Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Chị Huyền Thơ đạo thơ...?

An Nam là xứ nghìn năm coi văn chương là tuyệt học trên đời nên tầm chương trích cú, đối đáp lọ chai được cho là đỉnh cao trí tuệ. Trong giấc mơ vươn tới ngôi sao ấy, làm thơ là lựa chọn thể hiện của nhiều bậc tao nhân, mặc khách còn làm vè là lựa chọn của cần lao chân đất, thối tai. Lâu dần, thời gian xoá nhoè biên giới và người ta gọi chung ráo cả là thơ. Không có xứ nào mà đông người làm thơ và xưng là nhà thơ đến thế. Ra đường nhổ bọt phát không cẩn thận trúng ngay mặt nhà thơ. Người người làm thơ, nhà nhà làm thơ. Thơ từ áo trắng học trò cho đến bạc phơ già hói. Thơ từ đám hèn mọn, chân lấm, tay bùn cho tới cả các quan lớn, ra đường chả phải vịn ai. Đương chức thơ mà hiu rồi càng thơ mãnh liệt. Cứ như thể cả nước chúng ta hít thở trong bầu không khí toàn những vần điệu, cấu tứ, ngôn từ. Vậy thì nhà thơ ra nhà thơ của An Nam đang sống ở đâu? Nhà thơ đích thực không thể nào lấy tiêu chí học trường viết văn Nguyễn Du hay các lớp văn chương khác. Nhà thơ đích thực cũng không thể lấy tiêu chí đã in thơ. Nhà thơ đích thực không thể lấy tiêu chí đạt giải thưởng. Lề lối chấm giải xứ này thì kinh mẹ nó rồi. Ai cũng hoang mang thế nên lúc nào cũng phải cố khác người thường. Phải vượt ra mọi khuôn khổ. Phải luôn luôn mới mẻ. Dù cả sự mới mẻ đầy u tối. Thậm chí thơ nó chỉ còn là con chữ chứ không phải con nghĩa. Các nhà thơ đa phần chỉ đọc thơ mình viết dù mồm ông ổng khen thơ thằng khác. Ngoài lý do về thói tị nạnh thường trực thì còn liên quan tới chuyện không thằng nào thẩm nổi thơ thằng nào. Chỉ bản thân thằng viết mới đọc nổi do thơ của các nhà thơ bây giờ nó trúc trắc, lúc lắc, triết lí, tuyên ngôn liên miên, dùng các từ càng khó hiểu càng ra vẻ uyên bác. Cái kiểu ấy làm cho việc đạo lấy một tứ thơ, một câu thơ trở thành chuyện thường ngày ở huyện. Vì để bán được thơ thì cả tập ấm ớ cũng cần lấy đôi bài độc giả họ đọc được. Không thì cả làng văn cứ đóng cửa và thủ dâm tinh thần với nhau thôi. Vậy nên, tôi khuyên các anh đừng có cố thành nhà thơ. Có thành tựu thì cũng thành thằng hâm trong mắt gái. Áp lực nổi tiếng loanh quanh lại thành thằng ăn cắp hay tệ hơn nữa là ăn cướp và la làng. May mắn được chỗ nào chú ý, gặt hái được thành công bên lề thì thơ lúc đó chỉ còn là xôi thịt. Giống mấy anh nhà thơ lại lơ ngơ làm nhà quản lý ấy, hehe. Không có thành tựu thì lại thành thằng làm vè Facebook. Kiểu này thì giống tôi. Nguồn: blog tre làng

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

Hớ hớ hớ...

Trước cổng cơ quan, một bác nông dân thập thò, nghiêng ngó. Thấy vậy, anh bảo vệ quát to: - Ông kia! Tới có chuyện gì? - Tôi muốn gặp giám đốc xin cái giấy xác nhận! - Hôm nay giám đốc nghỉ lo đám tang. Bố giám đốc vừa mất! - Vậy cho tôi gặp phó giám đốc được không? - Cũng không được! Vì bố phó giám đốc cũng vừa mất! Vẻ thất vọng lộ rõ trên gương mặt bác nông dân, nhưng bác vẫn cố hỏi thêm: - Vậy cho tôi gặp trưởng phòng được không? - Không được! Bố chồng của trưởng phòng vừa mất. - Vậy cho tôi gặp phó phòng! - Không được! Hôm nay phó phòng nghỉ lo đám tang. Ông nội phó phòng vừa mất! - ĐKM! Anh đùa tôi đấy à? Chết đéo gì mà lắm thế? - ĐKM! Ông chửi ai đấy hả? Đã không biết thì im mồm đi! Chết mỗi người chứ lấy đéo đâu ra mà lắm! Bố của giám đốc thì cũng là bố của phó giám đốc, thì cũng là bố chồng của trưởng phòng và là ông nội của phó phòng. Vì giám đốc là anh ruột của phó giám đốc, là chồng của trưởng phòng và là bố đẻ của phó phòng. Ông dù chỉ chửi một người nhưng lại là chửi cả cái cơ quan này đó! Ông biết chưa hả? Thôi, về đi cho tôi đóng cổng cơ quan! - Vẫn sớm mà! Sao đóng vội thế? - Tôi phải về lo đám tang. Bác tôi vừa mất! (Nguồn: Beo)