố uốn quanh mình những khu tập thể thơm mùi bếp núc.
Tôi bất giác gọi thầm thương yêu, thương yêu ơi…Có một chút buồn và nhớ mơ hồ về quê hương, về những cánh đồng mùa đông một gam trầm màu nâu, về những con đường ngập tràn hoa đồng nội gắn bó với tuổi thơ chúng mình.
Mùa đông năm ấy tôi là một cậu bé nhà quê chập chững bước vào giảng đường đại học, những A6, A7, A8, A9 thân quen, những cây xà cừ già nua trụi lá vì gió đông. Bao quả xà cừ thi nhau rụng lăn tròn trên sân ký túc.
Không đi hết chặng đường của nghiệp làm thầy, tôi rời xa nơi ấy bước vào cuộc mưu sinh mà không biết bao lần đứng trên vách cheo leo của vực thẳm, chỉ buông tay là xuống tận cùng địa ngục. Xa rời nơi ấy, ước mơ của bao gã nhà quê chân đất được ngồi ghế giảng đường, nơi đô thị phồn hoa, có biết đâu rằng chục năm sau em cũng ở đây, em tung tăng giữa bao bạn bè thời sinh viên sư phạm, những ước mơ giản dị chân thật của tuổi giảng đường em lại viết tiếp cho tôi. Em có nhìn thấy hàng bằng lăng hoa tím ngát, hàng điệp vàng lao xao trước cầu thang ký túc, những hàng cây mà bọn tôi đã trồng sau cái tết thứ hai của đời sinh viên sư phạm. Tôi đã tưởng tượng ra dáng em mỗi ngày từ ký túc cắp sách lên giảng đường,  thấy em trên ban công ký túc mỗi chiều buồn nhìn về nơi quê nhà…Đông đầu tiên của cuộc sống sinh viên em không được rúc đầu vào lòng mẹ, tôi đã tưởng tượng ra em… và chợt hiểu tại sao yêu cái lạnh và sự cô đơn như hoài vọng của những giấc mơ.
Bây giờ mùa đông Hà Nội cũng khác mùa đông ngày xưa, chỉ nỗi nhớ vẫn còn là vĩnh viễn. Mùa đông lá vẫn rải đều trên những con đường vắng lá đậu trên mái tóc buồn thướt tha của người con gái. Tiết đông Hà Nội dễ buồn, dễ nhớ, dễ làm lòng xao xác. Ngày xưa từng đạp xe mải mê trong gió đông trên phố Hà Nội, nghe gió lùa vào tận chân tóc mới cảm nhận nét hoang sơ dịu dàng ẩn chứa trong mùa đông Hà Nội. Ngày ấy em ở đâu để mãi đến đông này tôi mới tìm thấy em…
Trong mênh mông thương nhớ giữa mùa đông, tôi đã về bên em trong câu hát dịu dàng, dịu dàng:
Ta vẫn chờ em trong bao la đồi nương
Trong mênh mông chiều sương
Giữa thu vàng bên đồi sim trái chín
Một mình ta ngồi khóc tuổi thơ bay
Thời gian nào trôi bồng bềnh trên phận người
Biệt ly nào không muộn phiền trên dấu môi
Mùa vàng lên biêng biếc bóng chiều rơi
Nhạc hoài mong ta hát vì xa người.



Chuyện dở hơi

Đây là câu chuyện về bốn người, họ lần lượt tên là:
Mọi Người.
Một Người Nào Đó.
Bất Kỳ Người Nào.
Không Người Nào.
Có một công việc quan trọng cần phải thực hiện và Mọi Người đều chắc rằng Một Người Nào Đó sẽ phải làm.
Bất Kỳ Người Nào cũng đều có thể đã làm nó nhưng Không Người Nào làm.
Một Người Nào Đó tức giận bởi vì đó là công việc của Mọi Người.
Còn Mọi Người lại nghĩ rằng Bất Kỳ Người Nào cũng có thể làm điều ấy nhưng Không Người Nào nhận ra rằng mọi người sẽ không làm điều đó.
Kết cục là Mọi Người đổ lỗi cho Một Người Nào Đó khi mà Không Người Nào chịu làm những gì mà Bất Kỳ Người Nào cũng đã có thể làm.
Nếu câu chuyện khó hiểu thì bạn hãy đọc lại, vẫn chưa hiểu thì bạn hãy quên nó đi và tự kết luận rằng đó không phải là việc của mình!


Nghĩa trang

Cụ bên ông nhạc


Mình với cụ và thằng đã Tiến lại còn Hòa đi công tác miền Đông Nam bộ năm 2008. Hơn chục năm giời mới quay trở lại mảnh đất này.
Cụ bẩu, anh có ông nhạc nằm ở nghĩa trang liệt sỹ thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đợt này xong việc các chú cho anh qua thắp cho ông nén nhang.
Gớm, cụ chẳng phải xin phép thế cho lịch sự đâu, việc này là việc cần làm ngay và chẳng phải nói với mình cùng thằng đã Tiến lại còn Hòa, chúng mình nhất trí cả hai tay với lại có bao nhiêu chân cũng giơ tất.
Vẫn hàng ngũ oai nghiêm dư ngày nào


7h sáng, nắng chói chang, trời xanh lồng lộng. Cách quốc lộ 1A chừng vài trăm mét, nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Đồng Nai nằm trên sườn dốc thoai thoải của bình nguyên đất đỏ. Nắng rực rỡ làm cho dững hàng mộ thêm trắng lóa và nghĩa trang như rộng thêm hơn. Chiếc cổng và tượng đài cao sừng sững tôn vẻ uy nghi, tráng lệ của nơi bao con người yên nghỉ vĩnh hằng trong cuộc chiến tranh giữa hai miền đất nước.
Một tâm trạng khó tả trào dâng trong mình khi bước đến gần dững hàng mộ liệt sỹ. Đều tăm tắp như lúc các cụ hành quân. Một nỗi xúc cảm đến ngột ngạt chẹn trong lồng ngực. Mình nghĩ, chắc ai ở trong khung cảnh linh thiêng như thế này cũng sẽ dư mình cả thôi.

Người quê mình nằm đây


Nhưng có hàng dãy mộ liệt sỹ vô danh và dững người hy sinh trong năm tháng ngắn ngủi của chiến tranh biên giới Tây Nam như nhát dao cứa vào gan ruột người thăm viếng, những ai nằm dưới đó? Có khác bao người thường, khi bước chân ra đi các anh, các chị đều có quê quán, có tên, chiến tranh chẳng phải là cuộc chơi đùa, vô tình hay hữu ý đã cướp mất tuổi thanh xuân của bao con người nằm dưới kia. Ai đã theo khói nhang tìm được về quê hương, tìm được về với người thân của mình, còn ai, mãi tận bây giờ vẫn bơ vơ  nơi cõi thiêng? Bao nhiêu người mẹ, người vợ không thể tìm được chồng con nằm ở nơi nào? Những hàng mộ bia bằng nhau chằn chặn xếp thành những hàng dài lặng câm trong nắng chói chang khiến mình hiểu ra rằng, hình như có người đã nói đúng: “ Suy cho cùng mọi cuộc chiến tranh đều là vô nghĩa, phe nào thắng thì nhân dân đều bại”.
Mùi nhang thơm ngào ngạt bay trong nắng sớm, một cảm giác bồng bềnh mơ hồ khiến người ta như lạc vào cõi mơ. Những hàng mộ có tên, có quê quán những người đang yên nghỉ. Người ta ghi trên bia mộ năm sinh và năm ngã xuống của các anh, các chị. 1946, 1948, 1968, 1970, 1970,1975…Những con số khô khan nhưng hẳn biết nói. Đến hàng bia mộ của những người nằm xuống vào năm 1978  làm lòng thấy rưng rưng, rưng rưng. Cuộc chiến xảy ra khi đất nước vừa thống nhất được 3 năm, máu của tuổi thanh xuân lại đổ. Năm ấy, mình vừa tròn 8 tuổi. Càng day dứt hơn khi nhìn những dòng tên trên bia mộ khắc ghi dững người yên nghỉ xa quê hàng nghìn cây số, một tâm trạng khó tả khi mình bắt gặp tấm bia mộ khắc tên một người cùng quê nằm lại nơi này. Không biết, một năm có bao nhiêu người thân yêu đến thắp nhang cho họ? bao lần đến thăm nơi yên nghỉ ngàn thu… Trong mênh mang nắng và gió miền Đông Nam bộ, giữa cõi thiêng khiến người thấy nhẹ bỗng, thanh thản, hướng tới cái thiện nhiều hơn. Đâu rồi những toan tính nhỏ nhen ích kỷ, dững mưu mô hại người, những cào cấu tự cắn xé lẫn nhau vì cuộc mưu sinh…
Mình bỗng hiểu vì sao mỗi năm người ta lại rầm rập vào thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang Trường Sơn để làm một điều gì đó như  sám hối những gì tự coi là tội lỗi. Mình nghĩ nếu có cõi âm? ở nơi ấy người chết sẽ chẳng bao giờ thích đầu thai sống lại làm gì? Vì người ta hẳn là biết những người trên dương gian đang hành xử với nhau tệ bạc dư nào???
Nhìn cụ ngồi bên mộ ông nhạc trầm ngâm chờ nhang cháy hết để hóa vàng, mình bẩu thằng đã Tiến còn Hòa:
-          Đố mày biết cụ nghĩ và khấn gì?
-          Cụ khấn xin ông nhạc cho nhiều tài lộc…
Mình bẩu, mày hâm lắm, cụ nhiều tiền phết rồi, đang thiếu mỗi đực thôi, cụ đang muốn có thằng cu để ngày sau nó cũng khấn cụ dư này. Nhà cụ đang thừa gái giống nhà tao, làm bao nhiêu tiền nuôi gái hết!
Đúng là cuộc đời, chẳng biết đường nào mà lần, người thiếu, người thừa chẳng bổ trợ cho nhau…
Trong cõi không cùng hư ảo của nắng miền Đông Nam bộ mình như thấy văng vẳng đâu đây lời bài hát quen thuộc, da diết, nhớ thương, buồn đến tái tê: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi. Ôi cát bụi mệt nhoài. Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi…”



Về Tiền Giang

Cù lao Thới Sơn mơn mởn như gái 18

25 năm, mình quay lại sông Tiền, buổi chiều về trên sông, mặt trời xuống ngang cầu Rạch Miễu, cây cầu như khuông nhạc vắt ngang trời, nối đôi bờ Tiền Giang và Bến Tre lại gần nhau, nối những cù lao đơn độc gần lại nhịp sống ồn ã của thành phố Mỹ Tho.
Chiếc tàu du lịch nhỏ xinh đưa mình đi dọc bên Bờ bắc của dòng sông, ở chỗ này nó chỉ còn cách biển quãng trên dưới 100 km, sông Tiền đổ ra biển bằng ba cửa chính, đó là cửa Tiểu, cửa Trung và cửa Đại, cùng với 6 cửa nữa của Bến Tre,Trà Vinh, Sóc Trăng để người ta gọi là Cửu Long giang. Ngút tầm mắt là hàng dừa thướt tha che bóng những ngôi nhà sát ven sông, mùa lũ về, nước sông đục ngầu đỏ nặng phù sa như nước sông quê mình. Khỉ thật, cứ gặp nước, lành lạnh mình tự dưng nhớ về mùa đông ngoài ấy.

Hùng vĩ nối đôi bờ

Cầu Rạch Miễu sừng sững trước mặt, hùng vĩ và thơ mộng, dưới ánh nắng chiều càng làm nó thêm lộng lẫy như được dát vàng. Con người không phải không vĩ đại với những công trình như thế này, nhưng nếu người ta không quá kiêu ngạo  mà cho rằng mình chinh phục được thiên nhiên thì có lẽ con nước hung dữ đã không gây tai họa cho người dân miền Tây Nam bộ lam lũ, khốn khổ hàng chục năm nay.

Đại gia từ những lồng cá này đây

Dọc bờ Nam của sông Tiền, nơi tiếp giáp với Cù lao Thới Sơn là hàng trăm bè cá, cá tra và cá điêu hồng là hai loại thủy sản được nuôi nhiều ở đây. Năm nay và rất nhiều năm nữa, sự tàn khốc của thị trường tiếp tục làm điêu đứng cho các hộ nuôi cá bởi giá thức ăn tăng vùn vụt mà giá cá rớt thê thảm. Sản phẩm làm ra chẳng biết bán đi đâu, nợ nần chạy vòng quanh nhau, ông nuôi cá nợ tiền bà sản xuất thức ăn cho cá, bà sản xuất thức ăn cho cá và ông sản xuất cá thương phẩm nợ ngân hàng…cứ vòng luẩn quẩn này, nhiều đại gia cá tra, cá ba sa của miền Tây thành đại tang. Những người nuôi cá đành bỏ cá đói từng ngày và cho ăn cầm chừng chờ giá lên họ nhịn cùng cá với vẻ mặt thẫn thờ, nhìn đàn cá hồng rực dày đặc trong bè mà xót như bỏ muối vào ruột . Những con cá điêu hồng, cá tra chỉ còn biết vẫy vùng giữa dòng lũ tìm thức ăn trong cái bè chật chội.

Tang gia cũng từ những con cá này


Mặt trời xuống ngang mặt sông khiến cảnh vật trở nên u hoài, buồn bã… Một khung cảnh quen thuộc với mình cách xa đã hơn 20 năm bất ngờ hiện ra trước mắt, dừa nước… những tàu lá dịu dàng đứng bên nhau như chiếc lược khổng lồ xanh mướt, 15 tuổi giữa mênh mang nước và trời của miệt vườn Bạc Liêu, Cà Mau, không bạn, không người quen, chỉ một người ruột thịt, ngày ngày đi học dưới hàng dừa nước lâu dần thành nhớ, thành thương. Chiều nay bâng khuâng bên rặng dừa nước, nỗi nhớ chồng lên nỗi nhớ thương! Chiều buông trên sông Tiền nhớ về   “Mê công ký sự” của nghệ sỹ nhân dân Phạm Khắc, cuối của mỗi tập phim về dòng sông là những tâm sự  cõi đời, kiếp người, chỉ là phù vân để rồi cũng hóa đất, hóa nước.Tạo hóa sắp đặt vậy rồi sao cứ day dứt mãi chẳng thôi???