Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Nước mắt

Suốt từ chiều 4/10 đến giờ, nước mắt đã rơi nhiều mỗi khi đọc những thông tin về Đại Tướng.... Đại Tướng ơi, năm xưa Bác Hồ mất, con chưa kịp sinh ra, chỉ nghe lại, xem lại những hình ảnh đau xé lòng của người dân Việt trước sự ra đi của Bác. Nhưng hôm nay, con đã tận mắt thấy nỗi đau của muôn trái tim dân Việt trước nỗi mất mát lớn lao của dân tộc. Con kính mong linh hồn Đại Tướng thanh thản trên quê hương của Người....! con sẽ đến Vũng Chùa thắp nhang trước mộ Đại Tướng!!!!

Dạ Khúc

Cần đêm trắng để trút vơi lòng đầy Cần thêm nắng để em nhìn vừa bóng tối Cần thêm anh hỏi han cho giấc trưa em yên lành Cần thêm những lần hẹn như cuối cùng Cần tay níu để thấy anh còn gần Cần môi nóng để biết lòng còn ấm cúng Cần thêm anh, cần thêm cho những khi em lo sợ Cần thêm yêu hay cần thôi biết yêu Đã cần thế, thương thật rồi Vẫn như anh còn xa rất xa Vì đã vùi hết những ước mơ dịu ngọt Em thêm cần anh đến muôn lần Thế tình nhé, xin về gần Nối thêm yêu thương vào với nhau Tình có dậy sóng vẫn cứ xin tình nồng Nối em vào anh chiếc hôn nồng.... Cám ơn nhạc sỹ và những ca sỹ đã thể hiện ca khúc này.... cuộc đời là gì???? người ta sống trên cõi đời này để làm gì??? khi cuối cùng cũng hòa vào đất....

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Còn có ai có thể lấy đi nước mắt của nhân dân nhiều như thế này không?

Mình lấy lại câu này trong mục ý kiến độc giả của Việt Nam Nét, có lẽ chẳng cần viết gì thêm khi mà tâm trạng của hàng chục triệu dân Việt đang đớn đau trước một cái chết hóa thành bất tử!!!! Mình chỉ lấy lại những cảm xúc của muôn người khi vào viếng Đại Tướng tại số nhà 30 Hoàng Diệu trong những ngày qua, chỉ vậy thôi, cũng thấy Đại Tướng là của nhân dân. Sau Quốc tang này, sẽ có nhiều Quốc tang khác, nhưng nước mắt chắc chắn sẽ thôi không rơi nhiều như nhưng những ngày này! Sau 44 năm, nước mắt cho một linh hồn bất tử lại đang chảy dài như sông… … “Còn có ai có thể lấy đi nước mắt của nhân dân nhiều như thế này không? Tất cả những gì mà chúng ta nhìn thấy hôm nay là lòng yêu nước và kính trọng những vị lãnh tụ vì dân vì nước.Những tấm gương ngàn đời sau dân tộc vẫn sáng để con cháu mai noi theo. Nhiều hoa đến viếng Đại Tướng quá! mong các anh bộ đội sẽ trải một "đường hoa" đến tận nơi an nghỉ của Bác nhé! Được QUỐC TANG đã khó, nhưng đươc NHÂN DÂN TANG thì năm 1969 một lần, lần này là hai….”

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Vĩnh biệt Đại Tướng!

Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp qua đời lúc 18h09 ngày 4/10 tại Viện quân y 108 (Hà Nội) khi ông vừa bước sang tuổi 103. Đại tướng qua đời vào 18h09 phút chiều 4/10, tại bệnh viện nơi ông nằm điều trị từ năm 2009. Mới cách đây hơn một tháng, Đại tướng bước sang tuổi 103. Thi hài ông được chuyển từ khu chăm sóc đặc biệt đến nhà lạnh trong sự nghiêm cẩn của những người lính bồng súng. Căn biệt thự cổ 2 tầng số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội), nơi ông và gia đình ở vẫn sáng đèn trong đêm, các căn phòng đều để cửa mở. Khuôn viên trước nhà ông vẫn thẫm một màu xanh tĩnh lặng. Ngay trong đêm, nhiều hãng tin lớn trên thế giới đã đồng loạt đưa tin Đại tướng trên vị trí nổi bật. Bloomberg dẫn lời Stanley Karnow, nhà báo kiêm nhà sử học và là tác giả một cuốn sách nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam nhận xét: "Sau Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp là nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam thế kỷ 20.Ông là một vị tướng tự học, và chìa khóa của tài chỉ huy quân sự của ông là chiến lược kiên trì bền bỉ tuyệt đối. Tân Hoa Xã ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị anh hùng, là một huyền thoại ở Việt Nam. "Ông được người dân Việt Nam tôn kính, chỉ sau Chủ tịch Hồ Chí Minh", hãng thông tấn Trung Quốc đánh giá. Trong khi đó, hãng thông tấn Mỹ AP cho hay Tướng Giáp nổi lên "là một lãnh đạo của đội quân áo vải, gồm những du kích quân đi dép xăng đan làm từ lốp xe, kéo từng cỗ pháo qua những ngọn núi để bao vây và tiêu diệt quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ năm 1954". Sinh ngày 25/8/1911 tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vốn là một thầy giáo dạy sử đã trở thành "người anh cả" của lực lượng vũ trang Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam. "Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam; quyết chiến và toàn thắng!" - Mệnh lệnh nổi tiếng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Trong Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn. Đặc biệt tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Hồ Chí Minh (1975) - những bước ngoặt trong lịch sử dân tộc. Sau khi đất nước thống nhất, Đại tướng là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng (đến 1980); Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 - 1991). Ông cũng là đại biểu Quốc hội các khoá I - VII. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử, quân sự trong nước và thế giới đều đánh giá Đại tướng là người toàn tài kể cả trong thời chiến lẫn thời bình. Ông đặc biệt được người dân Việt Nam nhiều thế hệ yêu mến, kính trọng bởi tài năng cũng như sự gần gũi, bình dị trong cuộc sống. Trong Bách khoa toàn thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất. Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết hôn lần đầu năm 1934 với nhà cách mạng Nguyễn Thị Quang Thái. Hai người có một người con là bà Võ Hồng Anh (1941-2009). Bà Hồng Anh là tiến sĩ khoa học và từng đoạt giải thưởng Kovalevskaia. Đại tướng tái hôn với giáo sư Đặng Bích Hà (con gái của giáo sư Đặng Thai Mai) sau khi người vợ đầu hi sinh vào năm 1944. Ông bà có 4 người con là Võ Hòa Bình, Võ Hạnh Phúc, Võ Điện Biên và Võ Hồng Nam./… (Nguồn: vnexpress)