Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa- Trường Sa

Rất mừng vì thấy báo mình có tin này, trên mục thời sự, trang nhất, tin nóng!
Mình xin cái hình bản đồ bên nhà Bọ Lập mang về cho dẫn chứng sinh động cụ thể:


Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ


Bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của Trung Quốc được thực hiện dưới thời nhà Thanh) xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không hề bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.
Vậy là hết cãi nhé, ông bạn vàng bẩn tính!


Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Người quê mình


Bình yên quê mình


Ngày mình ở quê, cái thị trấn quê mình nhỏ xíu chỉ có 4 đường trục chính, gặp nhau ở một cái ngã tư mà người ta hay gọi là Quán Cháo. Chẳng hiểu có phải ngày xưa cả cái phố gọi là sầm uất nhất quê mình chỉ có cái quán bán cháo lót dạ, chống đói cho khách lỡ độ mỗi khi qua đây hay không mà các cụ lại đặt tên dư vậy?
Dưng cơ mà, quê mình đúng là nghèo và chậm tiến thật sự, bao nhiêu năm mà vẫn vậy, không thấy đổi thay là mấy.
Nó hầu dư vẫn giữ hình hài ngày mình 9 tuổi, được cậu về cho ngồi lên chiếc xe thống nhất đưa vào hiệu sách của huyện mua truyện.
Hơn hai mươi năm sau, mình qua thị trấn, thấy có mấy tên đường được cắm trên các cột điện, cắm lên để cho giống phố mà mãi không thành nổi phố.
Người ta vẫn hay trêu mình, mỗi khi về quê: Đường Ân Thi xe gì cũng hỏng! hahaha…Xin lỗi các bẹn, nghèo thì nghèo, quê mình giờ đường cũng hơi bị ngon rồi, không đến nỗi vậy đâu, trừ dững chỗ còn tệ hơn ngày trước.
Mình đọc thấy tên đường tuyền người quê mình, cổ có, kim có…nào là Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Huy Thông, Bùi Thị Cúc…dưng có một cái tên nghe lạ lắm, đó là: Đỗ Sỹ Họa.
Hỏi ra mới biết đó là một anh hùng mới tinh thời chống Tàu.
Mấy ngày nay, biển đang có bão, dưng vẫn nóng, nóng đang lên độ từng ngày khi mà xem thông tin trên các loại quốc doanh và blog.
Ông bạn vàng đã ngày càng thể hiện dã tâm lấn biển, cướp biển của cha ông mình, của mình, của con cháu mình…
Thêm phần hừng hực khí thế, quyết đập tan xác bọn đểu, mình xin giới thiệu tấm gương của người anh hùng quê mình năm xưa đã chống trả kiên cường bọn Tàu khựa, giữ vững biên cương Tổ quốc.
Đỗ Sĩ Họa (1946-1979), dân tộc Kinh, quê ở xã Hồng Vân, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Khi hy sinh, đồng chí là Thượng úy, Phó Đồn trưởng Đồn 209, Công an nhân dân Vũ trang tỉnh Quảng Ninh (nay là Đồn Biên phòng 15, Pò Hèn, xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh), Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đỗ Sĩ Họa đã tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, lập công xuất sắc được tặng thưởng Huân chương Chiến công, bị thương, sức khỏe giảm sút nhưng vẫn tình nguyện lên bảo vệ biên giới phía Bắc.
Ngày 17/2/1979, quân xâm lược ồ ạt tấn công, Đồn trưởng đi công tác xa. Đỗ Sĩ Họa đã khẩn trương triển khai đội hình chiến đấu theo phương án, trực tiếp phụ trách hướng chính diện.
Đồn và các chốt bị pháo và cối của địch bắn cấp tập. Ở vị trí chỉ huy, Đỗ Sĩ Họa bình tĩnh quan sát địch. Khi địch ngừng bắn pháo để bộ binh xông lên, đồng chí đã dũng cảm, mưu trí chỉ huy đơn vị bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch, diệt và làm bị thương nhiều tên.
 Phát hiện hỏa lực lợi hại của ta ở Đồi Quế, địch dùng chiến thuật biển người ào lên. Các chiến sĩ chốt trên Đồi Quế ngoan cường chiến đấu, diệt nhiều tên địch. Nhưng vì lực lượng quá chênh lệch, Đồi Quế đã bị địch chiếm giữ.
Quyết giành lại, Đỗ Sĩ Họa đã tổ chức lực lượng tấn công địch, chiếm lại được Đồi Quế. Địch vừa ào lên hết đợt này đến đợt khác, vừa kêu gọi ta đầu hàng, Đỗ Sĩ Họa trả lời: “Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết”.
Đi tới từng ụ súng, đồng chí động viên chiến sĩ quyết tâm chiến đấu bảo vệ Đồn, bảo vệ Tổ quốc. Nhìn người chỉ huy mặt bê bết máu, ánh mắt rực lửa căm thù, các chiến sĩ vô cùng xúc động, tin tưởng.
Noi gương người chỉ huy, cả đơn vị ngoan cường chiến đấu, tiêu diệt 227 tên địch, giữ vững trận địa.
Đỗ Sĩ Họa bị thương lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba cho đến lúc anh dũng hy sinh cũng không rời trận địa. Đồn 209 được đề nghị tuyên dương Đơn vị Anh hùng. Đồng chí được truy tặng cấp hàm Thượng úy và Huân chương Quân công hạng Ba. Ngày 19/12/1979, Liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu: Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam./…

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Bay vào xứ Phật

Mình đi Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, nước ở đây xanh như mực,mát lạnh.
Cây cối cũng xanh ngút tầm mắt.
Không gian thoáng đãng, hầu dư chưa bị ô nhiễm bởi con người.
Buổi trưa nắng nóng, dưng leo lên đến đỉnh thấy sảng khoái, dứt cơn mệt.Tuy vậy, bữa đó lại thấy buồn...
Giờ vẫn còn buồn...
Mình chỉ còn biết mang máy ảnh đi phang nhiệt tình, đây là sản phẩm của hôm ấy:



























Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Tiến sỹ lợn

Năm 1990, mình vào đại học, mừng kinh.
Dưng chỉ sau một học kỳ chán không tưởng nổi. Chán còn bằng vạn lần học cấp 3, bởi mình biết đã sai đường, lạc lối.
Con giai, học sư phạm, đã sư phạm lại khoa sử, kinh bỏ mịa lên được.
Mà lịch sử của mình thì ối giời ôi là giời, ai không biết, vào học sẽ biết.
Hứng được mấy tiết sử thế giới, sang sử ta ngắc lắm, không trôi, tuyền ngủ gật.
Đã thế, lớp tuyền gái, chiếm 2/3, dưng dẫu sao cũng có phần đỡ ướt hơn khoa văn.
Gớm kinh lên được. Có hôm, chiều nghỉ học, nhìn ra sân vận động phía sau A9, thấy các bẹn lớp văn 39 học giờ thể dục, lớp gần trăm đứa mà chỉ có ba thằng, lọt thỏm trong rừng gái là gái.
Hồi đó đang mốt quần bom thụng màu vàng, tím, xanh...thấy ba thằng đởn khoa văn mặc quần thụng chạy theo lũ mái hô 1,2,1,2... mà tởn hết cả người...mình nghĩ, chắc bọn này 4 năm ra trường sẽ chuyển đổi giới tính.
Lớp sử mình có trên ba chục. Số đông áp đảo là "Hoa Thanh quế", lực lượng cũng áp đảo là "Hoa Thanh giái", chơi khó kinh, đéo thân được!
Mình thi trượt một năm, học tuyền bọn 71.
Sang đến năm thứ hai, chán đến không thể theo nổi, mình đã bỏ lớp, bỏ trường. Theo chân nhau, cũng có mấy cô chú ra đi, lớp chỉ còn hơn hai chục.
Thế rồi bẵng đi gần hai mươi năm, gặp lại cái lớp xưa của mình ở đất ngàn năm văn vở, thấy các anh, chị vẫn ướt dư xưa, có điều trong bữa bia hơi vừa khai vừa lạt ở Trung Hòa, thấy nhao nhao báo công về công tác bảo vệ.
Mình đéo biết bọn này bảo vệ gì bèn hỏi con mụ béo ngồi cạnh, hóa ra là bảo vệ tiến sỹ sử học.
Hóa ra là lớp mình ngày ấy giờ đã gần hết là tiến sỹ sử học, nhều chú làm quan to rồi cũng xoay ra được cái đó, nhiều chú xoay ra được cái đó rồi lên làm quan to. Còn lại hầu hết các tiến sỹ sử học lớp mình đang gắn mông, thu chân trong các viện nghiên cứu, giảng dạy.
Mình uống ngụm bia hơi lạt mà thấy đắng ngắt! Kinh, sao mà lắm tiến sỹ với phó giáo sư sử học dư này vẫn để học sinh ngu si về sử nước nhà đến vậy?
Quay sang bảo con mụ béo, bọn này đẻ năm nào mày?
Mụ béo há mồm lấy răng cạp chặt sợi râu mực, tay dứt đánh phịch rồi giả nhời: - Tuyền 71!
Thôi thế đúng rồi, 71 là năm lợn, cho nên bọn này tuyền tiến sỹ lợn, bẩu sao, học sinh ngày càng ngu sử!



Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Thất kinh với lũ ngợm!

Không thể hiểu được khi bắt dững con vật đang được coi là tổ tiên của mình giết thịt, cái lũ ngợm này thấy sung sướng nỗi gì?
Có thể coi là đồng loại, dưng tay vẫn cầm dao cứa cổ cho phọt tiết đồng loại ra.
Rồi cũng thui, cũng chặt, cũng đun đun, nấu nấu...
Ngồi ăn thịt đồng loại không thấy tanh...
Đúng là hỏng rồi...hỏng lắm rồi, cứ mỗi ngày mở mạng ra là trên hệ thống quốc doanh không dưới chục tin về đồng loại thịt nhau, cắt thi thể nhau đem trôi sông, hay tưới xăng đốt.
Rồi đến người ngủ cùng mình mấy mươi năm còn làm thịt được nữa là...
Cho nên, mới hiểu nụ cười khoái trá của lũ ngợm kia khi trên tay cầm hai đầu lâu đồng loại.



Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Người đàn ông diện váy

(Kính tặng những anh hùng râu quặp)
Là đàn ông tức là mê rửa chén
Mơ lau nhà và háo hức lau xe
Làm đàn ông là tựa cửa đợi vợ về
Nhanh nhảu chạy ra đỡ làn, đỡ nón


Dịu dàng ngồi xuống bằng cánh tay năm ngón
Hỏi nàng xem có uống nước cam không?
Rồi bưng lên trên khay nhỏ màu hồng
Nước giải khát, khăn lau tay, xí muội


Rồi trong khi nàng chân co chân duỗi
Vừa nhấp môi, vừa đọc báo thời trang
Ta tung tăng vào bếp mở làn
Lấy các thứ bày ra bàn chuẩn bị


Nước tương này xếp vào ngăn gia vị
Hành tím này xếp vào giỏ đồ khô
Đậu hủ đây thì thả vào tô
Còn rau sống bỏ vào thau rửa sạch


Cá chép tươi còn đang phành phạch
Đánh vẩy rồi ta lấy thớt ra
Tay cắt vây, mồm lại hát ca
Làm việc nhà, đó là hạnh phúc


Bắc nồi lên tiện tay ta múc
Nước từ trong máy lọc lưng lưng
Bỏ cà chua, bỏ hành lá tưng bừng
Ta sẽ nấu một nồi canh lịch sử


Trong khi đó vợ ta đang mặc thử
Chiếc áo mới mua về, coi có đẹp chưa
Ta vừa khen, vừa nạo cùi dừa
Để rắc sẵn lên chén chè trôi nước


Ăn cơm xong cho nàng dùng mát ruột
Và kèm thêm lát dưa hấu đẹp da
Nồi canh sôi trong tiếng reo òa
Ta thả cá, rồi làm luôn món mặn


Mử tủ lạnh ra, nhớ lời vợ dặn
Rằng hôm nay nàng muốn ăn cua
Rang với me, thêm dăm quả trứng rùa
Ta nhanh nhảu cho vào trong nồi hấp


Nhớ khi rang phải vặn cho lửa thấp
Cua mới ngon và mới vàng đều
Đang say sưa thì nghe tiếng nàng kêu
“Nước tắm của em, anh yêu ơi, đâu nhỉ?”


Vớ chai dầu thơm trên tràng kỷ
Ta vội vàng chuẩn bị khăn bông
Dầu gội đầu, kèm theo cái lược hồng
Mời nàng vào, không quên mở nhạc


Nàng bước vô, không hề kinh ngạc
Vì chuyện này đã quá thân quen
Ta nhanh tay mở khóa vòi sen
Rồi sung sướng chay ngay ra bếp


Và vui mừng nhanh chóng xếp mâm
Còn không quên mở lọ khế dầm
Cùng pha sẵn ly trà sâm thơm phức
Nàng bước ra, khăn bông quấn ngực


Như thiên thần sáng rực vẻ thanh cao
Kéo ghế nhanh, nàng yểu điệu ngồi vào
Khen ta là chồng ngoan, chồng tốt
Ta ngây ngất không thốt được lời nào


Ta gắp cho nàng thêm món đồ xào
Ngắm nàng ăn, lòng dạt dào cảm mến
Chính giữa bàn hai ngọn nến lung linh
Tỏa hào quang xuống góc nhà xinh


Hai tâm hồn trắng tinh hòa nhịp
Ta nhai vội để còn nhanh kịp
Vào trải giường và mở tivi
Chờ nàng ăn xong, ta gọi thầm thì


Mời nàng vô đúng kỳ phim nhiều tập
Nàng thong thả chiêu ly trà chống mập
Trước khi xem trai Hàn Quốc ung thư
Dưới chân nàng con mèo nhỏ gừ gừ


Còn xa xa ta hăng say rửa chén
Vừa rửa kỹ ta vừa nhìn nén
Thấy nàng đang khép mắt mơ màng
Với lấy chăn hoa ta đắp nhẹ nhàng


Bàn tay ta dịu dàng khe khẽ
Rắc vào chăn một chút dầu thơm
Đặt cạnh nàng gấu bông nhỏ bờm xờm
Vặn bé ngọn đèn rồi ta lui bước


Ta kiểm soát cửa sau, cửa trước
Dắt xe vô và cho chú mèo ăn
Đậy kỹ thức ăn để tránh thằn lằn
Kiểm soát lọ đường, đề phòng bọn kiến


Rồi vươn vai ta hùng dũng tiến
Vô phòng nàng, kéo nhẹ tấm rèm ra
Cho ánh trăng xanh biếc ngọc ngà
Phủ lên bóng nàng đang ngon giấc


Ta dịu dàng ngồi nhẹ như ngọn bấc
Nói thì thầm ba tiếng “vợ yêu ơi”
Nàng vừa yêu vừa đẹp nhất trên đời
Ta thiếp đi nơi chân giường mát dịu.
(Hình và lời, nguồn: Internet)

Maphia

Ngày con nhớn 4 tuổi, mẹ nó đi chợ về. Một tay xách thức ăn, một tay cầm nắm tiền thừa.
Nó bẩu với mẹ, đưa con cất tiền cho.
Mẹ nó gạt ra nói: - Không được, tiền bẩn lắm, con không được sờ vào nó, toàn dính thịt với cá đấy, tanh chết!
Nó giãy lên, bẩn thì đưa đây con đi rửa cho sạch!
Bố sư khỉ, mình lẩm bẩm, mới nứt mắt ra đã muốn làm maphia, nói chưa sõi đã biết rửa tiền!

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Biến chất

Mình có ông chú rể, lấy bà cô ruột thứ 5.
Thuở trai tráng, làm tít Cần Thơ, thuộc ngành giao thông thủy.
Về quê lấy vợ, thế là bỏ nghề ở luôn ngoài Bắc làm ruộng.
Từ một cán bộ dáng dấp anh hai miền Tây, chẳng mấy chốc bị cái nắng, cái gió, cái khốn khó của bao cấp miền Bắc làm cho sạm mặt còng lưng.
Càng sạm da hơn nữa khi cứ thế lần lượt ba đứa con gái ra đời.
Thế rồi cái cảnh vác cày ra đồng, tay dắt trâu mãi cũng khiến chú chán ngắc, nhất là dững lúc buông cày, ngồi phệt xuống đầu bờ rít thuốc lào phê mờ mắt. Không hiểu lúc đó chú đang mơ thấy cái gì, có phải cảnh sông nước miền Tây, thời hoàng kim của chú không?
Thế là chú lại quyết định dô Nam, từ giã làng quê với hai vụ chiêm khê - mùa thối.
Ba đứa con gái cũng lớn dần.
Thoắt cái hai đứa lấy chồng, thế là chú lên ông ngoại. Mà chắc chắn chỉ là ông ngoại.
Nhà có đông vui hơn ngày xưa mỗi khi có nhậu.
Ba đứa cháu, hai ông rể làm gì chả chật nhà.
Lâu ngày không ngồi nhậu với chú, kể từ sau cái đận chú đi nhậu về, sang đường thế nào bị xe tông rời xương đùi.
Lâu không thấy chú uống, thấy bữa nay ly nào nâng hết ly đó.
Mình nghĩ, chắc lại tâm trạng gì đây.
Lòng vòng một lúc, quay bố nó về chuyện con cháu.
Lại ba cái chuyện nhờ vả con gái, con rể, vụ này, vụ kia...
Mình bẩu, chú cứ nghĩ làm gì cho dức đầu. Hai thằng con rể lực lưỡng dư kia, đấy là chưa kể sắp có thằng rể út nữa, càng đông vui, càng tuyệt!
Chú rít một hơi bia khá mạnh, nhô cả cục đá trắng phau trong ly, quay tròn lanh canh vào thành cốc:
- Ôi giời, một bộ phận không nhỏ con rể dạo này mất niềm tin, không thể tin được...
Mình nhìn chú cười bắn cả bia vào cổ thằng cu em bên cạnh!

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Tránh thai

Hai vợ chồng trẻ mới cưới, vì không muốn có con sớm nên đến bác sỹ hỏi cách tránh thai.
Bác sỹ với trên tủ thuốc lấy ra một viên đưa cho người vợ dặn:
- Khi nào đi ngủ, kẹp viên thuốc vào giữa hai đầu gối, cứ giữ thế cho đến sáng là được!
Người vợ: !!!!!!!!

Tình iêu

Ông bạn mình tuổi ngoại tứ tuần.
Mãi chẳng chịu lấy vợ, mà cũng có khi là không ai lấy.
Một bữa về chơi, mình thấy mặt cậu tươi hơn hớn.
Hỏi ra mới biết có gái theo và đang yêu.
Cả buổi cơm nước, thấy nhắn tin cho nhau choen choét!
Đúng là tình đầu thơ mộng.
Trưa cơm no, rượu say, lên giường định đánh một giấc, nằm mãi chả ngủ.
Thấy tin nhắn của cậu kêu rinh nhà mà cậu cứ há mồm ra ngáy dư lợn.
Mình bực mình, thói xấu trỗi dậy, vớ máy của cậu mở tin nhắn ra đọc:
"Anh đang làm gì? sao nhắn tin mãi không trả lời. Em đang đi đám ma bố đứa bạn thân, nhớ anh quá!"
Hahaha...

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Lên biên giới

Mình đi cột mốc biên giới ở Lộc Ninh- Bình Phước.
Đoàn đông kinh, mấy chục mạng. Báo chí có lác đác vài ba, thấy một đồng nghiệp dễ thương phết, dễ thương vì mang trên mình bộ quân phục mới toanh, hai tay hai máy, lại còn quay phim nữa mới kinh. Phục lăn vì đồng nghiệp là nữ mà kiêm lắm việc thế, không hiểu mần vậy thì còn ai có việc gì để mà làm nữa chứ?
Nắng Lộc Ninh cháy rát bỏng lưng, mặt, tay...
Mình bồ hôi nhễ nhại, chạy ngược xuôi, may mà máy nhỏ chứ máy to dư ở ngoài kia thì chết đứ đự. Vậy mà đồng nghiệp kia sức lực quả phi thường, không hề kém cạnh, chân tay thoăn thoắt, lúc chộp, lúc quay, nể quá đỗi, bèn bẩu Trung - lái xe T78, chụp anh với đồng nghiệp một bô về làm kỷ niệm dững ngày đi chốt, hihihi....


Hai tay hai súng...


Tác nghiệp kiểu biên phòng



Hai cột mốc



Xe biển giun



Cụ chộp cho mình như cứt



Nhị cẩu thân ái ở đồn Biên phòng Lộc Ninh

Lục bát

Xưa còn sinh viên, tiền ăn chẳng có, tiền mua sách cũng hiếm. Dưng tiền uống rượu chết cũng xoay bằng ra. Chẳng biết đọc đâu được mấy câu lục bát, đại loại dư sau:
“Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều
Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro”.
Hỏi mãi mới biết được đấy là của một ông tên Bốn.
Ông này tuyền thơ lục bát. Chẳng hiểu sao thích điên người. Đi tìm thơ in của ông, dưng tìm mãi chẳng ra, hết Bờ Hồ, ra Tràng Tiền, xuống Cầu Giấy, tới Nguyễn Thái Học, Chí Thanh… bèn chịu, hóa ra, ngày ấy chưa in.
Mãi sau này có nét, mới biết được ông này quê Hoa cải nở.
Sau này nữa biết ông qua bài giới thiệu của Nguyễn Huy Thiệp, hay kinh!
Sau đây là một đoạn trích của ông Thiệp viết về ông Bốn:
....“Đồng Đức Bốn sinh ngày 30-3-1948, quê quán ở xóm Lê Lác, thôn Song Mai (tức làng Moi), xã An Hồng, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng.
Thuở hàn vi, Đồng Đức Bốn đã từng là thanh niên xung phong. Giải ngũ, Đồng Đức Bốn về làm việc tại Xí nghiệp sửa chữa ô tô Hải Phòng, làm thợ gò bậc 6/7. Sau đó, Đồng Đức Bốn về làm việc tại Xí nghiệp xuất nhập khẩu gia cầm Hải Phòng, giữ chân đại diện cho Xí nghiệp này ở Hà Nội.
Thời kỳ buôn bán chè chai, lông vịt ở Hà Nội cũng là thời kỳ anh chàng nửa quê nửa tỉnh này gia nhập văn đàn, bắt đầu ăn những đòn văn chương đầu tiên trong cuộc đời mình. Nguyễn Khoa Điềm đã vẽ khá chính xác chân dung nhà thơ tương lai trong câu thơ sau:
“…Văn chương lấm láp vêu vao mặt người…”
Văn đàn Thủ đô khoảng những năm 1987 - 1992 rất sôi động. Tất cả đều như hóa rồ hóa dại. Công cuộc đổi mới trong toàn xã hội do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng bắt đầu. ở đâu người ta cũng nói đến Perestroika, đến đổi mới. Giới văn chương ở Thủ đô bấy giờ luôn thấy Đồng Đức Bốn la cà, lân la ở các tụ điểm, các tòa soạn, các quán nước chè (còn có quán tên là Tương lai văn hóa văn nghệ Việt Nam đi về đâu!). Đồng Đức Bốn bấy giờ như một con ngựa trắng lang thang trong rừng quả đắng, anh hoang mang dò dẫm từng bước một trên con đường thơ, chẳng biết đâu là sở trường, sở đoản của mình. Đây cũng là thời kỳ Đồng Đức Bốn làm quen với những Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Lưu Quang Vũ, Vũ Quần Phương... những nhà thơ cung đình bậc nhất, những ông hoàng đang ngự trị trên ngai vàng thơ lúc ấy.
Tập thơ Con ngựa trắng và rừng quả đắng của Đồng Đức Bốn in năm 1992 do đàn anh Phạm Tiến Duật biên tập và viết giới thiệu bộc lộ khá rõ tâm thế của chàng thi sĩ tương lai lúc này: Đồng Đức Bốn hoàn toàn chưa nhận ra mình, anh đang như một người mê ngủ. Chen lẫn với một số bài thơ lục bát khá độc đáo là rất nhiều những bài thơ tự do ỡm ờ, nửa dơi nửa chuột, lúc cao giọng chính trị, lúc học đòi cung cách trí thức lả lơi.
Tập thơ đầu tiên in ra! Nhụy đào đã bẻ cho người tình chung! Chao ôi là hy vọng! Chao ôi là hạnh phúc! Mùi giấy mới thơm lừng! Các con chữ óng ánh mực in và âm điệu du dương khiến ai mà không mê mẩn!

Ông ấy đây..."Những con người cực tốt, trái tim thường hay đau..."


Thời gian trôi đi.
Thời gian vô tình, vô cảm, thản nhiên, lạnh lùng, tàn nhẫn...
 Đồng Đức Bốn rỗng túi! Tập thơ đầu tiên mà Đồng Đức Bốn trai tân đặt vào đấy rất nhiều hy vọng đổi đời đã bị dư luận nông nổi và bạc bẽo ngoảnh mặt quay đi. Giống như một gái nhà quê ra tỉnh gặp phải tay phàm, Đồng Đức Bốn chẳng được gì, vừa tẽn tò, vừa ê chề, nhục nhã, lại thân bại danh liệt. Có lẽ bài thơ tự do hay nhất, đáng kể nhất, cáu kỉnh và thảm sầu nhất mà Đồng Đức Bốn đã văng ra được trong thời kỳ này là bài thơ Em bỏ chồng về ở với tôi không?. Trong bài thơ này, bóng dáng của mấy người tình thơ như Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Lưu Quang Vũ, Vũ Quần Phương... vẫn còn dây đầy nhơm nhớp trong từng câu thơ, từng khổ thơ một:
 
Xa một ngày hơn triệu mùa đông
Em bỏ chồng về ở với tôi không
Nỗi nhớ cồn cào như biển.

Nơi em ở tôi đi và đến
Cho tháng ngày em sống bớt cô đơn
Con muỗm xanh trên sóng lúa dập dờn
Hương cỏ dại mãi bên hồ nước đắng.

Đồng Đức Bốn có lần hỏi tôi về bài thơ này, tôi bảo nó hay vì do cái chí, cái khí uất, cái tình cảm nông nổi thực thà, thậm chí có phần du côn liều lĩnh đã toát ra khiến cho người ta xúc động, còn toàn bộ câu thơ ở trong bài thơ thì vứt đi cả, chẳng ra gì. Nhưng anh không chịu.
Ngay từ đầu bước vào làng thơ, Đồng Đức Bốn đã có chịu ai bao giờ!
 
Khoảng 1992-1993, Đồng Đức Bốn gặp tôi. Lúc này, anh đang ở giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời mình. Tang cha, tang mẹ, tang con... Răng đau: dấu hiệu đầu tiên của tuổi già... Cuộc sống bấp bênh... Niềm khao khát thơ ca cháy bỏng khôn nguôi... Tế nhị, nhạy cảm, túi rỗng không, giàu tự trọng và đa nghi như Tào Tháo...
Đồng Đức Bốn đã ở trong gia đình tôi một thời gian ngắn. Chúng tôi nói chuyện với nhau nhiều về cuộc sống và thơ ca. Tôi nhận ra anh là một nhà thơ lục bát có một không hai.
Chiều nay Hồ Tây có giông
Tôi ngồi trên sóng mà không thấy chìm.

Vẫn còn thấy ở ca dao
Y nguyên hai múi bưởi đào em cho
Vẫn còn trong nắng thập thò
Tôi và em xuống con đò ban mai...
….Khi gặp Đồng Đức Bốn, anh đã đọc cho tôi nghe chừng hơn 100 bài thơ anh làm. Tôi đã gạt đi tất cả những bài thơ tự do của anh và chỉ chọn ra 45 bài thơ lục bát để in thành tập thơ Chăn trâu đốt lửa. Về sau Đồng Đức Bốn đã đưa vào thêm 20 bài nữa để cho tập thơ dày dặn lên. Đồng Đức Bốn cho đến bây giờ vẫn không phải là người biết tự giới. Anh không bao giờ là người biết tự giới. Đồng Đức Bốn không phải là người được học hành, đỗ đạt. Tôi không chắc anh học hết phổ thông trung học. Vốn từ của anh loanh quanh khoảng 600 từ"...

Đến khi nhận được tin ông Bốn mất, mất do ung thư phổi ở cái tuổi còn chưa tới lục tuần, thật buồn kinh! Nhớ hồi đó, mình đang ở đài Hưng Yên, đọc bao nhiêu bài viết về ông trên nét mà ngậm ngùi, người tài vắn số, phải vậy không nhỉ?
Hôm nay, ngồi đọc lại những tuyệt tác lục bát của ông, để nhớ lại năm tháng xưa, năm tháng mình đã từng phải vịn vào dững câu thơ của ông, dững bài hát của Trịnh để đứng lên đi tiếp trong cuộc đời này!
 
            Nhà quê
Nhà quê có cái giếng đình
Trúc xinh cứ đứng một mình lẳng lơ
Nhà quê có mấy trai tơ
Quần bò mũ cối giả vờ sang chơi
II -
Nhà quê chân lấm tay bùn
Mẹ đi cấy lúa rét run thân già
Chợ làng mở dưới gốc đa
Nhà quê đem mấy con gà bán chơi
III -
Bây giờ không thấy Thị Mầu
Nhưng con mắt ấy còn lâu mới già
Mỗi lần cây cải nở hoa
Thì tôi lại nhớ người ta chưa về
Mỗi lần cỏ dại trên đê
Chim ngói đi thả bùa mê khắp đồng
Bây giờ em đi lấy chồng
Tôi giờ về lại bến không tìm mình
IV -
Bao nhiêu là thứ bùa mê
Cũng không bằng được nhà quê của mình
Câu thơ nấp ở sân đình
Nhuộm trăng trăng sáng , nhuộm tình tình đau
Nhuộm buồn những hạt mưa mau
Thành sao nở trắng vườn cau trước nhà
Nhuộm hương của các loài hoa
Thành mơn mởn tóc đuôi gà cho em
           
        Vào chùa
Đang trưa ăn mày vào chùa
Sư ra cho một lá bùa rồi đi
Lá bùa chẳng biết làm gì
Ăn mày nhét túi lại đi ăn mày
           
            Mẹ ơi
Bây giờ con chẳng có gì
Cúi đầu lạy mẹ con đi về trời
Chỉ xin mẹ một tiếng cười
Và câu hát thuở mẹ ngồi ru con
Chỉ mong trái đất vẫn tròn
Biết đâu mẹ lại gặp con có ngày
Cõi người nhiều nỗi đắng cay
Cho nên Phật vẫn ngàn tay kêu cầu
Cõi người còn lắm bể dâu
Con lấy lục bát bắc cầu đi qua
Tin rằng sông lắm phù sa
Cho nên đời vẫn nở hoa bốn mùa
Bây giờ trời đổ cơn mưa
Xa xa đã tiếng chuông chùa gọi con
           
     Chăn trâu đốt lửa
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều.
Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
   
    Trở về với mẹ ta thôi
1.
Cả đời ra bể vào ngòi
Mẹ như cây lá giữa trời gió rung
Cả đời buộc bụng thắt lưng
Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng
Đường đời còn rộng thênh thang
Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời
Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười
Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương
Bát cơm và nắng chan sương
Đói no con mẹ xẻ nhường cho nhau
Mẹ ra bới gió chân cầu
Tìm câu hát đã từ lâu dập vùi.
2.
Chẳng ai biết đến mẹ tôi
Bạc phơ mái tóc bên trời hoa mơ
Còng lưng gánh chịu gió mưa
Nát chân tìm cái chửa chưa có gì
Cầm lòng bán cái vàng đi
Để mua những cái nhiều khi không vàng.
3.
Mẹ mua lông vịt chè chai
Trời trưa mưa nắng đôi vai lại gầy
Xóm quê còn lắm bùn lầy
Phố phường còn ít bóng cây che đường
Lời rào chim giữa gió sương
Con nghe cách mấy thôi đường còn đau.
4.
Giữa khi cát bụi đầy trời
Sao mẹ lại bỏ kiếp người lầm than
Con vừa vượt núi băng ngàn
Về nhà chỉ kịp đội tang ra đồng
Trời hôm ấy chửa hết giông
Đất hôm ấy chẳng còn bông lúa vàng
Đưa mẹ lần cuối qua làng
Ba hồn bảy vía con mang vào mồ
Mẹ nằm như lúc còn thơ
Mà con trước mẹ già nua thế này.
5.
Trở về với mẹ ta thôi
Giữa bao la một khoảng trời đắng cay
Mẹ không còn nữa để gầy
Gió không còn nữa để say tóc buồn
Người không còn dại để khôn
Nhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm
Tôi còn nhớ hay đã quên
Áo nâu mẹ vẫn bạc bên nắng chờ
Nhuộm tôi hồng những câu thơ
Tháng năm tạc giữa vết nhơ của trời
Trở về với mẹ ta thôi
Lỡ mai chết lại mồ côi dưới mồ.
           
            Chợ buồn
Chợ buồn đem bán những vui
Đã mua được cái ngậm ngùi chưa em.
Chợ buồn bán nhớ cho quên
Bán mưa cho nắng, bán đêm cho ngày.
Chợ buồn bán tỉnh cho say
Bán thương suốt một đời này cho yêu.
Tôi giờ xa cách bao nhiêu
Đem thơ đổi lấy những chiều tương tư./..


Người xa Phố Hiến

Trưa nay, bật radio, đúng chương trình hát chèo của VOH, cũng lạ kỳ vì cái đài này phục vụ cho tuyền người Nam, trong này có mấy ai thích thưởng chèo đâu mà lại i ỉ ì i thế nhỉ..???
Nghĩ một lúc, thấy chẳng phải, người Nam giờ đang bị Bắc hóa mất rồi, họ ào ạt dô Nam, làm méo mó, xẹo xọ văn hóa của xứ này, thế nên, chèo Bắc cũng đang xâm nhập dần vào đây, trong dững quán ăn, bàn nhậu, sinh nhật, thậm chí cả đám cưới, đám ma…
Mình thích chèo là do cái dư âm đói của ngày bao cấp, cái này để lúc khác kể lể rõ nguồn cơn. Dưng nghe chèo phần lớn là do mình buồn mới nghe… Bi giờ, mỗi lúc nhớ quê lại bật lên thổn thức.
Nhớ quê, nhớ tất thảy mọi thứ, nhớ lây sang cả cái bài lục bát của ông cả nhà mình tặng Đinh Quang Tốn khi rời Hưng Yên lên mảnh đất nghìn năm văn vở làm quan báo, trước khi làm thư kí cho cụ Lê, rồi lại về làm quan báo. Bài thơ ấy có tên là “Người xa phố Hiến”. Gớm hai bác này mủi dải phết, đúng là lâm ly bi đát, càng thê lương hơn khi nghe chị Hồng Liên thể hiện.

“Người xa phố Hiến mùa mưa
Con đường hun hút gió lùa hàng cây
Một mình ta giưã mưa bay
Chiếc ô lệch cả sang ngày bên nhau
Bao giờ về chợ Quảng Châu
Lân la mặc cả giá trầu cũng say
Bao giờ lại khúc đê này
Cưỡi trâu mà hát với cây ngô đồng
Tuổi thơ hát với cơn dông
Nón sen thơm ngát quãng đồng nhà quê
Chao ôi cái phố ven đê
Khi xa thì nhớ khi về lại yêu
Rồi mai son phấn phố phường
Có còn hàng nhãn con đường hôm nay
Người đi giữa lúc mưa bay
Ta chờ khoảng nắng nối dây cánh diều”./..


Cái hình này là con gái đầu của bác Sanh- hotboy chèo Hưng Yên, chắc là cậu Diệu dàn cảnh chụp,
bi giờ treo đầy ở các cột điện dọc đại lộ Nguyễn Văn Linh- HungYencity

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Cá cược

Hai anh chàng nhà giàu rủ nhau đi xem đua ngựa ở Monaco. Một anh hỏi: “Cậu có bao nhiêu du thuyền?” “Hai cái”. “Xoàng quá! Tớ có ba cái”.
- Vậy chúng mình sẽ đánh cá con ngựa số 5 về nhất nhé.
- Đồng ý.
Họ cá 200.000 USD và con ngựa số 5 về nhất. Một lát sau…
- Cậu có bao nhiêu phi cơ riêng?
- Tớ có 3 cái.
- Quá xoàng, tớ có 4.
- Vậy chúng ta đặt cược cho con ngựa số 7 nhé!
Và họ cá 500.000 USD. Con ngựa số 7 vô địch. Một lát sau…
- Hỏi tế nhị nhé! Mỗi đêm cậu có thể làm “chuyện ấy” bao nhiêu lần?
- 4 lần.
- Quá xoàng, tớ thì phải 5 lần.
- Ồ, vậy ta đặt cửa con ngựa số 9 nhé!
- Tất nhiên rồi!
Và họ cá tất cả số tiền vào con ngựa số 9. Nhưng lần này, con ngựa số 2 về đích đầu tiên. Ngẩn người tiếc của, một người than thở:
- Biết thế tớ nói thật.
- Ừ, đáng lẽ tớ cũng nên thế.

Bóp còi

Một phóng viên nước ngoài khi sang Ngàn năm văn vở đã có bài viết trên trang tiếng Anh của báo điện tử Dân trí Dtinews. Chỉ một hành vi đã nói lên sự văn minh hay không của một quốc gia, dân tộc...thế nên, vì sinh ra cái còi để bóp, nên tôi mất tiền mua xe có còi tội gì không bóp...Còn đây là bài viết của người xứ văn minh khi đến xứ ta:

Giao thông ở Hà Nội rất dày đặc. Đường phố đông nghịt. Tiếng còi xe inh ỏi. Đôi khi thật là lố bịch. Việc lạm dụng bóp còi khiến nhiều người phát điên. Không thể “can thiệp” về số người lưu thông trên đường nhưng chúng ta có thể làm điều gì đó để áp dụng quy tắc ứng xử đơn giản trên đường.
Nhiều tài xế bấm còi mọi lúc mọi nơi, bất kể khi dừng lại, lên dốc hoặc chạy nhanh một cách nguy hiểm trên đường. Tiếng còi làm chói tai, gây xao nhãng và rất nguy hiểm. Họ đang hủy hoại mục đích của còi.
Mục đích đơn giản của còi là một cách giúp các tài xế (đặc biệt là những người đi xe mô-tô) biết bạn đang di chuyển, cảnh báo họ và để tránh tai nạn. Bấm còi liên hồi là hiểm họa vì khiến các tài xế khác sao nhãng khỏi đường đi và chú ý tới bạn. Khi không có chỗ để đi, không có lý do gì để bóp còi. Bóp còi không thể khiến đường xá trở nên trống vắng. Thời gian của một lần bóp còi cũng cần phải chú ý. Một tiếng còi rõ và đơn giản là đủ. Bóp còi với độ to hết cỡ liên tục trong 30 giây là khiếm nhã, không cần thiết và đặc biệt nguy hiểm.
Nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng Hà Nội có vấn đề ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng. Việc sử dụng còi xe bừa bãi đã trở thành mối nguy hiểm. Có quá nhiều tiếng còi thiếu thận trọng, mục tiêu an toàn của còi đã bị đánh mất và tiếng ồn trên đường phố không bao giờ dừng lại. Thậm chí một số người bấm còi khi không có phương tiện nào trước mặt. Có người sử dụng còi khi không có nơi nào để đi.
Việt Nam có đủ các loại còi: còi âm nhạc, còi hơi, bất kể loại nào mà bạn có thể tưởng tượng. Quá nhiều tài xế rất thích bấm còi. Ngày càng có nhiều người lắp còi hơi (được thiết kế cho xe tải loại lớn) cho xe máy và taxi cứ như thể còi càng to thì độ an toàn càng cao. Điều đó là hoàn toàn sai lầm. Những loại còi này là một mối nguy hiểm, vì chúng có thể khiến tài xế giật mình và sợ hãi, dẫn tới tai nạn.
Không có luật lệ, quy định hay hướng dẫn nào về việc sử dụng còi. Đó là chuyện ý thức của từng người. Về cơ bản, còi được thiết kế để cảnh báo những tài xế khác trên đường. Tại Việt Nam, một số tài xế nghĩ rằng họ phải bấm còi mọi lúc. Tôi thấy có người thậm chí còn coi còi giống như âm nhạc phát ra từ đài phát thanh.
Nhiều người đồng tình rằng có quá nhiều tiếng còi trên các đường phố của thủ đô. Còi nên được sử dụng “tiết kiệm”. Tiếng còi bị lạm dụng, vì thế mọi người nên hạn chế tối đa âm thanh này. Các tài xế thậm chí không để ý khi tiếng còi vang lên vì âm thanh đó lúc nào họ cũng nghe thấy. Họ đã quen với việc bấm còi vô dụng đến nỗi họ không hay biết hoặc không phản ứng khi nghe thấy chúng.
Có những quy tắc chung cho phép lịch sự khi điều khiển xe, bất kể bạn từ đâu tới. Lái xe là quyền và tài xế có bổn phận phải giữ an toàn. Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo các du khách nước ngoài cần thận trọng khi tới Việt Nam, miêu tả giao thông Việt Nam “là hỗn loạn. Tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra và hầu hết các nạn nhân là những người đi xe máy hoặc đi bộ. Ít nhất 30 người chết mỗi ngày liên quan tới tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông là rủi ro an toàn và sức khỏe lớn nhất tại Việt Nam”.
Cảnh sát giao thông khó có thể làm gì để cải thiện tình hình. Rượt đuổi ai đó với một chiếc dùi cui trên tay sẽ không giúp mọi người có ý thức hơn về việc dùng còi. Cần đặt các biển hiệu giao thông và đưa ra các chỉ dẫn cho việc sử dụng còi. Nhưng dùng còi thích hợp hay không cuối cùng là phụ thuộc vào từng tài xế. Tôi biết các tài xế tại Việt Nam phải thi để lấy bằng, vì thế trong bài thi giao thông, hoặc trong các tài liệu hướng dẫn thi, nên có phần hướng dẫn về cách dùng còi.
Theo Tổ chức Phòng chống Thương vong châu Á, “Việt Nam và Campuchia là hai nước có lượng xe máy tăng hơn 17% trong năm 2007 và 2008. Sự gia tăng này vượt quá khả năng thích nghi của xã hội. Cơ sở hạ tầng và hệ thống trợ giúp mật độ giao thông cao không đủ đáp ứng. Khu vực này chỉ chiếm 16% phương tiện có động cơ toàn thế giới nhưng chiếm 44% số thương vong vì tai nạn giao thông toàn cầu”.

Có rất nhiều điều mà tài xế không thể kiểm soát, nhưng cũng có vài điều có thể. Chúng ta nên đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn, lái xe thận trọng, tuân thủ luật và luật giao thông, và chỉ sử dụng còi lúc cần. Còi cứu các mạng sống, nhưng nếu lạm dụng, nó sẽ trở nên không hiệu quả khi chúng ta thực sự cần. Hãy để đôi tai và các tài xế được nghỉ ngơi, làm ơn thôi bấm còi!
David Cornish


Nhục là thịt

Mấy ngày nay, xem hình ảnh bác Tây to cao lừng lững hướng dẫn giao thông cho người Thủ đô, mình sao thấy bức xúc rồi xấu hổ, xấu hổ đến phát văng tục lên…mẹ chúng nó chứ, ý thức dư thế mà đòi năm 2020 tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mà người mình không thấy nhục hay sao khi để một bác từ đẩu, từ đâu đến phải ra tay, còn người mình đứng xem như xem kịch trong nhà hát. Bố khỉ, bố khỉ…
Nhìn bác Tây điều khiển giao thông, nhớ lại hồi năm 2005, mình được phân công làm chuyên mục an toàn giao thông trên truyền hình ở đài tỉnh.
Sau dững bỡ ngỡ ban đầu, rồi thành quen.
Khen chán rồi đi chê, mà làm cái này hầu hết là an toàn, bài vở chẳng mấy khi bị cắt xén, bởi hình nói lên đúng thực trạng giao thông tỉnh nhà.
Thật đúng là một chuyên mục an toàn…
Sau vài năm theo chuyên mục, chứng kiến những hình ảnh giao thông không đâu có được ở cái xứ mình mới thấy ý thức giao thông của người nhà ta sao kém đến dư vậy. Nói chung là đánh đu với tử thần, đùa giỡn với cái chết không đâu bằng người Việt.
Từ người đi bộ, đi xe đạp, xe máy, đến lái xe hơi, tình trạng cẩu thả, vi phạm pháp luật giao thông một cách hồn nhiên dư cô tiên đã dẫn đến sự chết người thảm khốc.
Có đi làm an toàn giao thông mới thấy sự mất an toàn giao thông ở mình. Từ việc vô ý thức khi sang đường của những bác nông dân bán được mớ đất sắm cho mình con xe máy Tàu, đi trên quốc lộ bằng xe phân khối lớn, các bác thể hiện dư trong sân nhà mình, sang đường không bật xi nhan, không giảm tốc độ, không nghía qua gương chiếu hậu, cứ thế tạt luôn…không biết bao trường hợp các bác tự gây tai nạn và liên lụy cho những người khác theo cách sang đường của mình.
Xe phân khối lớn, phanh trước, phanh sau có, mỗi khi dừng, các bác tuyền thò hai chân xuống đất kéo lê quèn quẹt để giảm tốc độ. Ôi là giời, mòn mất nửa phân giày dép, cái xe mới dừng lại được. Dựng xe bằng chân chống phụ, lúc nổ máy lao đi, chân chống vẫn để nguyên không gạt lên, thỉnh thoảng vào cua đánh quèn quẹt xuống đường, tóe lửa cứ y dư tổ lái.
Góp phần vào sự hỗn loạn giao thông ấy là lũ đầu xanh đầu vàng thất nghiệp ở quê, xe Tàu hạ giá, mỗi nhà làm chiếc, rú ầm đường làng ngõ xóm. Chẳng có việc gì cũng đổ xăng vào chạy tung giời, chất ba, chất bốn, cũng tập tọe đánh võng, bốc đầu. Người ta chế ra cái gương để nhìn sau cho an toàn, chúng tỏ ra sành điệu,vặt ráo, đi cho ngầu.
Bô xe gắn bộ phận giảm thanh để tránh ầm ĩ, chúng tháo thay bô khác nổ cho to, nẹt cho ròn. Đang đêm mà nghe lũ choai choai rửng mỡ đi nhậu về chó cũng phát khiếp, chui tiệt gầm giường.
Không tài nào kể hết dững thói hư, tật xấu của người mình khi tham gia giao thông, tất cả chỉ có thể phản ánh ở trong khoa chấn thương của các bệnh viện hoặc nơi nghĩa địa u buồn.
Mình đi làm an toàn giao thông, chứng kiến dững vụ tai nạn thảm khốc trên quốc lộ 39, quốc lộ 5 và tuyến đường liên huyện, liên xã mới thấy đây không khác nào cuộc chiến.
Hình ảnh thảm thương nhất mình mãi không quên, đó là vụ 4 thanh niên hai nam, hai nữ đi đám cưới kẹp nhau trên một con xe Tàu vào cua ở Bô Thời, mất lái đâm thẳng vào một chiếc ô tô su zu ki bán tải, cú đâm mạnh đến nỗi chết cả 5 mạng, khổ nhục cho ông lái xe ô tô, chết rồi mà mãi mới lôi được xác ra khỏi xe bởi bốn nam nữ kia lao vào ông dư một quả tên lửa hành trình đất đối không.
Lại có hôm, đang chuẩn bị ăn cơm trưa, nhận được tin báo có vụ tai nạn ở Yên Mỹ, mình và chú quay phim tất tả lên đường, tới nơi, thảm cảnh hiện ra khủng khiếp hơn mình tưởng, hai chú chiến sỹ nằm sóng soài trên đường, con vi va nát bét đầu, trước mặt là chiếc công nông đầu ngang, ba đờ sốc bê bết máu và chất gì trăng trắng dư đậu phụ. Thằng quay phim về nhà bữa đó không ăn được cơm, nôn khan suốt, nó bẩu với mình, anh ơi em đéo đi quay cho anh nữa đâu, em xin chuyển đây, kinh lắm!
Đi làm an toàn giao thông mới thấy cái sự giảm thiểu giao thông cứ dư là vận đỏ đen của đánh bạc, chẳng anh nào nói hay nói tốt được cho mình. Rõ là có đầy đủ các cấp, ngành, ban bệ, khi xưa có tháng an toàn giao thông, giờ có cả năm nữa, mà giao thông vẫn mất an toàn.
Mình thấy cái cảnh phát động tháng, hay năm an toàn giao thông thật vô vị, cả đoàn người rồng rắn kéo nhau đi, cờ hoa bay phấp phới, dưng hành động ấy không tác động lên ý thức của người tham gia giao thông là bao, mà chỉ có ý nghĩa tốn xăng, tắc thêm đường mà thôi.
Túm lại là ở cái ý thức và chuyện xử phạt nghiêm minh. Ý thức thì đưa luật mà phang vào đầu bọn trẻ từ lớp mẫu giáo đến tịn đại học, thậm chí đến cả cao học, tiến sỹ, lý luận cao cấp cũng vẫn phải học. Phạt thì phạt cho đúng người đúng tội, đừng có xin xỏ cho mất công, cứ tiền mà phang, không thì thu xe bán hóa giá, lấy tiền xây dựng nhà dàn, Trường Sa. Chỉ có vậy, mới có thể xoay chuyển được tình thế, chỉ có vậy mới không còn cái cảnh, mỗi buổi sáng, ở Việt Nam trong hàng triệu người dắt xe ra đường thì trong số ấy có 30 người mãi mãi không về được đến nhà nữa.