Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Ôi, đồ đểu

Xem ti vi tối nay, bản tin truyền hình phỏng vấn cái cậu đéo gì Viện phó Viện vật lý địa cầu phát biểu về vấn đề liên quan đến động đất ở thủy điện Sông Tranh 2, Quảng Nôm. Cậu ý bẩu, đại loại, mức độ động đất như vậy vẫn cho phép người dân sống tại khu vực này được, vì nhà mới chỉ nứt chứ chưa sập.
Đúng là cái loại cán bộ ngu dư heo, thế còn đợi nó động sập nhà chết người mới bẩu người ta chuyển đi hay sao? mà nhà cửa của dân mình ở đó có thuộc dạng kiên cố, xây dựng theo bản vẽ thiết kế chịu được động đất đến cấp mấy, cấp mấy đâu???
Ôi, đồ cán bộ đểu, đúng là Viện vật nhau chứ vật lý gì hử hử hử...

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Việt Nam nhiều tiến sĩ nhất ASEAN, nhưng lại ít chất xám


Thiếu một quy chế dân chủ, đó là lý do chúng ta thiếu sự sáng tạo trong khoa học. Chúng ta luôn nói khoa học công nghệ (KHCN) là quốc sách nhưng dường như không bao giờ quan tâm đến quốc sách!

Những con số thống kê đáng xấu hổ

Việt Nam sẽ đào tạo bổ sung ít nhất 20.000 tiến sĩ từ nay đến năm 2010. Tổng kinh phí thực hiện đề án dự kiến là 14.000 tỷ đồng.

“Tình hình khoa học, giáo dục nước nhà rất cấp bách”, đó là chia sẻ của phó tổng thư ký liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) Phạm Bích San tại buổi đóng góp ý kiến cho luật KHCN sửa đổi ngày 18.10 tại Hà Nội. Đã không có một trường đại học Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường đại học đứng đầu thế giới. Số lượng các bài báo công bố quốc tế của cả nước 90 triệu dân trong một năm chỉ bằng khoảng số lượng của một đại học Thái Lan. Vậy mà số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á. “Chúng ta gần như không có ai có nghiệp khoa học, tức là những người lao động quên mình trong khoa học và được ghi nhận bằng các giải thưởng khoa học quốc tế tầm cỡ”, TS San nhấn mạnh.
Đồng quan điểm này, PGS.TS Hồ Uy Liêm (nguyên phó chủ tịch VUSTA) cho hay ngay các công trình chuẩn khoa học của nước nhà cũng rất ít. Chúng ta chỉ ngồi nhà khen nhau, bệnh thành tích lan tràn. Trong khi bắt tay vào làm thì lại có nhiều lý do để “sợ” đủ thứ. Đại diện VUSTA khẳng định, Việt Nam chưa bao giờ thống kê được có bao nhiêu đề tài khoa học được nghiên cứu, bao nhiêu phần trăm đề tài đó được ứng dụng trong cuộc sống. Người làm đề tài ít để ý cái mình làm có bị trùng hay không. Thậm chí, người đi sau làm trùng đề tài lại được đánh giá tốt hơn…
Đem tới buổi thảo luận câu chuyện về thực trạng tổ chức KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp, GS.VS Trần Đình Long (chủ tịch hội Giống cây trồng Việt Nam) cho biết, tính riêng khối nông nghiệp thì viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam có tới 18 viện trực thuộc. Ở khối thuỷ lợi, có tám viện, 38 trường, 18 hiệp hội và 19 hội chuyên ngành. Vì các tổ chức cồng kềnh, chồng chéo và nhiều tổ chức trung gian; các bên không kết hợp được nghiên cứu với đào tạo và chuyển giao công nghệ, cơ chế tự chủ bị phớt lờ, không tạo được sản phẩm quốc gia.
Trả lại cho thị trường
TS San đề xuất: khoán gọn và trả tiền theo kết quả được đánh giá bởi các nghiệm thu nghiêm túc. Hiệu quả công việc phải đo bằng kết quả. Còn đánh giá công nghệ thì phải để cho đăng ký bằng phát minh và thị trường làm việc. Công nghệ mà không bán được thì công nghệ đó có để làm gì? Chẳng lẽ cứ để cho những người nông dân trình độ sơ khai cứ phải phát minh mãi?
Phải đưa các viện nghiên cứu cơ bản về lại các trường đại học, các phòng thí nghiệm hay viện công nghệ về doanh nghiệp hoặc thành lập các doanh nghiệp khoa học vận hành theo cơ chế thị trường. Việc tách rời nghiên cứu và đào tạo như hiện nay sẽ khiến các viện thiếu sự tiếp xúc với sinh viên, nguồn cảm hứng và nguồn nhân lực có chất lượng cho nghiên cứu tương lai.
Đồng quan điểm này, TS Đào Trọng Hưng (chuyên viên cao cấp viện KHCN Việt Nam) cho rằng, khi có sự can thiệp của yếu tố thị trường sẽ hạn chế chuyện “xin – cho”, Nhà nước – doanh nghiệp – cá nhân khi đó đều phải “đặt hàng” nếu muốn có các nghiên cứu khoa học. Khi đó nguồn “nuôi” khoa học sẽ không hoàn toàn lấy từ ngân sách mà sẽ được thu hút từ bên ngoài như các doanh nghiệp, các tổ chức và nguồn vốn nước ngoài.
(Nguồn: Nguyễn Thông- Sài Gòn tiếp thị)

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Chiều nay gió đông về

Mong đợi mãi thế là chiều nay gió đông cũng đã quay trở về.
Mưa lất phất suốt cả ngày, Hà nội như vắng người hơn, đường phố quang đãng hơn, mùi khói xe cũng nhạt hơn…loáng thoáng có bóng người đã khoác thêm chiếc áo chống lạnh.
Em đang ở đâu? Mùa thu của em đã nhường cho đông về rồi đấy...
Người thích mùa đông ơi, mùa đông đã quay trở về rồi đấy! đã linh cảm một điều gì đó sẽ đến với mình và điều kỳ diệu đó là sự thật. Thời gian trôi nhanh, đã xa nhau từ hạ qua thu rồi sang đông, mùa đông đầu xa nhau. Một cảm giác buồn thương dâng tràn ngập lòng…

Mưa vẫn tí tách rơi, ở quê nhà chắc cũng vậy, mưa rơi làm nỗi lòng nặng trĩu, nghĩ về em, về quê mình thật nhiều. Nơi ấy có những vườn nhãn xum xuê, có dòng sông bình lặng trôi bên triền đê bạt ngàn ngô xanh mướt, nơi mùa đông đến trong âm thầm bằng những bước chân của những người nông dân dắt trâu ra đồng và đàn chim ngơ ngác bay đi tìm tổ cũ trốn tránh gió mưa…và bao kỷ niệm của chúng mình.

Hà Nội mưa đông cũng chẳng khác quê mình mưa đông, không gian trở nên chìm lắng chỉ có tiếng mưa độc hành. Chợt nhớ “ Nửa đêm thức giấc” và nỗi nhớ cứ miên man trong giai điệu ấy… Nửa đêm thức giấc nghe gió lạnh về lòng chợt nhớ thương ai! Thoang thoáng đâu đây, tiếng sâm cầm kêu sương Hồ Tây. Nửa đêm thức giấc nghe tiếng lá rơi xào xạc gió heo may, văng vẳng đâu đây tiếng chuông chùa mùa đông thổn thức. Mùa đông thổn thức như trái tim anh lạnh cô đơn, người đi xa vắng có nhớ thương ai chiều đông ấy. Mùa đông trút lá cho đớn đau thêm cành cây khô…





Mèo

Dương "heo" nhà mình rất quí mèo, từ ngày bị trục xuất vào nhà trong để ông nội dạy học, nó ít được gần con mèo khoang ở cửa hàng. Mỗi lần ra chơi, việc đầu tiên là nó bế mèo khoang, ôm chặt rồi vác đi chơi khắp nhà.
Con mèo cũng biết ai quí nó, cứ mỗi lần thấy Dương "heo" ra là quẩn bên chân và nhảy phốc lên lòng ngồi lim dim mắt đánh một giấc.
Mẹ nó bảo, ngày mới vào nhà trong, Dương "heo" nhớ mèo toàn ngồi khóc một mình, rõ là quí mèo hơn cả người. Hôm rồi, cho ra cửa hàng bế mèo thỏa thích, hai đứa quấn quít với nhau như lâu rồi không gặp.





Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Quy định đạo đức của nhà báo Nga

1. Đâu không thấy?????
2. Nhà báo hiểu luật pháp của nước mình, nhưng khi tác nghiệp, họ chỉ cảm nhận việc tuân thủ quy định của đồng nghiệp, còn bản thân họ thường tránh những động thái can thiệp của chính phủ hoặc những thể chế khác.

3. Khi đưa tin và và nhận xét về thông tin, nhà báo đã bị thông tin thuyết phục, hoặc cảm nhận rằng nguồn cung cấp thông tin đó có danh tiếng. Nếu thông tin đó không chính xác có thể gây ảnh hưởng đến người đọc, nhà báo khó có thể đấu tranh, tránh gây thiệt hại cho người đọc. Tình huống này gây khó khăn nhà báo giữ tinh thần sáng suốt để biết phải giữ bí mật thông tin xã hội quan trọng, hoặc ngừng không đưa tin thiếu chính xác.

Nhà báo phải tuân thủ chặt chẽ việc tách bạch các sự kiện, thông tin với những ý kiến, phóng tác, và giả định có trong thông tin. Nhưng nhà báo cũng không nhất thiết phải giữ tính trung lập công việc.

Khi tác nghiệp, lấy thông tin nhà báo nhất thiết không áp dụng phương thức phạm luật, thiếu chân chính. Nhà báo phải hiểu và tôn trọng quyền cơ bản và quyền pháp lý của con người được phép không đưa tin và không trả lời câu hỏi, trong trường hợp những thông tin đó quy định rõ trong pháp luật.

Nhà báo phải coi các hành động sau đây là tội phạm báo chí nghiêm trọng, bao gồm bóp méo sự thật có ác ý, vu cáo, lấy tiền để đưa tin sai sự thật, hoặc giấu giếm thông tin đúng sự thật trong bất kỳ tình huống nào. Nói chung, nhà báo không nên nhận trực tiếp hoặc gián tiếp bất kỳ khoản tiền thưởng, thù lao từ đối tượng thứ ba để phát hành tài liệu hoặc phổ biến ý kiến của bên thứ ba. Khi bị buộc tội đưa tin sai hoặc bóp méo sự thật, nhà báo phải cải chính, trong trường hợp cần thiết phải xin lỗi trên phương tiện thong tin báo chí hoặc phát thanh truyền hình mà anh ta đã đưa tin sai.

Nhà báo lấy tên thật và danh tiếng của mình đưa ra phản biện về độ tin cậy của thông điệp và tính công bằng trong nhận định của chính mình, nhưng được viết dưới bút danh, bút hiệu, hoặc nặc danh mà anh ta biết hoặc chấp thuận. Không ai có quyền cấm nhà báo rút lại chữ ký hoặc rút lại những nhận định khỏi văn đàn, nhưng điều đó thậm chí có phần thay đổi ý định của nhà báo đó.

4. Nhà báo giữ bí mật về nguồn cung cấp tin mật. Không ai được quyền ép buộc nhà báo phải đưa ra thông tin về nguồn cung cấp tin tức. Quyền lấy tên nặc danh chỉ bị phá bỏ trong những trường hợp ngoại lệ, đó là nguồn cung cấp thông tin bị tình nghi bóp méo sự thật, và trong trường hợp tìm nguồn tin để tranh thiệt hại nghiêm trọng và thường xảy ra cho cộng đồng. Nhà báo phải tôn trọng người được phỏng vấn nếu họ yêu cầu không đưa tin chính thức về nhận định của họ.

5. Nhà báo phải hiểu rõ hoạt động gây khiêu khích của nhà báo có nguy cơ gây ra cấm đoán, bức hại hoặc bạo lực. Trong khi tác nghiệp, nhà báo chống đối với chủ nghĩa cực đoan và những ngăn cấm quyền dân sự cơ bản bao gồm giới tính, chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị hoặc quan điểm cũng như nguồn gốc xã hội và quốc tịch. Nhà báo tôn trọng danh dự và phẩm giá của những nhân vật trong tin bài. Nhà báo phải kiềm chế không viết những nội dung, nhận xét có hàm ý xúc phạm liên quan đến chủng tộc, quốc tịch, màu da, tôn giáo, nguồn gốc xã hội, giới tính, người khuyết tật, hoặc bệnh tật của người có trong tin bài. Nhà báo phải kiềm chế không viết những nội dung có liên quan đến những loại thông tin này, không ngoại lệ với trường hợp nào. Nhà báo tuyệt đối không được đưa ra những nội dung công kích có khả năng gây tổn thương đạo đức hoặc thể chất của người được nói trong tin bài.

Nhà báo phải chấp nhận một quy tắc rằng không ai có tội nếu phía đối kháng của họ chưa thưa kiện với tòa án. Trong thông tin của mình đưa ra, nhà báo tránh nêu tên của người thân trong gia đình, bạn bè của những người có tội hoặc bị buộc đã phạm tội – trừ trường hợp cần thiết khách quan, phải đưa những thông tin này. Nhà báo phải tránh đưa tên nạn nhân trong vụ việc và tránh đưa những tài liệu có thể nhận dạng được nạn nhân. Trong trường hợp đối với trẻ vị thành niên, quy định này phải tuân thủ tuyệt đối vì những bài báo có thể gây tổn hại lợi ích của trẻ. Chỉ những trường hợp bảo vệ lợi ích xã hội mới cho phép nhà báo thâm nhập vào đời sống riêng tư cá nhân. Những quy định về thâm nhập thông tin cá nhân có liên quan đến chữa trị bệnh tật và các đơn vị y tế liên quan phải được kiểm soát nghiêm ngặt.

6. Nhà báo phải hiểu rõ vị thế của mình rất khác biệt với những vị trí trong các tổ chức chính phủ, pháp lý, hoặc tòa án, cũng như các thể chế đảng phái chính trị hoặc các hình thức chính trị khác. Nhà báo phải nhận ra các hoạt động của mình sẽ chấm dứt khi anh ta bị quyền lực ảnh hưởng.

7. Nhà báo phải hiểu rằng những hành động thiếu chân chính là nhà báo tận dụng thanh thế, quyền hạn, quyền lợi, cơ hội của mình để tuyên truyền thông tin quảng cáo hoặc liên quan đến nhu cầu kinh doanh, đặc biệt trường hợp những tài liệu và hình thức kinh doanh không rõ ràng. Xét trên khía cạnh đạo đức, kết hợp giữa nghề báo và hoạt động quảng cáo là điều không thể.

Nhà báo không nên sử dụng thông tin bí mật phục vụ lợi ích riêng hoặc lợi ích của gia đình.

8. Nhà báo phải tôn trọng và bảo vệ quyền lợi báo chí cho đồng nghiệp và tuân thủ điều luật về cạnh tranh công bằng. Nhà báo nên tránh các tình huống gây tổn hại cho lợi ích cá nhân và lợi ích nghề nghiệp của đồng nghiệp, thông qua thỏa thuận hợp tác với những điều kiện thiếu thiện ý về vật chất, địa vị xã hội, và đạo đức.

Nhà báo phải tôn trọng và kiên quyết bảo vệ quyền tác giả liên quan đến bất kỳ loại hình hoạt động sáng tạo. Đạo văn là không thể chấp nhận. Sử dụng tác phẩm của đồng nghiệp trong bất kỳ hình thức nào đều phải ghi rõ tên tác giả.

9. Nhà báo phải từ chối những công việc có thể vi phạm các quy tắc nêu trên.

10. Nhà báo phải sử dụng và đòi quyền áp dụng bảo lãnh của luật dân sự và luật báo chí để bảo vệ bản thân trước tòa án, trong các tình huống cưỡng bức, đe dọa cưỡng bức, xúc phạm, tổn hại hoặc bị phỉ báng tư cách đạo.

Quy định này được Hội đồng Nhà báo Nga đã thông qua ngày 23/06/1994, tại Moscow.
(Nguồn: Xứ Nét)

Bò chăn gái

(Nguồn: Xứ Nét)

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Quê mình đơi...

















Những ngày xưa ấy

Ngày xưa, khi còn học ở Hà Nội, mỗi lần về quê nghỉ Tết nguyên đán, vào chiều 30, mình xách chiếc cuốc theo ông nội ra nghĩa trang rãy cỏ, thắp hương.
Trước tiên là mộ các cụ, sau đó đến mộ bà nội. Bà nội mất từ năm 1972, lúc đó mình mới được có hai tuổi, nên không thể có được hình ảnh của người bà gần gũi, thân thương nhất trong tâm trí. Mẹ mình quê ở Ninh Bình, theo ông bà ngoại sang Lạc Thủy - Hòa Bình lập nghiệp, rồi ở đó cho đến khi lấy chồng, ngày bao cấp, chặng đường vài trăm cây di chuyển thật khó nhọc và điều quan trọng là kinh tế không cho phép. Cứ phải vài năm, tích cóp tiền lương, bố mẹ mới cho cả nhà về Hòa Bình, chính vì lẽ đó, mình rất ít khi được về thăm ông bà ngoại, để rồi đến khi ông bà ngoại mất, mình cũng chẳng được về. Bởi vậy, mình thấy bọn nhỏ nhà mình giờ sung sướng hạnh phúc vô biên, vì chúng sinh ra, lớn lên còn nguyên cả ông bà nội, ngoại.
Lại nói chuyện theo ông nội ra nghĩa trang làng vào chiều cuối năm, Tết nào hầu như chiều 30 cũng lâm thâm mưa phùn, ở nghĩa trang làng đông hơn hẳn ngày thường, nghĩa trang đón những người đi làm ăn xa suốt năm, nay mới có dịp về thắp hương cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người thân...dững nắm hương trong chiều đông muộn nghi ngút khói, đôi lúc bốc lửa cháy rừng rực khi gặp gió.
Ông dẫn mình đi từ đầu đến cuối nghĩa trang, chỉ cho mình dững ngôi mộ nằm lúp súp bên nhau...đây là mộ cụ, mộ bà...đây là mộ bà Khoản, lúc sống mỗi lần đi chợ hay mua quà về biếu ông. Đây là mộ ông Thảo, lúc sống ông làm Chủ tịch xã, đây là mộ ông Xót...mình theo chân ông đi dọc những dãy mộ mà như đang gặp lại từng người thân thiết lúc còn sống, dững người đang ở thế giới bên kia như rất gần với hai ông cháu.
Năm 1999, mình đang chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp thì nhận được tin từ ông anh cả: Ông mất rồi, mày về đi. Bỏ cả bài vở, mình phi từ nhà trọ về quê thì trong nhà ngoài sân đã đông đặc người...
Mình nhìn thấy ông bác ruột, bố, các cô, chú đang đứng quanh giường ông, tất cả im lặng. Ông bác cả đang sống ở Hà Nội, bỏ cả gia đình trên ngã tư Vọng về chăm ông gần chục năm nay bỗng dư hóa trẻ nhỏ, nước mắt lưng tròng, mái đầu còn lơ thơ mấy sợi tóc bỗng rung lên bần bật và nấc lên từng hồi, chỉ chờ có vậy, các cô mình lúc đó mới khóc lên thành tiếng, nước mắt tuôn dư sông, dư suối...
Ông mất chưa được một năm, bác cả cũng đi theo ông, căn nhà trở nên hoang vắng đến vô cùng. Cũng kể từ đó, chiều cuối năm mình mình cầm cuốc ra nghĩa trang làm dững việc ngày xưa ông nội dạy. Thời gian trôi qua mau, cứ mỗi năm ra nghĩa trang lại thấy thêm một vài ngôi mộ mới của dòng họ...và chiều đông cuối năm bên dững ngôi mộ của người thân yêu của mình, lòng buồn đến tê tái, tự thấy dâng tràn bao xúc cảm...
Hôm rồi ngồi đọc bài thơ "Ở nghĩa trang thành phố" của anh thần đồng Khoa, càng thấy thấm thía sự buồn ở cái cõi đời này.
Ở nghĩa trang thành phố
Gửi bạn gần
tặng những bạn đang xa

Người hạnh phúc và người đau khổ
Đều gặp nhau trắng toát ở nơi này
Đều dài rộng như nhau vuông cỏ biếc
Đều ấm lạnh như nhau trong gió heo may

Ôi thiên nhiên, cám ơn người nhân hậu
Những so le, người kéo lại cho bằng
Ít nhất cũng là khi nằm xuống
Trong mảnh gỗ rừng, dưới một vầng trăng...

Những nấm đất lặng thinh như trăm ngàn nấm đất
Ai hay đâu, đây là những con người
Với bời bời nỗi niềm tâm sự
Đến bây giờ có lẽ vẫn chưa nguôi...

Tôi đi giữa nổi chìm bao số phận
Người xưa vẫn đây mà, có xa cách chi đâu
Tôi thầm gọi, sao không ai lên tiếng
Chỉ hoang vắng dưới chân và sương khói trên đầu...

Cháu bé nào đây, vài tháng tuổi
Rợn mình nghe tiếng gió khóc u oa
Một cái với tay giữa lưng chừng trời đất
Cõi đời này thôi thế đã đi qua...

Cụ già từ nơi đâu không rõ
Lặn lội tìm ai về thành phố xa xôi
Rồi vấp ngã trước một tia nắng quái
Con cháu, anh em là sỏi đá quê người...

Và em gái xinh tươi, hiền dịu
Bao trái ngọt chín vì em, em đã nhận được gì?
Tấm áo hoa chờ em vào tiệc cưới
Có ai ngờ thành áo liệm lúc em đi...

Trời rộng vô cùng, đất cũng rộng vô cùng
Bởi khoảng trống mỗi con người bỏ lại
Cái khoảng trống nhỏ nhoi bằng chính vóc họ thôi
Mà cả thế giới này không sao bù nổi...

Cái chết vẫn rình ta sau từng ngưỡng cửa
Cua đường hẹp, chiều mưa, vài sải nước gần bờ
Ta chả là gì giữa bốn bề bất trắc
Chỉ tích tắc khôn lường ta đã hóa người xưa...

Ta đâu muốn ví đời mình cùng ngọn cỏ
Ngọn cỏ yếu mềm, ngọn cỏ nhỏ nhoi
Nhưng khi ta đã nằm dưới mộ
Cỏ vẫn xanh biêng biếc ở bên trời...

Trước thiên nhiên, con người như khách trọ
Như ảo ảnh chập chờn, thoáng đến, thoáng lìa xa
Chúng ta sống bên nhau, dẫu năm này tháng khác
Thì cũng vẫn là chỉ một thoáng giữa sân ga...

Mặt trời lặn, mặt trời còn mọc lại
Ngôi sao rụng vào đêm vĩnh viễn chẳng luân hồi
Ta nghe tiếng rì rầm của những hàng bia đá:
Con Người ơi! Hãy thương lấy Con Người...



Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

"Lòng cuồng điên vì nhớ..."


Mình biết cái lốc “Lão thầy bói già” cách đây khoảng một năm. Vào đó, vừa đọc, vừa phá lên cười bởi những mẩu cực ngắn thú vị kinh.
Và từ buổi đầu tiên tình cờ đọc lốc của lão thầy bói già, thành quen, hầu dư ngày nào cũng vào một phát. Dưng toàn đọc viết ngắn của lão mà thôi.
Đùng một phát, cả tháng thấy lốc của lão im lìm, và cũng đùng một phát, trên lốc có dòng thông báo tin buồn, sau một thời gian bạo bệnh, chống chọi kiên cường với tử thần, lão đã ra đi, vợ lão đưa cái tin đau buồn này trên lốc của lão. Thế là lão ra đi khi mới chạm tuổi 37.
Cũng từ hôm đó, xứ nét xôn xao, ngẩn ngơ, tiếc nuối về sự ra đi của lão. Mình bất ngờ đọc được mấy bài thơ của lão, trong đó, có bài: “Có một phố vừa đi qua phố”…
Từ ngày lão rời xa cõi tạm, mình không vào lốc của lão nữa, bữa nay mưa nhiều, ngồi buồn, nhớ mùa thu ngoài ấy, hí hoáy vào lại lốc “lão thầy bói già” và đọc bài thơ này, thấy lòng dư trĩu nặng. Càng đọc, càng thấy buồn…
Mình xin phép lão đưa nó về bên mình.

Có một phố vừa đi qua phố

Có bao người vừa đi qua phố
Có một phố vừa đi qua phố
Có chút lòng khẽ chạm… làn rêu.
.
Phố, kẹo lạc kẹo vừng
Con dế thơ ngây gáy vào cơn ngủ
Nắng câu Kiều thơm gió những vòm đêm
Cánh cò lạc bờ đê
cò dò trên ngói
bỗng gặp cái cò trong tiếng à ơi…
.
Phố, làng lúa làng hoa
Người trong phố về quê trong phố
Ngã tư lòng
vương
ngát sen hương…
.
Phiên chợ đầu hôm
Sông Hồng cong mình trên bờ vai thành phố
Người quang gánh gánh làng về phố
Mùa nước đỏ mắt người cũng đỏ
Mỗi mảnh trăng phôi trên mỗi mảnh đời…
.
Cửa ô
Im lìm
Đoàn quân
chuyển mình lên biên giới
Những giọt máu hai mươi hợp dòng xa phố
Ngọn đèn - Tim
cháy thâu sương...
Có người cha tiễn con,
mắng vợ mình mau nước mắt
Nhưng đêm ấy là đêm
mờ mưa, sao tắt
Gò má người cha
mọng
thắp
Ánh sao…
.
Vỉa hè
Lang thang
Đứa trẻ không nhà
trèo sấu trèo me đi bán
Sau cơn mưa
gẫy rắc
cành me…
Người đàn ông
nước mắt không rơi suốt thời chinh chiến
Bỗng mặn mòi se giọt… giữa vành môi!
.
Khúc ơ khúc ơ…
Đêm qua
Tiếng rao cũ lạc người trên gác cũ
Có cụ già cô đơn bỏ phố
Chị hàng rong
đặt tấm bánh trên bàn thờ, hương đỏ
Những mảnh lòng chưa thành quen trong phố
Khóc ngậm ngùi tiễn tưởng một người thân.
.
Bình minh bay từ khung cửa sổ
Dòng sông trôi từ khung cửa sổ
Đa - Nuýp
xanh
sắc cốm Vòng
Những mảng trầm thiêm thiếp giấc đông
Bỗng mở mắt cái hoa lên tháng
Có người con gái
Dịu dàng đưa tháng qua môi
,…
.
Ta bên nhau trên phố của bao người
Bao ân tình vừa đi qua phố
Có một phố vừa đi qua phố!
Có một người lắng phố, bên em.
.
Em hồn nhiên cho phố hồn nhiên
Tóc phả mái bên chiều
phai phai nắng ngói…
Thân thương quá!
lòng sao chợt hỏi
Phố của mình có nối,… phố trong em?!
(Đinh Vũ Hoàng Nguyên- tên thật của lão)
.


Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Con chó nhà em

Giời mưa suốt cả tuần nay, đêm đéo nào cũng rả rích, tiếng xe chạy ngoài đường nghe ướt nhèm nhẹp, nẫu cả ruột. Rượu bia thì dạo này xuống cấp, tu vào có tí đã hoa mắt chóng mặt, chẳng còn cái thú gì trong đêm khuya nghe mưa rơi não nề cả, mới thấy, ôi cái cuộc đời thật nhảm nhí làm sao?
Đánh bạn với cái máy tính hóa hay, dưng khả năng sáng tác thật tăm tối, mãi không rặn ra được bài nào, sao ngu thế cơ chứ, thôi thì lấy trên xứ nét cái này đọc cho khuây khỏa vậy.
Đề bài: “Hãy tả con chó nhà em”. Nội dung bài văn như sau:
Chủ nhật vừa rồi, bố em mua về một con chó. Em rất vui, vì từ bé đến lớn chỉ được nhìn thấy con chó mỗi lần về quê chơi.
 Nhà em ở chung cư giữa Hà Nội, không được nuôi chó. Nhà các bạn em cũng đều là chung cư, vì em học trường tiểu học dành cho khu đô thị mới, nên cũng không có chó. Mèo thì khu nhà em có rất nhiều, nhưng em không thích mèo. Con mèo của mẹ em hay ị bậy. Mỗi lần nó ị bậy, em thường lấy dép ném. Bà nội em cũng ghét con mèo như tất cả các thứ khác của mẹ em, thường bảo em là giết mèo phải ném trúng đầu nó. Một lần, bà đưa cho em cái chày giã cua, bảo em ném, đầu con mèo nát bét. Mẹ em về nhìn thấy không mắng em mà còn khen em rất to vì biết nghe lời bà.
Con chó bố em đem về rất đẹp. Thân mình nó to bằng cái gối em hay ôm cho đỡ nhớ mẹ mỗi lần sang ngủ phòng bố. Đầu nó to bằng cái bát ô tô bà nội hay úp mì cho em những lúc bà đánh tam cúc bị mệt không nấu được cơm. Mẹ hay ngửi cái bát này mỗi khi về nhà nên em nhớ rõ lắm. Da con chó màu vàng đậm, láng mượt, lấp lánh dưới ánh điện. Nó rất hay cười, lúc nào cũng nhe hàm răng trắng cười toe toét với em. Nó còn có một cái đuôi nhỏ cong vút. Nó không giống những con chó em hay nhìn thấy.
Con chó về đến nhà một lúc thì đi ngay vào bếp. Chú Toàn, bạn thân của bố em chặt nó ra làm nhiều khúc rồi thái nhỏ, bày lên đĩa. Thịt chó ăn ngon quá. Em chưa bao giờ ăn gì ngon như thế.
Mặc dù em không được ăn hết cả đĩa chó vì mẹ em về và bảo: các anh làm gì ở nhà tôi thế này? nhưng em biết mình rất yêu chó. Em muốn các bạn cũng yêu thương động vật như em./..

Viết cái đéo gì bi giờ?

Chểnh mảng, lười, bạc nhược, suy đồi...
Chẳng biết viết cái đéo gì bi giờ nữa, chán kinh người, thôi thì ủn cái hình chụp với bạn Dương Thị Loan, người Tày, hơn hai chục tuổi đầu, làm hướng dẫn viên Khu di tích Pác Bó- Cao Bằng đã ba bốn năm giời, bạn này thuộc về Bác dững ngày ở Cao Bằng hơn cả người đã từng sống với Bác hồi ấy, đi đến đâu, nói thông văn tự đến đó...Mình có một cảm nhận: Hướng dẫn viên du lịch hay di tích, bảo tàng...ở bất cứ nơi đâu trên cái đất nước này cũng y chang dư nhau, đọc thuộc bài, nói nheo nhẻo mà đéo có xúc cảm, cứ dư máy nói, hết ngày ăn tiền! hahaha!!!!!