Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Kiếm tiền dễ phết

Chị này chắc hơn trăm tỷ

Chị này chắc hơn bốn nghìn tỷ

Chị này chắc gần 50 tỷ

Xinh dư lày mà được có hơn 16 tỷ....hehehe, còn nhiều nữa, kể ra hơi bị mỏi mồm....

Trịnh Công Sơn viết về mẹ


- Có một người đàn bà yêu thương tôi và tin tưởng ở tôi nhất trên đời này người ấy có thể vì tôi mà hy sinh cả tính mạng. Đó là Mẹ tôi.

- Có một người bạn trung thành với tôi nhất trên đời này, người ấy có thể vì tôi mà từ bỏ hết mọi của cải, mọi thứ ân sủng quý giá nhất. Đó là Mẹ tôi.

- Nếu có ai bảo với tôi rằng ở một nơi nào đó có một người xem con mình vừa là mục đích đầu tiên vừa là mục đích cuối cùng của đời mình thì tôi tin chắc rằng người đó không ai khác hơn là Mẹ tôi.

- Mỗi người tình có thể ác độc với bạn nhưng trong lòng người mẹ thì chỉ có từ tâm.

- Sự ác độc mang đến giá băng trong lòng bạn và chỉ có hủy diệt chứ không thể nào làm sinh nở một điều gì tốt lành. Chỉ có ở người mẹ, bạn mới có thể tìm được lòng chung thủy tuyệt đối.

- Khi mẹ mất rồi thì bạn hãy tin chắc rằng không thể ở nơi nào có một lòng chung thủy tương tự như vậy nữa, bởi vì đối với mẹ, bạn là mục đích đầu tiên và sau cùng.

- Khi một người tình cho bạn một tình yêu thì trong trái ngọt đã có thêm mùi vị của cay đắng. Tình yêu của mẹ là không vụ lợi. Ở trái tim người mẹ chỉ có sự tràn đầy, không có bớt đi hoặc thêm vào gì nữa.

- Nếu thân xác đi mà linh hồn vẫn còn lại thì bạn hãy tin rằng, mẹ sẽ là người đau khổ nhất chứ không phải là bạn. Ở nơi linh hồn đó, mẹ biết rằng từ nay không còn ai đủ tình yêu để chăm sóc và an ủi bạn trong những phiền muộn chập chùng của cuộc đời.

- Mất mẹ là mất một phần lớn của cuộc vui muốn được đền đáp, chia xẻ. Không có bài hát nào nói đủ về mẹ. Mất mẹ là mất đi một tài sản lớn nhất trong toàn bộ sự giàu có của một đời người.

(Nguồn: Báo Văn Nghệ)

Ảnh màu Việt Nam 1954

Khu vực từ Nam Định sang Thái Bình năm 1954...
...Còn đây là Hải Phòng năm 1954

(Nguồn: Bee)

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Gửi bạn báo


Chỉ trong một tuần, đã có 2 nạn nhân bị những chiếc xe chở tôn của "dân" cứa cổ dẫn đến tử vong tại Thủ đô Hà Nội anh hùng. Đó là những chiếc xe cà tàng chế từ sắt vụn kiểu 3 bánh hoặc hơn một chút, không hề qua kiểm định, do những người "dân" trên răng, dưới dép, không bằng lái điều khiển. Cả 2 nạn nhân xấu số đều không thể qua khỏi mặc dù được các ý bác sĩ tận tình cứu chữa, với những công nghệ hiện đại của thể kỷ 21.
Đã có nhiều người khóc thương cho 2 thân phận một già một trẻ. Nhiều người mong cho cả cháu bé lẫn cụ già đều sớm đầu thai ở Thuỵ Sĩ, NewZealand hay Hoa Kỳ.
Nhưng cũng thật khó để đoán định nạn nhân tiếp theo sẽ là ai.
Đã có nhiều người phân tích lỗi của vụ việc, nhưng quan trọng nhất lại là lỗi của mấy bạn làm báo thiếu lương tâm nghề nghiệp.
Một xã hội thượng tôn luật pháp, ắt sẽ không thể thấy những chiếc xe chở tôn kiểu này chạy vù vù trên phố đông. Tiếc thay, chúng vẫn ung dung hoạt động ngày đêm dưới mác thương binh, hay dân nghèo và mặc nhiên không ai dám động đến, kể cả những người duy trì luật pháp trên đường phố như CSGT.
Đã có rất nhiều vụ CSGT túyt còi và tạm giữ phương tiện chở hàng cồng kềnh, nhưng chính các bạn báo lại lên tiếng khóc than và tấn công CSGT bằng ngòi bút của mình. Lý do các bạn nêu ra ở đây là do anh ta nghèo và CSGT làm việc thì cũng phải cần cái tình. Ơ thế, nghèo thì được phạm luật à?
Một chị giám đốc vi phạm luật giao thông, không chấp hành hiệu lệnh của CSGT và ra sức chạy trốn, bị cẩu cả người lẫn xe về trạm, thì chính các bạn báo lại cố tìm cách chứng minh CSGT đã sai và dẫn dắt dư luận chĩa mũi dùi vào lực lượng đang làm những việc bảo vệ các bạn. Lý do các bạn ấy đòi thông cảm là cô ấy là phụ nữ chân yếu tay mềm thì làm sao có thể chống lại lực lượng CSGT. Ơ thế phụ nữ thì được vượt đèn đỏ à?
Một gã bán thực phẩm không rõ nguồn gốc trên phố, gây mất mĩ quan và trật tự đô thị, khi bị nhắc nhở đã tấn công lại anh công an. Khi bị công an khống chế thì chính các bạn báo nhảy vào rủa xả, đòi phải trừng trị anh công an đầy tinh thần trách nhiệm kia. Lý do mà các bạn bênh vực anh bán hàng rong là chỉ vì anh ta nghèo khó. Hóa ra, nghèo khó thì được bầy bừa, ỉa đái khắp nơi và được bán hàng không rõ nguồn gốc, và hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm gì trước sức khỏe, tính mạng của người khác?
Một anh CSGT đã bất chấp nguy hiểm đến tính mạng của mình trong khi đang phối hợp với một tổ khác đá ngã một gã côn đồ đãng bạt mạng chạy ngược chiều, đã bị quay clip và tung lên mạng bêu riếu, thậm chí đòi đuổi khỏi ngành. Thậm chí, anh còn bị các bạn báo đến tận nơi, quay clip, chụp ảnh nhân danh phỏng vấn rồi tung lên mạng, chỉ điểm cho đám dũ đãng tìm đánh và nhục mạ nhân phẩm trên mạng. Hóa ra, muốn làm người tử tế, trách nhiệm với cộng đồng cũng rất khó.
Một tay kền kền báo chí đang cố sức xâm nhập vào hiện trường của một vụ án trên cầu Nhật Tân, bất chấp lời cảnh báo, khuyên nhủ và van vỉ của những người bảo vệ hiện trường, đã bị cưỡng chế ra khỏi khu vực. Nhưng rất tiếc, chính các bạn báo chí lại quên mất mục đích chính là đưa tin về vụ án, thay vào đó các bạn đồng thanh gầm rú đưa hình ảnh anh kền kền bị công an đá đít. Sự hiếu chiến của các bạn không chỉ là ở chỗ thiếu khách quan, dàn dựng clip, khiêu khích cán bộ công an đang thực thi nhiệm vụ, mà còn ở chỗ các bạn đã và đang chống người thi hành công vụ và dường như đang cố ý xóa bỏ mọi dấu vết của tội phạm. Bằng cách này, chính các bạn đang tiếp tay cho ái ác, tiếp tay cho những tên giết người, bởi hành vi của các bạn sẽ gây khó cho cơ quan điều tra.
Còn rất nhiều những ví dụ khác nói lên lỗi của các bạn khi viết bài. Vì những bài viết ấy, những vụ vi phạm pháp luật đã được bảo kê và ngày càng trở nên trầm trọng.
Không xa nữa, chính các bạn sẽ là nạn nhân của những chiếc xe chở tôn cồng kềnh. Chính các bạn và những người dân lương thiện sẽ là nạn nhân của thực phẩm bẩn đường phố. Cũng chính các bạn sẽ phải nằm dưới bánh của những chiếc xe ô tô được điểu khiển bới những kẻ vô pháp vô thiên, "chân yếu tay mềm". Nhẹ thì để lại một phần thân thể, nặng hơn thì giá hạc quy tiên.
Cũng không xa đâu, kẻ giết người trên cầu, ném xác anh taxi tội nghiệp xuống gầm sẽ quay trở lại và tìm các bạn, bởi chúng không bị bắt khi chính các bạn đã nhiệt tình giúp chúng xóa dấu vết tội phạm tại hiện trường.
Cuối cùng, nhắc các bạn, hãy thượng tôn luật pháp để những cái chết thương tâm không bao giờ xảy ra.
P/s: Bài viết không nhằm vào các nhà báo chân chính, lương thiện.

(Nguồn:blog trelang)

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Lo cho dân hay chứng minh không có bồ, việc nào bảo vệ uy tín Bí thư?

Việc chăm lo cho dân bằng cả tâm huyết và việc chứng minh mình không có bồ nhí, việc nào sẽ “bảo vệ uy tín cho Bí thư Thanh Hóa” tốt hơn?
Trong tháng 8 và đầu tháng 9 năm  2016, một loạt các bài viết về lạm thu tại Thanh Hóa xuất hiện trên các báo.
Tại huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa, chị Nguyễn Thị Toàn bị cán bộ làng, xã xông vào nhà tịch thu cái giường duy nhất khi gia đình không đủ tiền đóng góp theo quy định của xã. Chồng chị đã mất. Một mình chị nuôi hai con. Chiếc giường là một trong những tài sản hiếm hoi còn được gọi là có giá trị trong nhà.
Tại huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa, gia đình chị Vũ Thị Mai thiếu 1.000.000 (một triệu đồng) tiền sản. Cán bộ xã, thôn vào tận nhà “cưỡng chế” chiếc xe máy và giữ tại nhà bếp của trưởng thôn. Khi chị Mai có đủ tiền nộp mới được chuộc xe về. Cùng hoàn cảnh với chị Mai, gia đình ông Hoàng Văn Chính bị “cưỡng chế” đôi lợn trong chuồng và cả chiếc ti vi khi ông Chính bôn ba kiếm ăn trên Hà Nội. Cho đến khi ông về đóng đủ tiền chuộc mới được lấy tài sản về.
Đó chỉ là một vài hoàn cảnh tiêu biểu trong “ma trận tận thu” tại Thanh Hóa. Ở một vài địa phương, trẻ con sơ sinh còn phải đóng phí nghĩa trang và trẻ ba tuổi phải đóng tiền làm đường ra đồng dù nhà không có ruộng. Ông Lê Như Tiến, đại biểu Quốc hội khóa 12, 13, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khóa 13 nói về hiện tượng tại Thanh Hóa “Tôi cho rằng, có lẽ đang hình thành tầng lớp giống như chánh tổng, lý trưởng ngày xưa, đó là cường hào mới ở nông thôn. Chỉ có cường hào thì mới o ép dân đến như thế.”
Sau khi các báo đăng rất nhiều bài viết Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến chỉ có một phát biểu duy nhất được đăng trên báo: "Tôi sẽ chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra và xử lý thông tin này". Sau đó mọi việc chìm vào im lặng.
Giữa tháng 9.2016, một loạt các trang mạng chống phá Đảng và các trang mạng không chính thống đưa thông tin về việc ông Trịnh Văn Chiến có bồ nhí. Những thông tin ngoài luồng này không được xã hội tiếp nhận và cũng không có bất kỳ giá trị gì trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Thế nhưng ngay lập tức Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến lên tiếng. Đầu tiên ông  cho biết “không quan tâm vì đây hoàn toàn là thông tin bố láo, bịa đặt”.
Tuy “không quan tâm vì đây hoàn toàn là những thông tin bố láo, bịa đặt” nhưng cả hệ thống chính trị của tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc. Tỉnh ủy Thanh Hóa có công văn gửi Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin – Truyền thông đề nghị xử lý các thông tin sai sự thật. Tỉnh ủy Thanh Hóa cũng có văn bản gửi chính thức gửi các cơ quan báo chí để thông tin chính xác, khách quan về vụ việc trên. Ông Đỗ Trọng Hưng, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết “Tập thể thường vụ thấy những thông tin như vậy là bịa đặt, vu khống. Hiện công an vào cuộc điều tra, làm rõ để bảo vệ uy tín cho Bí thư”.
Cả con trai Bí thư Thanh Hóa là ông Trịnh Linh cũng lên tiếng bảo vệ bố mình “Tôi là người trong gia đình, tôi hiểu rõ bố tôi nhất, làm gì có chuyện đó”.
Việc chăm lo cho dân bằng cả tâm huyết và việc chứng minh mình không có bồ nhí, việc nào sẽ “bảo vệ uy tín cho Bí thư” tốt hơn?
Không hiểu sao tôi cứ tưởng tượng về một viễn cảnh. Đó là khi thông tin về lạm thu được đăng trên báo chí, bí thư Trịnh Văn Chiến đến thăm hỏi những người dân. Ông huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để làm sáng tỏ vấn đề. Thay mặt Đảng ông có thể xin lỗi và cam kết sẽ chăm sóc cuộc sống của những người nghèo đói và yếm thế một các chu đáo hơn. Những người dân được đền bù và những sai phạm bị xử lý.
Rồi ngày hôm nay, khi tin đồn ông có bồ nhí lan tỏa thì chính những người dân khốn khổ ấy sẽ nói với cả xã hội rằng không Bí thư của chúng tôi là người tốt. Ông ấy không thể làm những việc “bố láo” như vậy được.
Khi những người dân gần ông nhất tin tưởng ông đến vậy, chắc hẳn công luận cũng sẽ dành cho ông nhiều thiện cảm hơn.
Nhưng viễn cảnh đó không xảy ra.
Người dân đã phải tự mình vật lộn với những o ép trong cuộc sống.
Và giờ đây ông Bí thư Trịnh Văn Chiến phải huy động mọi công cụ để bảo vệ uy tín của mình, cho dù đó chỉ là một nguồn tin nặc danh từ những trang mạng ngoài lề.

(Nguồn: Dân Việt)

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Đây là cách viết tin của BBC

Hình ảnh làm trái tim người Mỹ ‘tan chảy’
Người dân quyên 200.000 đôla qua mạng chỉ trong vài ngày sau khi xem hình chụp cụ già 89 tuổi đẩy xe kem ở Chicago.
Cụ Fidencio Sanchez phải đi làm trở lại từ mùa hè vì con gái duy nhất của cụ qua đời và cụ phải nuôi cháu.
Dù nhận được nhiều tiền đến vậy, cụ Sanchez nói vẫn sẽ làm việc.
Cụ đã bán kem ở thành phố Illinois suốt 23 năm.
Chỉ vừa nghỉ hưu được hai tháng, cụ nhận tin con gái qua đời tháng Bảy.
Vợ cụ, cũng từng bán kem, phải nghỉ làm hồi mùa hè vì sức khỏe yếu.
Việc quyên tiền bắt đầu thứ Sáu tuần trước, nhờ một người qua đường cảm động.
Ông Joel Cervantes Macias, mở nhà hàng Mexico, giải thích: “Tôi đau lòng khi thấy người này mà lẽ ra cụ phải tận hưởng nghỉ ngơi.”
Ông mua cho cụ 20 que kem với giá 50 đôla, rồi đăng bức hình lên Facebook.

Đến chiều thứ Hai, việc quyên tiền thu được tới hơn 201.000 đôla.”

Trẻ em Nhật Bản đến trường để làm gì?

Các thầy cô giáo ở Nhật tin rằng, thiên nhiên chính là lớp học tuyệt vời nhất cho mọi đứa trẻ, vì thế, họ tận dụng tối đa thời gian có thể để học sinh của mình được nghịch nước, vầy bùn và nô đùa thỏa sức.
Bắt đầu một năm học mới cũng là lúc cha mẹ Việt bắt đầu bao nhiêu nỗi lo, nào con không học chữ sớm đi học có bị "đì" không, làm bài tập về nhà thế nào, làm sao để con dậy sớm vượt đường tắc để đến trường đúng giờ, phải học thế nào để cuối năm được học sinh giỏi... Còn những đứa trẻ thì hàng sáng bịt khẩu trang kín mít, mệt mỏi ngái ngủ ngồi sau xe bố mẹ đến trường, đến nơi, chúng lại bị "nhốt" trong lớp học chật chội, nhiều nơi còn "cấm" chúng chạy nhảy, đùa nghịch; nhiều trường không có một khoảng sân đủ rộng để học sinh nô đùa lúc ra chơi...
Cứ thế suốt một ngày, lũ trẻ mụ mị với chữ nghĩa, bài tập, điểm số; chưa kể đến những giờ học thêm kéo dài đến tối muộn sau giờ tan trường. Trong khi đó, trẻ em Nhật lại khởi đầu một ngày mới bằng việc đi bộ đến trường, điều mà nghe thì tưởng chừng vô cùng đơn giản, nhưng để thực hiện được lại là cả một câu chuyện dài.
Ngôi trường Fuji ở ngoại ô thành phố Tokyo Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới với thiết kế chuẩn từng mi-li-mét theo triết lý giáo dục Nhật Bản. Trong lần xuất hiện ở show truyền hình nổi tiếng TED, kiến trúc sư Takaharu đã khiến tất cả khán giả ồ lên kinh ngạc khi ông chia sẻ một biểu đồ thống kê "khu vực vận động" của một em bé học sinh trong trường. Theo đó, cậu bé này trong 20 phút đã đi bộ tới 6km vòng quanh các khu vực trong trường và theo yêu cầu của thầy hiệu trưởng, ngôi trường được thiết kế để trung bình mỗi học sinh sẽ được vận động (đi bộ, chạy nhảy) khoảng 4km mỗi ngày. Câu chuyện về tinh thần vận động ở trường Fuji chỉ là một nét vẽ rất nhỏ trong bức tranh giáo dục thể chất chung ở các trường học Nhật Bản.
(Đây là một trường mầm non của doanh nghiệp FDI ở Trảng Bom- Đồng Nai)

Ngày đầu tiên đi học lớp 1 cũng là ngày đánh dấu chính thức việc trẻ em Nhật sẽ phải tự đi bộ đến trường, đó là một việc BẮT BUỘC đối với các em nhỏ. Để đảm bảo sự an toàn cho lũ trẻ trên đường đi học, suốt trong những năm học mầm non, bố mẹ Nhật đã đi bộ đi học cùng con hàng ngày để dạy con những bài học an toàn và quy tắc tham gia giao thông, thêm vào đó, cả xã hội Nhật, từ khu phố, tới chính phủ đều tham gia vào việc này khi đảm bảo an toàn ở các hệ thống tàu điện ngầm, xe bus, cho tới đội ngũ các tình nguyện viên rải rác trên khắp đường phố giữ nhiệm vụ quan sát và để mắt tới những đứa trẻ đang đi học trên đường.
Theo kết quả của báo cáo "Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu" với những phân tích chi tiết nhất từng được thực hiện về vấn đề sức khỏe và tuổi thọ ở từng quốc gia được công bố bởi một nhóm nghiên cứu quốc tế được tài trợ bởi Quỹ Bill và Melinda Gates trên thời báo y khoa danh tiếng Lancet, một em bé sinh ra ở Nhật Bản ngày nay sẽ có cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh hơn một em bé sinh ra ở bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Một trong những yếu tố tác động đến kết quả kì diệu này được đưa ra đó chính là gia đình và nhà trường ở đây đã thực sự giúp trẻ ham thích vận động mỗi ngày.
Trong cuốn sách "Secrets of the World's Heathest Children" (cuốn sách được dịch ra tiếng Việt với tên "Nuôi con khỏe"), tác giả Naomi Moriyama và William Doyle chia sẻ: "Mỗi ngày đến trường, hàng triệu trẻ em trên khắp nước Nhật luôn làm những điều đem lại cho mình nguồn sức khỏe dồi dào. Các em đi bộ đến trường rồi về nhà. Các em đi rất nhiều, đi mỗi ngày. Chính hoạt động thể chất đơn giản nhưng cực kì hiệu quả này đã hàng ngày giúp các em thực hiện được lời khuyến nghị của rất nhiều chuyên gia sức khỏe: trẻ em nên vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày với những cường độ khác nhau từ thấp đến cao. Các em đã hoàn thành được lượng vận động này trước cả khi thêm vào bất kỳ hoạt động thể thao nào. Điều này đã đóng góp không nhỏ vào sự khỏe mạnh của trẻ em Nhật Bản."
Tại các trường học, nếu là trường mầm non, các hoạt động "học tập" chủ yếu của trẻ em Nhật là vui đùa, chạy nhảy ngoài thiên nhiên, chúng không bị gò bó trong những lớp học 4 bức tường mà được thỏa sức ùa ra sân trường tìm hiểu về thiên nhiên, tham gia trồng rau, quan sát các loài động vật... Các thầy cô giáo ở Nhật tin rằng, thiên nhiên chính là lớp học tuyệt vời nhất cho mọi đứa trẻ, vì thế, họ tận dụng tối đa thời gian có thể để học sinh của mình được nghịch nước, vầy bùn và nô đùa thỏa sức. Còn tại các trường học từ tiểu học lên tới trung học phổ thông, giờ ra chơi luôn được ưu tiên để trẻ được vận động, chơi trò chơi, giải tỏa căng thẳng, các câu lạc bộ thể thao cũng được xây dựng phong phú trong các trường học để khuyến khích học sinh lựa chọn theo đuổi tập luyện môn thể thao mà mình yêu thích nhất.
Bắt đầu một ngày mới, một năm học mới với một tinh thần sảng khoái và cơ thể khỏe mạnh chính là bí quyết để trẻ em Nhật luôn hào hứng đến trường và đạt thành tích học tập tốt - "triết lý" này thấm nhuần trong quan điểm của cha mẹ Nhật, thầy cô giáo Nhật, nhà trường Nhật và cả xã hội Nhật. Họ luôn mở sẵn thật rộng những cánh cửa đầy năng lượng và háo hức để chào đón những đứa trẻ để chính từ những cánh cửa ấy, lũ trẻ lớn lên và tự tin mở ra những cánh cửa còn rộng lớn hơn, tuyệt vời hơn cho chính mình.

(Nguồn: Kiến Thức Trẻ)

Ước gì con tôi không phải đi du học

Tôi ra sân bay Tân Sơn Nhất tiễn con đi Mỹ du học vào năm ngoái mà lòng nặng trĩu nỗi buồn. Sân bay đông nghẹt. Nhìn những em bé chỉ 15, 16 tuổi như con tôi một mình đẩy hành lý vào làm thủ tục ở sân bay mà rớt nước mắt.
Chuyến bay kéo dài 24 giờ đồng hồ, bao gồm cả transit ở Nhật Bản. Gia đình tôi chỉ còn biết cầu trời khấn Phật để mong bình an. Và tôi cũng như biết bao gia đình phải chờ đợi một năm học thì con mới về nghỉ hè. Không có gì có thể tả hết nỗi khổ của những người làm cha mẹ xa con. Cũng không có gì có thể nói hết về sự gian nan vất vả khi cha mẹ lao động cực nhọc kiếm tiền học phí cho con đi du học. Bởi cho một đứa con đi học xa nhà cần cả một tinh thần thép và một khả năng tài chính đủ mạnh. Cũng như chính đứa bé đó muốn thành công cũng phải vượt qua những thách thức không dễ dàng ở nơi chúng chưa bao giờ biết đến, trong môi trường học tập và cạnh tranh quốc tế.
Nhưng vì sao gia đình tôi và biết bao gia đình khác đã lựa chọn con đường này? Có lẽ vì chúng tôi muốn thoát ra khỏi nỗi lo lắng và buồn bực đã nặng trĩu trong lòng nhiều năm qua.
Nếu ta cùng ra đường buổi sáng, buổi trưa và chiều ở TP HCM, có thể thấy cảnh từng gia đình đang gồng gánh chở con đi học. Con tôi cũng đã từng như vậy. Những đứa bé kể từ lớp 1 đã phải dậy rất sớm, độ 5h30-6h. Sau đó, chúng phải ăn vội vàng một gói xôi hay một gói bánh mì sau lưng cha mẹ. Người cha hay người mẹ vừa luồn lách giữa đám đông nghẹt khói bụi, vừa thúc con ăn cho mau. Con đến trường tất bật và sau đó bắt đầu một ngày học ba ca. Cả sáng, chiều và tối, từ học chính khóa đến học thêm nếm. Giờ làm việc của một đứa bé thành ra từ 6h sáng đến 10h đêm. Không biết đến thể dục, thể thao, không có hoạt động xã hội nào ngoài học và học. Và các bữa ăn của các cháu hầu như là ở ngoài đường hay ở trường học mà hầu hết có thể thấy là thiếu cân bằng dinh dưỡng. Tất cả như một guồng quay rất đều và rất tệ. Nếu không ở trong guồng này, các cháu sẽ văng ra ngoài và không thể theo kịp cách dạy, cách học của trường lớp ngày nay. Không chỉ các cháu mà chính tôi cũng sợ hãi guồng quay này. Và hàng chục năm qua, ngày nào tôi cũng tự hỏi khi nào thì nó kết thúc? Nó chỉ có thể kết thúc khi tôi đủ khả năng cho con đi du học và con tôi có học bổng.
Nào ta hãy cùng đọc báo mỗi sáng. Hầu như tháng nào, thậm chí chỉ cách nhau vài ngày lại thấy một sáng kiến, một thay đổi không lớn thì cũng cỡ vừa ảnh hưởng đến mọi cấp học từ Bộ Giáo dục hay Sở Giáo dục địa phương. Kế đó, nhà trường và thày cô lại triệu hồi cha mẹ tới để phổ biến về những thay đổi. Còn cha mẹ và con cái thì nỗ lực xoay như chong chóng quanh những thay đổi đó. Mỗi thay đổi đều kèm theo tiền bạc, thời gian và công sức. Đến nỗi khi mỗi đứa con tôi qua từng cấp học, chúng tôi chỉ còn biết cầu mong làm sao để giữa lúc nước sôi lửa bỏng để cạnh tranh vào học một trường tốt hơn thì không xảy ra thay đổi gì khiến cả con lẫn cha mẹ đều trở tay không kịp. Bởi những thay đổi này làm gì có kế hoạch, có tiến trình gì cụ thể, dường như hứng lên là có một sáng kiến mới. Những chuyện vô lý này chỉ không còn là nỗi lo sợ với gia đình tôi khi con tôi đi du học mà thôi.
Cùng sống và trò chuyện với con thường xuyên, tôi có thể cảm thấy một nỗi buồn khi thấy dường như đánh mất sự trong trẻo của trẻ con bởi những gì chúng đang phải tiếp xúc hằng ngày. Vào ngày lễ, nếu tôi chưa kịp mua quà bánh mang tới biếu cô giáo, cháu rất lo lắng. Cháu nói ở trường các bạn đều mang quà cho cô mà sao mẹ chưa mua. Nếu bị điểm xấu đầu năm, cháu cũng tâm sự rằng các bạn nói thày cô đang “đánh điểm xuống”. Chỉ cần đánh xuống vài điểm nữa là hết tháng 9 hay cùng lắm tháng 10, cả lớp sẽ phải đi học thêm. Nếu không thì không tài nào có điểm tốt. Con tôi cũng nói ở lớp có cha mẹ một số bạn là Mạnh Thường Quân, vì vậy nên cô cũng có những ưu tiên nhất định cho các bạn hơn là những đứa bình thường… Và mỗi kỳ họp phụ huynh chỉ còn là dịp để đóng tiền hội phí ngất ngưởng. Hóa ra những chuyện tiêu cực ở trường học đã biến những đứa bé thành lọc lõi và tìm ra cách đề phòng để sống sót. Và điều này chỉ thực sự chấm dứt khi con tôi đi du học mà thôi.
Vậy rút cuộc, chúng tôi phải cho con đi du học để làm gì? Chỉ để con cái chúng tôi thực sự được là một đứa trẻ con và học hành trong môi trường công bằng và cởi mở, được sinh hoạt xã hội và phát huy năng khiếu thực sự, trong sự ổn định của chiến lược giáo dục cũng như sự chăm sóc tử tế của thày cô giáo. Đó là nền tảng quan trọng nhất cho những đứa bé trở thành người hữu ích mai này.
Trong suốt một năm con tôi ở Mỹ, lần đầu tiên tôi cảm thấy cháu là trẻ con. Ngày nào cháu cũng có một giờ tập thể thao và một giờ học nghệ thuật. Ngoài giờ học, trường có rất nhiều câu lạc bộ thú vị cho các cháu tham gia vui chơi, từ diễn kịch, ca hát, tham gia mọi môn thể thao, làm robot cho đến ẩm thực… Cháu được dạy rất nhiều kỹ năng sống, từ tập luyện để trong mọi thời tiết để nâng cao sức khỏe, sơ cấp cứu, dạy chi tiêu và quản lý tài chính cá nhân đến kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm… Suốt một năm, dưới sự quản lý của trường, cháu đi ngủ đúng giờ và không hề chơi game hay vào các website không phù hợp. Thay vì học 13-14 môn học, các cháu chỉ học 4-5 môn trong một năm và học rất chuyên sâu. Vì học nội trú, các thày cô chăm sóc ở bên con tôi từ 6h sáng đến 11h đêm. Còn các thày cô dạy chuyên môn thì sẵn sàng chào đón cháu ở văn phòng riêng khi cần và tận tâm chỉ dạy cháu học hành đến nơi đến chốn. Cháu luôn nói với gia đình là mọi người xung quanh rất tốt và thân thiện, con cảm thấy vui vẻ và thoải mái. Và hết năm, cháu đạt kết quả dẫn đầu khối lớp của mình ở trường.
Nếu giáo dục nước nhà ổn định và phát triển thì không gì bằng là con học gần nhà, vừa đỡ tốn kém tiền của gia đình, xã hội mà ít rủi ro. Mỗi gia đình cho con đi du học đều đứng giữa lằn ranh mong manh của hy vọng vào hiệu quả sau du học và những rủi ro có thể xảy ra. Nhưng cuối cùng, họ đành ra quyết định cho con đi như một việc chẳng đặng đừng. Và những quyết định như vậy vẫn còn tiếp diễn, một khi việc dạy và học ở trong nước chưa thoát khỏi mớ bòng bong.
Là một người mẹ, tôi ước gì con tôi không phải đi du học.

(Nguồn: VnExpress)

Trung thu

Trung thu là Tết Thiếu nhi
Mà sao người lớn cứ đi chơi nhiều
Chơi nhiều thì lại làm liều
Làm liều thì lại thêm nhiều trẻ em./..

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Ơ đù...

Triết gia Hy Lạp thời cổ đại Socrates đã khẳng định rằng: “Tư duy mạnh thì bàn về tư tưởng. Tư duy trung bình thì bàn về sự kiện. Kẻ tư duy yếu chỉ bàn chuyện bếp núc”.

He he he

Mình rất chi là thích câu thành ngữ này: " BỌN NGU THƯỜNG RẤT ĐÔNG"


Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Hướng Về Hà Nội

Hà Nội ơi, hướng về thành phố xa xôi
Ánh đèn giăng mắc muôn nơi áo màu tung gió chơi vơi
Hà Nội ơi, phố phường dài ánh trăng mơ
Liễu mềm nhủ gió gây thơ thấu chăng lòng khách bơ vơ

Hà Nội ơi, những ngày vui đă ra đi,
Biết người có nhớ nhung chi,
Hết rồi giây phút phân ly
Hà Nội ơi, dáng huyền tha thướt đê mê,
Tóc thề thả gió lê thê
Biết đâu ngày ấy anh về

Một ngày mùa chinh chiến ấy,
Chim đã xa bầy mịt mờ bên trời bay
Một ngày tả tơi hoa lá,
ngóng trông về xa ... luyến thương hình bóng qua

Hà Nội ơi, nước hồ là ánh gương soi,
Nắng hè tô thắm lên môi, thanh bình tiếng guốc reo vui
Hà Nội ơi, kiếp đời muôn hướng buông trôi
Nhớ về người những đêm rơi
Nhắn theo ngàn cánh chim trời

Hà Nội ơi, hướng về thành phố xa xưa,
Mắt buồn lồng những đêm mưa,
Não nùng mây gió đong đưa

Hà Nội ơi, nỗi lòng gởi gấm cho nhau,
nhớ hoài chỉ biết thương đau,
đắng cay chờ những kiếp sau.

Hà Nội ơi, những ngày thơ ấu trôi qua,
mái trường phượng vĩ dâng hoa
dáng chiều ủ bóng tiên nga.

Hà Nội ơi, mắt huyền ngây ngất đê mê,
tóc thề thả gió lê thê, cứ tin ngày ấy anh về

Một ngày tàn cơn chinh chiến,
lửa khói lăn chìm, tìm về nơi bờ bến
Một ngày hồng tươi hoa lá
Hát câu tình ca nói lên lời thiết tha

Hà Nội ơi, biết người còn có trông mong,
Hướng về ai nữa hay không những ngày xa vắng bên sông.

Hà Nội ơi, những chiều sương gió dâng khơi
Có người lặng ngắm mây trôi,

Biết bao là nhớ tơi bời ...

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

Mình chữa bệnh đây...


Lên bờ ...xuống ruộng

Lên Yên Bái mùa lụt
Nhớ Mai Châu (Hòa Bình)...
Bên dòng Chu (Thanh Hóa)
Dọn rác ở Hiệp Hòa, Bắc Giang
Nhiếp ảnh Bái Đính(Ninh Bình)
Tiến vào Phnompenh
Giữa hai ông Bồ ở bản Đôn(Dak Lak)
Rừng trồng báng súng bị phá hoại ở Đồng Nai
Trước đình làng cổ Đường Lâm(Sơn Tây)
Hà Giang quê em có cổng giời
Đền Kiếp Bạc (Hải Dương)
Oai tí ở Vị Thanh (Hậu Giang)
Trao đổi nghiệp vụ ở Rạch Giá (Kiên Giang)
Cửa biển Giao Thủy(Nam Định)
Rừng San Sả Hồ - Sa Pa(Lào Cai)
Phút nghỉ ngơi giữa trận ở Tam Đảo(Vĩnh Phúc)
Tác nghiệp tại tâm thần- Biên Hòa (Đồng Nai)
Trên cáp treo núi Bà Đen(Tây Ninh)
Mùa đông ở Tây Thiên
Phía sau là cầu Rạch Miễu (Bến Tre)
Với cu Kiên ở Tân Sơn Nhất
Làng quê thủ đô kháng chiến Tân Trào(Tuyên Quang)
Bên chị Khánh Ly ở trung tâm truyền hình Hà Nội
Đảo chìm Đá Lát (Trường Sa)
Song ca với đồng chí Dẫn ở thành phố Vĩnh Long
Trên đường ra Côn Đảo.....thôi tạm thế đã, mỏi tay rồi....