Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

Đi qua vùng cỏ non

Ngày ấy, mùa hạ quê mình, đêm trước bão, cây ngoài vườn im phăng phắc, rõ nhất là cây bồ kết và rặng xoan bên góc sân soi bóng xuống bờ ao. Lá trên cây bất động càng làm cho cái nực của mùa hạ tăng gấp bội phần! Mẹ đã thức cả đêm, mình gối đầu lên một bên tay mẹ, tay kia mẹ phe phẩy bằng chiếc quạt nan mua của nhà ông Duyện! cả đêm cái quạt không nghỉ, cứ như vậy để mồ hôi trên lưng mình khô dần và chìm vào giấc ngủ. Nhưng bài hát mẹ ru mình năm ấy đã đưa giấc ngủ của mình đến nhanh và say hơn mãi bây giờ không quên, đó là bài “ Đi qua Vùng cỏ non”, ngày ấy giờ đã 35 năm rồi và mình biết sẽ không bao giờ trở lại! Đời người dần trôi đến cái đích của muôn kiếp…, nhưng dẫu chỉ là phù vân, là hữu hạn của kiếp người thì ca từ và giai điệu mà mẹ đưa mình đến với “ Đi qua vùng cỏ non” ngày xưa ấy vẫn về lại trong mình những lúc đau đớn, tuyệt vọng nhất để mình đứng dậy vịn vào bước đi! Kể cả những ngày tháng này, khi chính Người đã không hiểu cho chính mảnh đời dứt ruột Người sinh ra! Mình vẫn nằm nghe và nước mắt chảy dài trong đêm…, nước mắt nhiều như ngày cách đây mấy chục năm ngồi bệt đầu cổng chờ mẹ đi dạy học về muộn… “Đi qua vùng cỏ non , ngỡ mùa xuân đang đến. Bâng khuâng chiều ba mươi, tóc em xanh màu trời . Đi qua vùng lá rơi, ngỡ mùa thu đang tới. Đường rộng nào em đi, đóa hồng nào trên ta. Em phải đi đến nơi. Dù muộn cũng phải nói với nhau. Những dòng sông đã lâu, không ra được biển rộng. Là... những dòng sông lạc loài, muộn phiền quanh vách núi, như gương không người soi. . Đi qua vùng nhà em, không còn em ở đó . Bỗng nhớ từng tiếng hát, thiết tha yêu cuộc đời. Em đi về những nơi, bạn bè đang ở đó. Còn vượt đèo băng sông, giữa biển trời mênh mông. Như chuyện đã viết xong. Mà lòng mình còn muốn nói them. Những giọt nước mắt ai... lăn trên môi vừa cười . Và những được mất riêng của mình... đời người ai cũng có. Hãy cho nhau tình yêu! Hãy thương nhau thật nhiều...! .. Đi qua vườn trẻ chơi, ngỡ bầy chim đang hót . Ta nghe đời vui hơn... Những nghĩ suy một mình. Đi thăm người mới quen, một lần chưa nói hết. Chuyện dài của quê hương, hiểu nhiều càng yêu hơn . Như người đứng gác đêm. thầm lặng mà đẹp lắm đất nước ơi . Những người dân nước tôi. mang con tim thời đại. Đẹp nhất cuộc sống vì mọi người. Vì đàn em thơ ấy. Những bông hoa của hôm nay. Những bông hoa của mai sau… .

Xứ An Nam

Cái mà chúng ta thiếu nhất là sự sâu sắc. Chúng ta có đời sống bên trong rất nghèo nàn và bạc nhược, những tính tình phong phú, dồi dào mãnh liệt chúng ta ít có, chẳng dám yêu cái gì tha thiết và cũng chẳng dám ghét cay, ghét đắng..., người xứ mình ít có khả năng đặt mình vào vị trí người khác. Tức là tri kỷ chứ không tri âm, hai kẻ ngồi nói chuyện với nhau như hai người điếc. Thói xấu nhất của người xứ An Nam là rất sợ nói về thói xấu của mình! Ngày ngày đi về 20 cây số ở những cung đường trọng điểm, tôi cảm thấy người xứ ta là những người khổ nhất thế giới và có tài tự làm khổ mình nhất thế giới!Nước ta nghèo, rất nghèo, trong lịch sử luôn là mục tiêu của các thế lực bành trướng. Tinh thần dân tộc của chúng ta hình như chỉ phát huy khi đất nước có biến bên ngoài. Người xứ ta rất thông minh, tuy nhiên chỉ là những cá nhân đơn lẻ!- Ăn tham nói lớn là người Việt Nam...Một xã hội nghèo khổ thì bao giờ cũng dễ thành một xã hội xấu xa...

Nhân sinh quan

Con người đã có mặt trên đời này như một cái kiến, thoắt sống, thoắt chết, thoắt đoàn tụ, thoắt chia ly trong có vài chục năm ngắn ngủi. Đáng tự do thoải mái thì cứ tự do thoải mái, đáng từ tốn lịch sự thì cứ từ tốn lịch sự..., Mỗi người hãy trọn vẹn với mạng sống của mình. Đó là toàn bộ ý nghĩa của sinh tồn!

Nằm mơ

Nếu như một người nằm mơ, tới lúc chết mà vẫn chưa tỉnh thì giấc mơ đó có được coi là giấc mơ không?

Điều không mới

Nếu biết hy sinh cho nhau, con người vẫn có thể hạnh phúc ngay cả lúc tuyệt vọng nhất!

Ông nội...

"Chỉ khi ông mất rồi, giàu kinh nghiệm sống hơn, tôi mới xót xa nhận ra rằng: Khi con biết thương người, thì người chỉ còn là đống cỏ thôi!"

Cuộc đời ơi...

"Cuộc đời thật ngắn ngủi và thế hệ chúng tôi đã bắt đầu sự kết thúc kiếp phù sinh của mình. Tất cả chúng tôi sắp đi qua hành tinh này mà không để lại một vết xước nào!"

Con người

Con người sinh ra không có gì cả và chết đi cũng chẳng mang được gì. Cuộc sống thế tục đầy rẫy những khổ đau, dằn vặt và con người ta trở nên yếu ớt, thụ động vì thấy mình bất lực. Họ luôn cầu khẩn, van nài ở bất cứ một thế lực siêu nhiên nào đó để có được sự giúp đỡ cứu rỗi. Nhưng họ không biết rằng chỉ có tự mình mới có thể cứu vớt được chính mình bằng những thay đổi tích cực trong nhận thức và lối sống.