Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

Chức với chả tước


"Thượng Thư - Bộ Trưởng
Tham Tri - Thứ trưởng
Thị Lang - Vụ trưởng..."
Éo biết bao giờ mới được Thị Lang...he he he

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

Tiếng chuông chùa Việt giữa DC



(Ảnh: HM)
"Có một liên quan chặt chẽ giữa khổ đau và hạnh phúc. Ai bỏ chạy trước khổ đau thì cũng khó tìm ra hạnh phúc. Bạn nên đi tìm nguyên nhân của khổ đau của chính mình. Từ đó hiểu và yêu thương sẽ chớm nở. Đó là chìa khóa của hạnh phúc. Mọi của cải và quyến hành trên thế gian này không thể đem lại hạnh phúc, nếu không có thấu hiểu và tình thương. Trước những quá khích, trù dập, lo sợ và sân hận, thì mình chỉ có một cách mà thôi: Hãy quan sát bùn cho thật kĩ, để trồng trên đó một cây hoa sen.”
Nếu ai từng thăm World Bank, vào sảnh sẽ nhìn thấy không gian rộng lớn được gọi là Atrium Café. Kiến trúc sư đã nhìn xa trông rộng nên cái giếng trời khổng lồ cao 13 tầng, trên phủ kính, và dưới là sân rộng, đủ để chứa hàng ngàn người cho những sự kiện mà các phòng họp khác không kham nổi.
Nhưng tôi tin, người kiến trúc sư ấy không thể dự đoán có một ngày khu đó biến thành nơi tập thiền cho mấy trăm người, với tiếng chuông chùa thánh thót vang lên, tiếng giảng của Thầy Thích Nhất Hạnh, Sư cô Chân Không và nhiều sư thầy, sư cô của Làng Mai đến từ khắp thế giới.
Đúng như kế hoạch, ngày 10-9-2013, đoàn Làng Mai có bài giảng về thiền và lòng từ bi. Khoảng 300 người tham dự, hội trường đông nghẹt, không còn ghế trống suốt từ 8:30 sáng đến 5:00 chiều.
Nhớ hôm trước, trong một cuộc gặp ngắn ngủi gần 2 tiếng, hội trường này cũng đông nghịt. Tiến sỹ Richard Davidson, giáo sư về tâm lý và thần kinh của trường đại học Wisconsin-Madison, người khám phá khái niệm của đạo Phật là từ bi và chánh niệm một cách khoa học, nói rằng, con người có thể tập luyện để có được hai đức tính đó. Như vậy, từ bi và chánh niệm có tính khoa học hẳn hoi.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh ngồi trên bục cao, bên cạnh là cái chuông đồng kêu vang, rất sang trọng, tiếng người giảng sang sảng dù là tiếng Anh nhưng vẫn nhẹ nhàng như đang tụng kinh, tựa ru người nghe vào giấc ngủ.
“Our civilization has alienated us from ourselves, from our families and from nature. We consume to cover up our suffering. We are running away in the wrong direction. Our purpose is happiness, not to be number one. By practicing mindfulness, you live every moment of every day deeply.”

“Mindfulness will bring you a lot of joy; free of fear, anger and regret. It is possible to be happy in the here and now. Taking that first step here and now will bring you totally in touch with the wonders of life. To breathe mindfully, you are alive. And to be alive is a miracle”
Nền văn minh loài người đã và đang bị lạm phát và lạm dụng khiến con người chúng ta hóa thành người xa lạ – xa lạ với chính bản thân mình , với gia đình mình , và với làng xóm quê huơng mình. Chúng ta sống để khỏa lấp những khổ đau. Ta chạy trốn nhưng lại đi lạc lối. Lẽ sống trong ta là niềm hạnh phúc chứ không phải trở thành số 1. Tập thiền, ta sẽ sống mọi khoảnh khắc trên đời sao cho có ý nghĩa nhất.
Thiền mang lại niềm vui, tránh xa những nỗi sợ hãi, không còn tức giận, chẳng còn hối tiếc. Hạnh phúc chính là nơi đây, là thời điểm này. Ngay giờ đây, bài tập đầu tiên sẽ giúp ta cảm nhận được những điều kỳ diệu trong cuộc sống. Sống ở trên đời đã là một phép nhiệm mầu..”
Cứ hết một topic khoảng 15 phút, Thiền sư lại nhẹ nhàng gõ chuông. Hai mắt nhắm nghiền, hai bàn tay chụm vào nhau, một cách thể hiện con tim (tay trái) và khối óc (tay phải) đang cùng một hướng.
Mọi người được khuyên là nhắm mắt để nghe. Ai không quen dễ ngủ, hoặc tỉnh quá thì mắt mở thao láo, nhìn xung quanh, không tập trung. Anh chủ Blog này không thể im nổi một phút, ngọ ngoạy suốt. Nhưng xung quanh bao trùm sự im lặng, chỉ có tiếng điều hòa ù ù.
Bài giảng dành cho nhân viên WB nhằm giảm stress, giữ tâm tỉnh táo, tập trung cao độ, biết nhìn vào thế giới hiện hữu, biết mình đang ở đâu, làm gì cho thực tế và quan trọng là hướng thiện.
Trên trang web của Làng Mai đã trang trọng giới thiệu phép thiền “Có một liên quan chặt chẽ giữa khổ đau và hạnh phúc. Ai bỏ chạy trước khổ đau thì cũng khó tìm ra hạnh phúc. Bạn nên đi tìm nguyên nhân của khổ đau của chính mình. Từ đó hiểu và yêu thương sẽ chớm nở. Đó là chìa khóa của hạnh phúc. Mọi của cải và quyến hành trên thế gian này không thể đem lại hạnh phúc, nếu không có hiểu và tình thương. Trước những quá khích, trù dập, lo sợ và sân hận, thì mình chỉ có một cách mà thôi: Hãy quan sát bùn cho thật kĩ, để trồng trên đó một cây hoa sen.”
Tiếng chuông chùa Việt lại vang lên, tiếng Thầy giảng vọng lên mái nhà rồi bật trở lại, dường như được nghe hai lần. Nhắm mắt và thật sâu lắng, người dự tưởng mình đang ở đâu đó trong một ngôi chùa ven núi, cổ kính, trang nghiêm ở Ninh Bình. Mở mắt ra lại mình đang ở giữa thủ đô nước Mỹ với tòa nhà kính nhôm với dàn âm thanh hiện đại, video chất lượng cao và những nhân viên WB cổ cồn, cavat sang trọng.
Tới trưa, Thiền sư dẫn cả đoàn đi dạo phố. Đi rất chậm theo đúng kiểu nhà chùa, từng bước khoan thai, không ai nói với ai câu nào và Thầy gọi đó là thực tập đi trong chánh niệm. Ra gần hồ phản chiếu trước Lincoln Memorial, cả đoàn ngồi dưới bóng cây và thầy trò cùng ngồi thiền khoảng 15 phút.
Đoàn khá dài nên đi qua đèn đỏ, xe phải dừng lại, nhiều người không biết bóp còi inh ỏi. Một số người tò mò hỏi, các anh đi biểu tình chống ai đó, vì dân Mỹ cứ thấy đông đông là y như rằng có biểu tình.
Một cảnh sát trong công viên thấy mình cầm máy ảnh chạy lăng xăng liền hỏi, đoàn này làm gì, sao lại ra đây. Tiếng Anh mình đã kém, lại không hiểu mindfulness là gì, nên cứ nói là có mấy ông sư nổi tiếng thế giới đang dạy WB học cách tập trung vào công việc.
Anh ta bộ đàm một lúc, lầm bầm cái gì đó. Chả hiểu thế nào mà lúc quay về, khi qua đèn đỏ, xe cảnh sát đã lập lòe chặn đường, yêu cầu ô tô đợi cho đoàn đi qua. Trưa có bữa cơm trong im lặng rất đặc biệt. Sư cô giới thiệu cách ăn thiền. Khi ăn thì phải tập trung vào ăn, không nói chuyện. Sư cô nói, trong WB nhà các anh các chị hay có kiểu working lunch – ăn và làm việc. Nhà ăn cứ như cái chợ.
Hôm nay thử ăn và im lặng một hôm xem sao. Chánh niệm trong ẩm thực là nhìn đĩa cơm là đĩa cơm thì bạn đã đạt đến độ thiền. Nếu bạn ăn và nghĩ đến dự án chưa xong, báo cáo còn mấy dòng, thì bạn cần phải học chánh niệm, học cách tập trung cao độ, việc nào ra việc ấy.
Mình thử miếng sandwich kẹp đậu phụ và rau. Đầu óc của một kẻ thiếu thịt thì khó nuốt. Hai miếng đầu tiên quả là khó trôi. Nhưng sư cô dạy, miếng ăn là của đất mẹ, của bao người khốn khó tạo nên. Khi ăn, ta nhìn vào miếng ăn và biết ơn người nào đó mang lại cho ta, và nhờ trời mình may mắn hơn bao nhiêu người khác vẫn còn được ăn, còn được ngồi đây.
Mình thử thật. Nghĩ đến miếng đậu phụ phải bao qua nhiêu công đoạn, người trồng, người hái, người phơi, mang về xay ra, tự nhiên thấy ngon hơn thật. Nếu không phải nghĩ đến báo cáo chiều này, không phải họp tối nay, chả sợ mấy comment chửi đổng, chắc chắn sẽ thấy miếng đậu ngon hơn mọi ngày.
Mấy trăm người với suất ăn chay đã thực sự im lặng. Một người sau đó đã phát biểu, lần đầu tiên trong đời, anh được ăn mà không phải nói gì. Hội trường cười rộ. Buổi chiều có bài giảng của Sư cô Chân Không thật tuyệt. Giọng Cô nói thánh thót như chim, có lúc hát bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung rồi quay về tiếng Việt. Nghe Cô giảng bài về thiền, có lúc hát ru vang như mẹ dỗ đứa con, mình thiu thiu lúc nào không biết.
Sư cô kể từng đi giúp người nghèo nên thấu hiểu những khó khăn mà nhân viên WB với mục đích chống đói nghèo cao cả.  Cô từng làm “WB ” lúc 13 tuổi, một mình, vào xóm ổ chuột thành phố Sài Gòn năm 1951, bằng sư  kiên nhẫn dù chỉ là cô bé mới lớn.
Xin một nắm gạo của nhà hàng xóm khi họ nấu cơm. Nói với họ, hãy coi cô bé như con chim nhỏ mổ từng hạt cơm thừa trong nồi cơm nấu gia đình. Rồi xin mỗi gia đình một đồng bạc mỗi tháng, (bát phở lúc đó giá 5 đồng) cho chương trình nhằm giảm bớt số các em đi ăn xin, bỏ học để đi đánh giày, giảm đi đám cờ bạc uống rượu say và đánh đập nhau trong Xóm nghèo Mã Lạng.
Cô dẫn họ đi chợ Cầu Muối (bán buôn) để bánh cuốn chả lụa, cháo gà cháo  vịt làm thức ăn điểm tâm, chè về và bán lại cho người khác lấy chút tiền lãi. Nhờ mấy người đàn ông khỏe mạnh nhưng lười, chúa cờ bạc, đi mua thùng đựng kem và bỏ tiền trả trước  30 cây kem cho các ông ấy đi bán để kiếm cơm.
Cho vay vốn nhỏ, chiều chiều Sư cô ghé Xóm nghèo để đòi lại vốn đã bỏ ra vì muốn bảo toàn cho người khác, dự án khác. Tạo dựng được lòng tin nên nhiều người cho Sư cô vay thoải mái. Trách nhiệm và tình thương cứ thế lan tỏa.  Muốn giảm nghèo, ta hãy bắt đầu bằng cái gì nhỏ và thực tế như  “World Bank” của Sư cô cách đây 60 năm.
Khi giảng về cách thức đối diện với khó khăn, Sư cô dùng hình tượng cây trước bão. Nếu nhìn ngọn cây trong giông tố run lên bần bật thì cứ nghĩ sắp đổ đến nơi. Nhưng nhìn thân cây vẫn còn vững lắm, nhìn dưới gốc chưa thấy động tĩnh gì.
Nếu lúc nóng giận, khó khăn ta thấy đầu bốc lửa, nhưng nếu chế ngự thì con tim vẫn đập đều và dưới chân đất vẫn đứng im. Thiền giúp cho con người sự bình yên trong tâm hồn và đó là nguồn gốc của sự thành công vì đầu óc tỉnh táo để xứ lý mọi vấn đề.
Trong lúc hỏi đáp, người viết bài này có hỏi Sư cô về cái chết tự thiêu của Thích Quảng Đức năm 1963. Vị sư bị xăng đổ lên người, đốt cháy mà không kêu la, không bỏ chạy la hét vì bản năng, mà vẫn lẩm nhẩm tụng kinh rồi từ từ đổ xuống. Sư cô giải thích, đó là sự tập trung của một người đạt đến thiền cao độ, tới mức quên cả xung quanh, cả đau đớn, nên mới tạo ra một sự kiện chấn động như vậy. Thiền sư nhổ răng không cần thuốc tê là do đã thiền và quên đi cái đau về thể xác.
Giờ giảng đã hết, nhưng câu hỏi của người tham dự còn rất nhiều. Mọi người xúm quanh chúc mừng và cảm ơn các sư thầy, sư cô. Ai cũng muốn chụp ảnh cùng. Sau giờ giảng, Sư cô Chân Không đưa tôi về khách sạn Plaza để Thiền sư Thích Nhất Hạnh gặp khoảng 15 phút, nói vài câu chuyện liên quan đến WB và được Sư ông đãi chén trà. Thiền sư có hỏi, nhân viên WB nói gì về chuyến đi này. Tôi chỉ nói ngắn gọn. Thầy giảng buổi sáng người đông nghịt. Ra phố cũng đông nghịt. Buổi chiều Sư cô giảng cũng kín chỗ đến tận cuối giờ. Điều đó nói lên tất cả.
(Nguồn: HM Blog)



Người Do Thái đúc kết về cuộc đời



1/ Nếu như không chịu học tập thì cho dù có đi vạn dặm đường cũng chỉ là anh đưa thư.
2/ Trên đời có ba thứ mà không ai có thể cướp mất của bạn: Một là thức ăn đã vào dạ dày; Hai là mơ ước ở trong lòng; Ba là kiến thức đã học ở trong đầu.
3/ Một giọt nước vẩn đục sẽ làm một ly nước trong vẩn đục, một ly nước vẩn đục không vì một ly nước trong tồn tại mà nó trở thành trong.
4/ Thời gian tốt nhất để trồng cây là vào 20 năm trước, thời gian tốt thứ hai là ngay bây giờ.
5/ Bạn bè thật sự thì không chỉ cùng nhau nói chuyện quên thời gian, mà ngay đến lúc không nói lời nào cũng không cảm thấy ngại ngùng.
6/ Nếu bạn thực sự tài năng, thì bạn sẽ không bao giờ sợ thiếu may mắn.
7/ Luôn luôn nhìn vào mặt tươi sáng của sự vật. Nếu không thấy, hãy đánh bóng cho đến khi nó tỏa sáng.
8/ Đất mềm làm ngựa khụy chân, lời nói ngon ngọt dễ làm người khác té ngã.
9/ Nếu bạn bị vấp ngã, điều đó không có nghĩa là bạn đang đi sai đường.
10/ Ai cũng than vãn thiếu tiền, nhưng chẳng thấy ai than thiếu trí khôn cả.
11/ Trứng có thể khôn hơn vịt, nhưng trứng sẽ bị ung rất nhanh.
12/ Một người chỉ ra sai sót của bạn chưa chắc đã là kẻ thù của bạn; một người luôn luôn ca ngợi bạn chưa hẳn đã là bạn của bạn.
13/ Cười là loại mĩ phẩm rẻ nhất, vận động là loại y dược rẻ nhất, chào hỏi là loại chi phí giao tiếp rẻ nhất.
14/ Khi bạn khóc vì không có giày để đi, hãy nhìn vào những người không có chân.
15/ Khi còn trẻ phải làm những việc bạn nên làm, thì khi về già mới có thể làm những việc bạn muốn làm.
Đem hoa tặng cho người khác, thì người ngửi được mùi hương đầu tiên là chính người đi tặng. Khi nắm bùn ném vào người khác, thì người bị lấm bẩn đầu tiên là bàn tay của người ném.

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

Toàn văn bài phát biểu của Phó Tổng thống Mike Pence về Trung Quốc



(Viện Hudson, ngày 4.10)
Cám ơn Ken (Kenneth R. Weinstein, chủ tịch Viện Hudson – người dịch) vì lời giới thiệu hào phóng đó. Xin chào các thành viên ban trị sự, Tiến sĩ Michael Pillsbury, các vị khách quý, và toàn thể mọi người, những người, đúng với sứ mệnh của mình, “nghĩ về tương lai theo những cách không bình thường” – thật vinh dự khi được quay trở lại Viện Hudson.
Trong hơn một nửa thế kỷ, viện này đã tận tụy “thúc đẩy an ninh, thịnh thượng, và tự do toàn cầu. Và tuy Hudson đã thay đổi bản quán trong nhiều năm qua, có một điều vẫn nhất quán: Các vị vẫn luôn quảng bá sự thật quan trọng rằng sự lãnh đạo của Mỹ luôn soi đuốc mở đường.
Hôm nay, tôi gửi lời chúc mừng từ một nhà tiên phong cho sự lãnh đạo của nước Mỹ trong cũng như ngoài nước – vị tổng thống thứ 45 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump.
Ngay từ thời kỳ đầu của chính quyền này, Tổng thống Trump đã xem mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc và với Chủ tịch Tập là một ưu tiên. Ngày 6 tháng 4 năm ngoái, Tổng thống Trump chào đón Chủ tịch Tập đến Mar-A-Lago. Ngày 8 tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Trump thăm Bắc Kinh, nơi nhà lãnh đạo Trung Quốc đón tiếp ông nồng hậu.
Hơn 2 năm qua, tổng thống của chúng ta đã gầy dựng mối quan hệ cá nhân bền chặt với vị chủ tịch của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và họ hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề quan tâm chung, quan trọng nhất là phi phạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Nhưng hôm nay tôi xuất hiện trước các bạn vì người dân Mỹ xứng đáng được biết… ngay khoảnh khắc này, Bắc Kinh đang triển khai một cách tiếp cận của toàn bộ chính quyền, sử dụng các công cụ chính trị, kinh tế và quân sự, cũng như tuyên truyền, để thúc đẩy sự ảnh hưởng và gặt hái lợi ích ở Hoa Kỳ.
Trung Quốc cũng áp dụng sức mạnh này theo những cách chủ tâm hơn bao giờ hết, để áp đặt sự ảnh hưởng và can thiệp vào chính sách và chính trị nội bộ của đất nước chúng ta.
Dưới thời chính quyền của chúng tôi, chúng tôi đã tiến hành những hành động quyết liệt để đáp trả Trung Quốc bằng sự lãnh đạo của Mỹ, áp dụng những nguyên tắc và chính sách mà những người trong khán phòng này chủ trương từ lâu.
Trong “Chiến lược An ninh quốc gia” được Tổng thống Trump công bố tháng 12 năm ngoái, ông mô tả một thời kỳ mới của “sự cạnh tranh nước lớn”. Các quốc gia nước ngoài đã bắt đầu “tái áp đặt sự ảnh hưởng của họ ở khu vực và toàn cầu”, và họ đang “thách thức lợi thế địa chính trị (của nước Mỹ) và cố gắng thay đổi trật tự quốc tế theo hướng có lợi cho họ”.
Trong chiến lược này, Tổng thống Trump đã nêu rõ rằng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã thông qua một chiến lược mới với Trung Quốc. Chúng ta tìm kiếm mối quan hệ trên cơ sở công bằng, có đi có lại và tôn trọng chủ quyền, và chúng ta thực hiện hành động dứt khoát để đạt mục tiêu đó.
Như Tổng thống đã nói năm ngoái trong chuyến thăm của ông đến Trung Quốc, “chúng ta có cơ hội tăng cường mối quan hệ giữa hai đất nước chúng ta và cải thiện cuộc sống của công dân hai nước chúng ta”. Tầm nhìn tương lai của chúng ta được vun bồi trên những thời kỳ tốt đẹp nhất giữa hai nước trong quá khứ, khi Mỹ và Trung Quốc liên lạc với nhau trên tinh thần cởi mở và hữu nghị…
Khi đất nước non trẻ của chúng ta tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới sau thời kỳ chiến tranh Cách mạng, người Trung Quốc chào đón những tàu buôn Mỹ chất đầy nhân sâm và lông thú…
Khi Trung Quốc chịu đựng những sự sỉ nhục và bóc lột trong thời kỳ được gọi là “Thế kỷ Ô nhục” của họ, nước Mỹ từ chối tham gia, và chủ trương chính sách “Mở cửa”, để chúng ta có thể giao thương công bằng hơn với Trung Quốc và duy trì chủ quyền của họ…
Khi những nhà truyền giáo Mỹ rao giảng tin mừng đến những vùng đất Trung Quốc, họ sửng sờ trước nền văn hóa sâu đậm của những người cổ xưa nhưng đầy sức sống, và không chỉ truyền bá đức tin, họ còn thành lập một trong số những ngôi trường đại học đầu tiên và ưu tú nhất của Trung Quốc…
Khi Đệ nhị Thế chiến nổ ra, chúng ta sát cánh như những đồng minh trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc… Và sau cuộc chiến đó, Mỹ bảo đảm Trung Quốc trở thành thành viên Hiến chương Liên Hiệp Quốc, và là một nước tham gia định hình vĩ đại của thế giới thời hậu chiến.
Nhưng không lâu sau khi lên nắm quyền vào năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu theo đuổi chủ nghĩa bành trướng chuyên chế. Chỉ 5 năm sau khi hai quốc gia là chiến hữu, chúng ta đã chiến đấu lại với nhau, trên những ngọn núi và thung lũng ở bán đảo Triều Tiên. Thân phụ của tôi đã chứng kiến chiến sự trên những tiền tuyến tự do.
Ngay cả cuộc chiến tranh Triều Tiên bạo tàn cũng không thể làm giảm đi mong muốn của đôi bên nhằm khôi phục các mối quan hệ gắn bó lâu đời. Bất hòa của Hoa Kỳ với Trung Quốc chấm dứt năm 1972, và ngay sau đó, chúng ta thiết lập lại quan hệ ngoại giao, bắt đầu mở cửa nền kinh tế cho nhau, và các trường đại học Mỹ bắt đầu đào tạo một thế hệ kỹ sư, lãnh đạo doanh nghiệp, học giả và cán bộ Trung Quốc mới.
Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, chúng ta cho rằng một Trung Quốc tự do là không thể tránh khỏi. Ngập trong sự lạc quan, vào đầu thế kỷ 21, Mỹ đã đồng ý cho Bắc Kinh tiếp cận với nền kinh tế của chúng ta, và đưa Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới.
Các chính quyền trước đây đưa ra lựa chọn này với hy vọng tự do ở Trung Quốc sẽ mở rộng dưới mọi hình thức - không chỉ về mặt kinh tế, mà cả mặt chính trị, với sự tôn trọng mới dành cho các nguyên tắc tự do cổ điển, tài sản tư nhân, tự do tôn giáo và toàn thảy vấn đề nhân quyền… nhưng hy vọng này đã không được thành toàn.
Giấc mơ tự do vẫn còn xa vời đối với người dân Trung Quốc. Và trong khi Bắc Kinh vẫn chỉ chót lưỡi đầu môi về “cải cách và mở cửa”, chính sách nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình giờ đây tỏ ra thiếu thành thật.
Trong 17 năm qua, GDP của Trung Quốc đã tăng gấp 9 lần; trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Phần lớn thành công này được thúc đẩy bởi đầu tư của Mỹ tại Trung Quốc. Và Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã sử dụng một kho chính sách không phù hợp với thương mại tự do và công bằng, trong đó thuế quan, hạn ngạch, thao túng tiền tệ, cưỡng bức chuyển giao công nghệ, trộm cắp tài sản trí tuệ và trợ cấp công nghiệp được ban phát vô tội vạ chỉ là một vài trong số đó. Những chính sách này đã xây dựng cơ sở sản xuất của Bắc Kinh, với hậu quả là tổn thất của các đối thủ cạnh tranh - đặc biệt là Mỹ.
Hành động của Trung Quốc góp phần vào thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ mà năm ngoái đã lên đến 375 tỷ USD - gần một nửa thâm hụt thương mại toàn cầu của chúng ta. Như Tổng thống Trump vừa nói tuần này, "chúng ta đã tái thiết Trung Quốc" trong 25 năm qua.
Bây giờ, thông qua kế hoạch “Made in China 2025”, Đảng Cộng sản đã đặt mục tiêu kiểm soát 90% các ngành công nghiệp tiên tiến nhất thế giới, bao gồm robot, công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo. Để giành được những đỉnh cao chỉ huy của nền kinh tế thế kỷ 21, Bắc Kinh đã chỉ đạo các quan chức và doanh nghiệp của mình thâu tóm tài sản trí tuệ Mỹ - nền tảng cho sự lãnh đạo kinh tế của chúng ta - bằng mọi phương tiện cần thiết.
Bắc Kinh hiện yêu cầu nhiều doanh nghiệp Mỹ chuyển giao bí mật thương mại của họ để đổi lại hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc. Họ cũng phối hợp và tài trợ cho việc mua lại các công ty Mỹ để giành quyền sở hữu sáng tạo của những công ty này. Tệ hại nhất là các cơ quan an ninh Trung Quốc đã chủ mưu đánh cắp trọn gói công nghệ Mỹ - bao gồm các bản thiết kế quân sự tối tân.

Và bằng cách sử dụng công nghệ bị đánh cắp đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang lấy lưỡi cày rèn gươm trên một quy mô lớn…
Chi tiêu quân sự của Trung Quốc hiện bằng toàn thể phần còn lại của châu Á gộp lại, và Bắc Kinh đã ưu tiên khả năng làm xói mòn lợi thế quân sự của Mỹ - trên đất liền, trên biển, trên không, và trong không gian. Trung Quốc khăng khăng đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Tây Thái Bình Dương và cố gắng ngăn cản chúng ta hỗ trợ các đồng minh của mình.
Bắc Kinh cũng sử dụng sức mạnh của mình nhiều hơn bao giờ hết. Tàu Trung Quốc thường xuyên tuần tra quanh quần đảo Senkaku, được quản lý bởi Nhật Bản. Và trong khi nhà lãnh đạo Trung Quốc đứng trong Vườn Hồng của Nhà Trắng năm 2015 và nói rằng đất nước của ông "không có ý định quân sự hóa Biển Đông", ngày nay, Bắc Kinh đã triển khai tên lửa chống hạm và phòng không trên một chuỗi căn cứ quân sự được xây dựng trên các đảo nhân tạo.
Sự hung hăng của Trung Quốc được dịp phô bày trong tuần này, khi một tàu hải quân Trung Quốc áp sát tàu USS Decatur ở khoảng cách 41 mét khi nó tiến hành các hoạt động tự do hàng hải trên Biển Đông, buộc tàu của chúng ta phải nhanh chóng cơ động để tránh va chạm. Bất chấp sự quấy rối liều lĩnh như vậy, Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay, đi tàu và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép và theo nhu cầu lợi ích quốc gia của chúng ta. Chúng ta sẽ không bị đe dọa; chúng tôi sẽ không rút lui.
Mỹ từng hy vọng tự do hóa kinh tế sẽ thúc đẩy Trung Quốc đi đến quan hệ đối tác lớn hơn với chúng ta và với thế giới. Thay vào đó, Trung Quốc đã chọn cách xâm lăng kinh tế, điều này đến lượt nó lại thúc đẩy quân đội của họ ngày càng phát triển.
Bắc Kinh cũng không hướng tới quyền tự do lớn hơn cho người dân của họ như chúng ta kỳ vọng. Có lúc, Bắc Kinh xích gần đến quyền tự do và tôn trọng nhân quyền nhiều hơn, nhưng trong những năm gần đây, họ đã quay ngoắt về phía sự kiểm soát và áp bức.
Ngày nay, Trung Quốc đã xây dựng một nhà nước giám sát độc nhất vô nhị, và nó càng ngày càng mở rộng và bừa bãi - thường với sự giúp đỡ của công nghệ Mỹ. Tương tự, "Vạn lý hỏa thành của Trung Quốc" cũng ngày càng cao hơn, hạn chế đáng kể dòng chảy tự do thông tin đến với người dân Trung Quốc. Và đến năm 2020, các nhà cai trị của Trung Quốc nhắm đến việc thực thi một hệ thống Orwell dựa trên việc kiểm soát hầu hết khía cạnh của đời sống con người – với cái gọi là “điểm tín nhiệm xã hội”. Theo ngôn ngữ trong bản thiết kế chính thức của chương trình, nó sẽ "cho phép người được tín nhiệm rong chơi cùng trời cuối đất, trong khi khiến người mất uy tín không nhấc nổi một bước".
Và khi nói đến tự do tôn giáo, một làn sóng truy bức mới đang ập xuống với các Kitô hữu, Phật tử và người Hồi giáo Trung Quốc…
Tháng trước, Bắc Kinh đóng cửa một trong những nhà thờ ngầm lớn nhất Trung Quốc. Trên khắp đất nước, nhà chức trách đang giật đổ thánh giá, đốt kinh thánh và cầm tù các tín hữu. Và Bắc Kinh giờ đây đã đạt được thỏa thuận với Vatican, mang lại cho Đảng Cộng sản vốn tuyên xưng vô thần một vai trò trực tiếp trong việc bổ nhiệm các giám mục Công giáo. Đối với các Kitô hữu Trung Quốc, đó là những thời kỳ tuyệt vọng.
Bắc Kinh cũng đang trấn áp Phật giáo. Trong thập niên qua, hơn 150 tu sĩ Phật giáo Tây Tạng đã tự thiêu để phản đối sự đàn áp của Trung Quốc đối với niềm tin và văn hóa của họ.
Và ở Tân Cương, Đảng Cộng sản đã giam giữ cả triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trong các trại của chính phủ nơi họ phải chịu đựng sự tẩy não suốt ngày đêm. Những người sống sót trong các trại đã mô tả trải nghiệm của họ như một nỗ lực cố ý của Bắc Kinh để bóp nghẹt văn hóa Duy Ngô Nhĩ và dập tắt đức tin Hồi giáo.
Nhưng như lịch sử chứng minh, một đất nước đàn áp những người dân của chính nó hiếm khi dừng lại ở đó. Bắc Kinh cũng đặt mục tiêu mở rộng tầm với của mình trên toàn thế giới. Như Tiến sĩ Michael Pillsbury của chính Viện Hudson đã nói, “Trung Quốc đã phản đối các hành động và mục tiêu của chính phủ Hoa Kỳ. Thật vậy, Trung Quốc đang xây dựng mối quan hệ riêng của mình với các đồng minh và kẻ thù của Hoa Kỳ, đi ngược lại với bất kỳ ý định hòa bình hay hảo ý nào của Bắc Kinh”.
Trung Quốc sử dụng cái gọi là "ngoại giao bẫy nợ" để mở rộng ảnh hưởng của họ. Hôm nay, quốc gia đó đang cung cấp hàng trăm tỷ đô la các khoản vay cơ sở hạ tầng cho các chính phủ từ châu Á đến châu Phi đến châu Âu đến cả Mỹ Latinh. Tuy nhiên, các điều khoản của các khoản vay đó dù có hay ho đến chừng nào thì cũng luôn mơ hồ và lợi ích luôn tuôn đổ về Bắc Kinh.
Chỉ cần hỏi Sri Lanka, nước vay một khoản nợ khổng lồ để các công ty nhà nước Trung Quốc xây dựng một cảng biển với giá trị thương mại đáng ngờ. Hai năm trước, quốc gia đó không còn đủ khả năng thanh toán món nợ của mình nữa - vì vậy Bắc Kinh đã gây áp lực để Sri Lanka chuyển giao cảng mới trực tiếp vào tay Trung Quốc. Nó có thể sớm trở thành căn cứ quân sự tiền phương cho lực lượng hải quân biển xanh đang ngày càng phát triển của Trung Quốc.
Trong chính bán cầu của chúng ta, Bắc Kinh đã giang tay cứu vớt chế độ Maduro tham nhũng và bất tài ở Venezuela, cam kết 5 tỉ đô la trong các khoản vay đáng ngờ có thể được hoàn trả bằng dầu. Trung Quốc cũng là chủ nợ lớn nhất của quốc gia này, tạo gánh nặng cho người dân Venezuela với hơn 50 tỷ đô la nợ nần. Bắc Kinh cũng đang làm suy đồi nền chính trị của một số quốc gia bằng cách cung cấp sự hậu thuẫn trực tiếp cho các đảng phái và ứng viên hứa hẹn sẽ đáp ứng các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc…
Và kể từ năm ngoái, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thuyết phục 3 quốc gia Mỹ Latinh cắt đứt quan hệ với Đài Bắc và công nhận Bắc Kinh. Những hành động này đe dọa sự ổn định của Eo biển Đài Loan - và Hoa Kỳ lên án những hành động này. Và trong khi chính quyền của chúng ta sẽ tiếp tục tôn trọng Chính sách Một Trung Quốc của chúng ta, như được phản ánh trong ba thông cáo chung và Đạo luật Quan hệ Đài Loan, Mỹ sẽ luôn tin rằng sự đón nhận dân chủ của Đài Loan chỉ ra một con đường tốt hơn cho tất cả người dân Trung Quốc.
Đây chỉ là một vài trong số những cách mà Trung Quốc đã tìm cách thúc đẩy lợi ích chiến lược của mình trên khắp thế giới, với cường độ và sự tinh vi ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, các chính quyền trước đây gần như bỏ qua các hành động của Trung Quốc - và trong nhiều trường hợp, họ đã xúi giục Trung Quốc.
Nhưng thời đó đã qua.
Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, Hoa Kỳ đã bảo vệ lợi ích của chúng ta với sức mạnh được phục hồi của Mỹ…
Chúng ta đã làm cho quân đội hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới hùng mạnh hơn nữa. Đầu năm nay, Tổng thống đã ký thành luật việc gia tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất kể từ thời Ronald Reagan - 716 tỷ đô la để mở rộng sự thống trị quân sự của chúng ta trong mọi chiến trường.
Chúng ta đang hiện đại hoá kho vũ khí hạt nhân, chúng ta đang triển khai và phát triển những chiến đấu cơ và máy bay ném bom tối tân, chúng ta đang xây dựng một thế hệ tàu sân bay và tàu chiến mới, và chúng ta đang đầu tư vào các lực lượng vũ trang của chúng ta ở mức chưa từng có. Điều này bao gồm việc xúc tiến thành lập Lực lượng Không gian Hoa Kỳ để đảm bảo sự thống trị liên tục của chúng ta trong không gian, và cho phép tăng cường năng lực trong thế giới mạng để xây dựng sự răn đe với các đối thủ của chúng ta.
Và theo chỉ đạo của Tổng thống Trump, chúng ta cũng đang áp đặt thuế quan lên 250 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc, với mức thuế cao nhất nhắm vào các ngành công nghiệp tiên tiến mà Bắc Kinh đang cố gắng nắm bắt và kiểm soát. Và Tổng thống cũng đã nói rõ rằng chúng ta sẽ áp thêm nhiều loại thuế nữa, với khả năng tăng hơn gấp đôi con số đó, trừ khi đạt được một thỏa thuận công bằng và có đi có lại.

Hành động của chúng ta đã có tác động lớn. Thị trường chứng khoán lớn nhất Trung Quốc giảm 25% trong 9 tháng đầu năm nay, phần lớn bởi vì chính quyền của chúng ta đã chống lại những hành vi thương mại của Bắc Kinh.
Như Tổng thống Trump đã nêu rõ, chúng ta không muốn thị trường của Trung Quốc phải khốn đốn. Trong thực tế, chúng ta muốn họ phát triển mạnh. Nhưng Hoa Kỳ muốn Bắc Kinh theo đuổi các chính sách thương mại tự do, công bằng và có đi có lại.
Đáng buồn thay, các nhà cai trị của Trung Quốc đã từ chối đi theo con đường đó - cho đến nay. Người dân Mỹ xứng đáng biết điều đó, để đáp trả lập trường mạnh mẽ của Tổng thống Trump, Bắc Kinh đang theo đuổi một chiến dịch toàn diện và phối hợp để làm suy yếu sự ủng hộ dành cho Tổng thống, chương trình nghị sự của chúng ta, và những lý tưởng được trân quý nhất của quốc gia chúng ta.
Hôm nay tôi muốn nói với bạn những gì chúng tôi biết về hành động của Trung Quốc - một số trong đó chúng tôi thu thập từ những đánh giá tình báo, một số trong đó đã được công chúng biết đến. Nhưng tất cả đều là sự thật.
Như tôi đã nói trước đây, Bắc Kinh đang triển khai một cách tiếp cận của toàn thể chính quyền để thúc đẩy ảnh hưởng của họ và gặt hái lợi ích cho họ. Họ sử dụng sức mạnh này theo cách chủ tâm và đe dọa hơn để can thiệp vào các chính sách và chính trị nội bộ của Hoa Kỳ.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tưởng thưởng hoặc hăm dọa các doanh nghiệp Mỹ, các hãng phim, trường đại học, viện nghiên cứu, các học giả, nhà báo, và các quan chức địa phương, tiểu bang và liên bang.
Tệ hại nhất, Trung Quốc đã khởi xướng một nỗ lực chưa từng có để tác động đến ý kiến công chúng Mỹ, cuộc bầu cử năm 2018, và môi trường dẫn đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2020…
Nói thẳng ra, sự lãnh đạo của Tổng thống Trump đang có hiệu quả; và Trung Quốc muốn một Tổng thống Mỹ khác.
Trung Quốc đang can thiệp vào nền dân chủ của Mỹ. Như Tổng thống Trump vừa nói tuần trước, chúng tôi “phát hiện Trung Quốc đã cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử [giữa kỳ] năm 2018 sắp diễn ra của chúng ta”.
Cộng đồng tình báo của chúng tôi nói rằng “Trung Quốc đang nhắm đến các chính quyền và quan chức cấp tiểu bang và địa phương của Mỹ để khai thác bất kỳ sự chia rẽ nào về chính sách giữa chính quyền liên bang và các cấp địa phương. Họ sử dụng các vấn đề xung khắc, như thuế quan thương mại, để thúc đẩy ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh”.
Vào tháng Sáu, Bắc Kinh đã lưu hành một tài liệu bí mật, có tiêu đề “Chỉ thị Tuyên truyền và Kiểm duyệt”, vạch ra chiến lược của mình. Nó nói rằng Trung Quốc phải "tấn công chính xác và cẩn thận, chia tách các nhóm trong nước khác nhau" tại Hoa Kỳ.
Để phục vụ mục đích đó, Bắc Kinh đã huy động các nhân tố bí mật, các nhóm bình phong, và tổ chức tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người Mỹ về các chính sách của Trung Quốc. Như một thành viên cấp cao trong cộng đồng tình báo của chúng ta gần đây đã nói với tôi, những gì người Nga làm chẳng là gì cả so với những gì Trung Quốc đang làm trên khắp đất nước này.
Các quan chức cấp cao Trung Quốc cũng đã cố gắng tác động đến để các nhà lãnh đạo kinh doanh lên án hành động thương mại của chúng ta, tận dụng mong muốn duy trì hoạt động của họ ở Trung Quốc. Trong một ví dụ gần đây, họ đe dọa sẽ khước từ cấp giấy phép kinh doanh cho một tập đoàn lớn của Mỹ nếu từ chối phát biểu chống lại chính sách của chính quyền chúng ta.
Và khi nói đến việc tác động đến cuộc bầu cử giữa kỳ, bạn chỉ cần nhìn vào thuế quan mà Bắc Kinh đáp trả chúng ta. Họ nhắm mục tiêu cụ thể vào các ngành công nghiệp và tiểu bang sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử năm 2018. Theo một ước tính, hơn 80% các hạt của Hoa Kỳ bị Trung Quốc nhắm đến đã bỏ phiếu cho Tổng thống Trump vào năm 2016; bây giờ Trung Quốc muốn biến các cử tri này chống lại chính quyền của chúng ta.
Và Trung Quốc cũng đang trực tiếp chiêu dụ cử tri Mỹ. Tuần trước, chính phủ Trung Quốc trả tiền để đăng nhiều phụ trang trên tờ Des Moines Register – tờ báo có lượng phát hành lớn ở bang nhà của Đại sứ của chúng ta tại Trung Quốc, và là một tiểu bang quan trọng trong (cuộc bầu cử - người dịch) năm 2018. Phần phụ trang, được thiết kế trông giống như các bài báo, phê phán các chính sách thương mại của chúng ta là liều lĩnh và có hại cho người dân bang Iowa.
May mắn thay, người Mỹ không bị thuyết phục. Chẳng hạn: nông dân Mỹ đang đứng về phía vị Tổng thống này và đang nhìn thấy kết quả thực sự từ những lập trường mạnh mẽ mà ông đã chọn, bao gồm Thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada tuần này, nơi chúng tôi đã mở rộng đáng kể thị trường Bắc Mỹ cho các sản phẩm của Hoa Kỳ - một chiến thắng lớn cho nông dân và nhà sản xuất Mỹ.
Nhưng hành động của Trung Quốc không chỉ tập trung vào việc ảnh hưởng đến chính sách và chính trị của chúng ta. Bắc Kinh cũng đang thực hiện các bước để khai thác đòn bẩy kinh tế, và sức hấp dẫn từ thị trường nội địa lớn của Trung Quốc, để tăng cường ảnh hưởng của họ lên các tập đoàn Mỹ.
Bắc Kinh hiện yêu cầu các liên doanh của Mỹ hoạt động tại Trung Quốc thành lập “các tổ chức đảng” trong công ty của họ, mang lại cho Đảng Cộng sản một tiếng nói - và có thể là quyền phủ quyết - trong các quyết định tuyển dụng và đầu tư.
Chính quyền Trung Quốc cũng đe dọa các công ty Hoa Kỳ mô tả Đài Loan như một thực thể địa lý riêng biệt, hoặc đi lệch khỏi chính sách của Trung Quốc về Tây Tạng. Bắc Kinh buộc Delta Airlines phải công khai xin lỗi vì không gọi Đài Loan là một "tỉnh của Trung Quốc" trên website của mình. Họ cũng gây áp lực cho Marriott để sa thải một nhân viên người Mỹ bấm thích một tweet về Tây Tạng.
Bắc Kinh thường xuyên yêu cầu Hollywood mô tả Trung Quốc theo một góc nhìn tích cực ngặt nghèo, và họ trừng phạt các hãng phim và nhà sản xuất không làm thế. Những nhà kiểm duyệt của Bắc Kinh nhanh chóng chỉnh sửa hoặc cấm chiếu những bộ phim phê phán Trung Quốc, thậm chí theo những cách nhỏ nhặt. Phim "World War Z" đã phải cắt bỏ khỏi kịch bản phần đề cập đến một loại virus có nguồn gốc từ Trung Quốc. "Red Dawn" đã được chỉnh sửa kỹ thuật số để biến những nhân vật phản diện thành người Bắc Triều Tiên, chứ không phải là người Trung Quốc.
Ngoài lĩnh vực kinh doanh, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chi hàng tỷ đô la cho các tổ chức tuyên truyền ở Hoa Kỳ, cũng như các quốc gia khác.
Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc hiện phát sóng chương trình thân thiện với Bắc Kinh trên hơn 30 tổ chức truyền thông ở Hoa Kỳ, phần nhiều tập trung ở các thành phố lớn của Mỹ. Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu của Trung Quốc tiếp cận hơn 75 triệu người Mỹ - và nó nhận được lệnh điều động trực tiếp từ những lãnh đạo Đảng Cộng sản của mình. Như nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc phát biểu trong một chuyến thăm trụ sở của mạng lưới, "Các phương tiện truyền thông do Đảng và chính phủ điều hành là mặt trận tuyên truyền và phải có Đảng tính".
Đó là lý do tại sao, tháng trước, Bộ Tư pháp đã ra lệnh cho mạng lưới đó đăng ký là tổ chức nước ngoài.
Đảng Cộng sản cũng đã đe dọa và giam giữ các thành viên gia đình người Trung Quốc của các nhà báo người Mỹ, những người tìm tòi quá sâu. Và họ đã chặn các website của các tổ chức truyền thông Hoa Kỳ và khiến các nhà báo của chúng ta gặp nhiều khó khăn hơn để có được visa. Điều này xảy ra sau khi tờ The New York Times công bố các bài báo điều tra về sự giàu có của một số nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Nhưng phương tiện truyền thông không phải là nơi duy nhất mà Đảng Cộng sản Trung Quốc tìm cách nuôi dưỡng một nền văn hóa kiểm duyệt. Điều này cũng đúng với các học viện.
Chỉ cần nhìn vào Hội sinh viên và học giả Trung Quốc, vốn có hơn 150 chi nhánh trên khắp các cơ sở đại học của Mỹ. Các nhóm này giúp tổ chức các sự kiện xã hội cho một số trong hơn 430.000 công dân Trung Quốc đang theo học tại Hoa Kỳ; họ cũng cảnh báo các lãnh sự quán và đại sứ quán Trung Quốc khi các sinh viên Trung Quốc, và các trường học của Mỹ, đi chệch khỏi đường lối của Đảng Cộng sản.
Tại Đại học Maryland, một sinh viên Trung Quốc gần đây đã phát biểu tại lễ tốt nghiệp của mình về những gì cô gọi là "không khí trong lành của tự do ngôn luận" ở Mỹ. Tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản đã nhanh chóng trừng phạt cô, cô trở thành nạn nhân của một cơn bão chỉ trích gay gắt trên mạng truyền thông xã hội được kiểm soát chặt chẽ của Trung Quốc, và gia đình cô trở ở trong nước đã bị quấy nhiễu. Đối với bản thân trường đại học, chương trình trao đổi của nó với Trung Quốc - một trong những chương trình sâu rộng nhất của nước này - đột nhiên bị tắc tị.
Trung Quốc cũng gây áp lực học thuật theo những cách khác. Bắc Kinh cung cấp tài trợ hào phóng cho các trường đại học, viện nghiên cứu và các học giả, với thỏa thuận rằng họ sẽ tránh những ý tưởng mà Đảng Cộng sản thấy nguy hiểm hoặc xúc phạm. Các chuyên gia về Trung Quốc biết rõ rằng thị thực của họ sẽ bị trì hoãn hoặc bị từ chối nếu nghiên cứu của họ mâu thuẫn với các luận điểm của Bắc Kinh.
Và ngay cả các học giả và tổ chức tránh nhận tài trợ của Trung Quốc cũng bị quốc gia đó nhắm đến, như Viện Hudson trực tiếp trải nghiệm. Sau khi bạn đề nghị tiếp đón một diễn giả mà Bắc Kinh không thích, website của bạn hứng chịu một cuộc tấn công mạng lớn, có nguồn gốc từ Thượng Hải. Bạn biết rõ hơn đa số rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang cố gắng làm suy yếu tự do học thuật và tự do ngôn luận ở Mỹ ngày nay.
Những hành động này và những hành động khác, nhìn chung, cấu thành một nỗ lực đang được tăng cường để chuyển dịch ý kiến công chúng và chính sách công của Hoa Kỳ ra xa khỏi phong cách lãnh đạo Nước Mỹ trên hết của Tổng thống Donald Trump. Nhưng thông điệp của chúng ta đối với các nhà cầm quyền của Trung Quốc là: Tổng thống này sẽ không lùi bước - và người dân Mỹ sẽ không bị lung lạc. Chúng ta sẽ tiếp tục đứng vững vì an ninh và nền kinh tế của chúng ta, ngay cả khi chúng ta hy vọng cải thiện mối quan hệ với Bắc Kinh.
Chính quyền của chúng ta sẽ tiếp tục hành động dứt khoát để bảo vệ lợi ích, công việc và an ninh của người Mỹ.
Khi chúng ta xây dựng lại quân đội của mình, chúng ta sẽ tiếp tục khẳng định lợi ích của Mỹ trên khắp Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Khi chúng ta đáp trả các hành vi thương mại của Trung Quốc, chúng ta sẽ tiếp tục đòi hỏi một mối quan hệ kinh tế tự do và công bằng và có đi có lại với Trung Quốc, đòi hỏi Bắc Kinh tháo dỡ rào cản thương mại, thực hiện nghĩa vụ thương mại, và mở hoàn toàn nền kinh tế như chúng ta đã mở cửa nền kinh tế của chúng ta.
Chúng ta sẽ tiếp tục hành động cho đến khi Bắc Kinh chấm dứt hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, và chấm dứt hành vi bóc lột là cưỡng bức chuyển giao công nghệ…
Và để thúc đẩy tầm nhìn của chúng ta về một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở, chúng ta đang xây dựng các liên kết mới và mạnh mẽ hơn với các quốc gia chia sẻ giá trị của chúng ta trên khắp khu vực - từ Ấn Độ đến Samoa. Các mối quan hệ của chúng ta sẽ tuôn chảy từ tinh thần tôn trọng, được xây dựng trên quan hệ đối tác, chứ không phải sự thống trị.
Chúng ta đang thiết lập các thỏa thuận thương mại mới, trên cơ sở song phương, giống như tuần trước, Tổng thống Trump đã ký một thỏa thuận thương mại cải tiến với Hàn Quốc và chúng ta sẽ sớm bắt đầu đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do song phương lịch sử với Nhật Bản.
Và chúng ta đang sắp xếp lại các chương trình tài chính và phát triển quốc tế, mang lại cho các quốc gia nước ngoài một lựa chọn thay thế minh bạch và công bằng thay vì chính sách ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc. Để đạt được mục đích đó, Tổng thống Trump sẽ ký thành luật Đạo luật BUILD trong những ngày tới.
Và vào tháng tới, tôi sẽ có đặc ân đại diện cho Hoa Kỳ tại Singapore và Papua New Guinea, tại ASEAN và APEC. Ở đó, chúng ta sẽ công bố các biện pháp và chương trình mới để hỗ trợ một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở - và thay mặt Tổng thống, tôi sẽ phát đi thông điệp rằng cam kết của Mỹ đối với Ấn Độ-Thái Bình Dương chưa bao giờ mạnh mẽ hơn.
Để bảo vệ quyền lợi của chúng ta ở trong nước, chúng tôi đã tăng cường CFIUS - Ủy ban Đầu tư nước ngoài ở Hoa Kỳ - nâng cao sự giám sát đầu tư của Trung Quốc ở Mỹ, để bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta trước các hành động bóc lột của Bắc Kinh.
Và khi nói đến ảnh hưởng và sự can thiệp thâm độc của Bắc Kinh vào nền chính trị và chính sách của Mỹ, chúng tôi sẽ tiếp tục phơi bày nó, bất kể hình thức của nó là gì. Và chúng ta sẽ làm việc với các nhà lãnh đạo ở mọi cấp xã hội để bảo vệ lợi ích quốc gia và những lý tưởng được trân quý nhất. Người dân Mỹ sẽ đóng vai trò quyết định - và trên thực tế, họ đã như thế…
Khi chúng ta tề tựu nơi đây, một sự đồng thuận mới đang dấy lên trên khắp nước Mỹ…
Có thêm nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh đang suy nghĩ vượt ra ngoài quý tiếp theo, và suy nghĩ hai lần trước khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc nếu nó đồng nghĩa với việc chuyển giao tài sản trí tuệ của họ hoặc khuyến khích sự đàn áp của Bắc Kinh. Nhưng còn nhiều thứ phải nối bước. Ví dụ: Google phải ngay lập tức chấm dứt việc phát triển ứng dụng “Dragonfly” vốn sẽ tăng cường sự kiểm duyệt của Đảng Cộng sản và xâm phạm quyền riêng tư của khách hàng Trung Quốc…
Có thêm nhiều nhà báo đang tường thuật sự thật mà không sợ hãi hoặc thiên vị và đào sâu để vạch ra nơi Trung Quốc đang can thiệp vào xã hội của chúng ta, và tại sao - và chúng tôi hy vọng rằng sẽ có nhiều hơn những người Mỹ, và những tổ chức toàn cầu, những tổ chức tin tức sẽ tham gia vào nỗ lực này.
Có thêm nhiều học giả đang phát biểu mạnh mẽ và bảo vệ tự do học thuật, và có thêm nhiều trường đại học và viện nghiên cứu đang tập trung nhuệ khí để khước từ món tiền dễ kiếm của Bắc Kinh, nhận ra rằng mỗi đồng đô la đều đi kèm những đòi hỏi tương ứng. Chúng tôi tự tin có thêm nhiều người sẽ tham gia vào hàng ngũ của họ.
Và trên toàn quốc, người dân Mỹ đang ngày càng cảnh giác, với một sự đánh giá cao mới dành cho các hành động của chính quyền của chúng ta nhằm thiết lập lại mối quan hệ kinh tế và chiến lược của Mỹ với Trung Quốc, để cuối cùng đưa Nước Mỹ lên trên hết.
Và dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, Mỹ sẽ đi đúng hướng. Trung Quốc nên biết rằng người dân Mỹ và đại diện được bầu của họ ở cả hai đảng đều quyết tâm.
Như Chiến lược An ninh Quốc gia của chúng ta tuyên bố: "Cạnh tranh không luôn đồng nghĩa với thù địch".
Như Tổng thống Trump đã nói rõ, chúng ta muốn có một mối quan hệ xây dựng với Bắc Kinh, nơi mà sự thịnh vượng và an ninh của chúng ta cùng phát triển, chứ không tách rời. Trong khi Bắc Kinh đã rời xa tầm nhìn này, các nhà cầm quyền của Trung Quốc vẫn có thể thay đổi hướng đi, và quay trở lại với tinh thần “cải cách và mở cửa” và sự tự do lớn hơn. Người Mỹ không muốn nhiều hơn; người dân Trung Quốc xứng đáng không ít hơn.
Nhà văn vĩ đại người Trung Quốc Lỗ Tấn thường than trách rằng đất nước của ông "chỉ có một là khinh khi người nước ngoài như cầm thú, hoặc hai là tôn xưng họ như thánh thượng, chứ chưa bao giờ xem là đồng đẳng". Hôm nay, nước Mỹ đang vươn tay ra với Trung Quốc; chúng tôi hy vọng Bắc Kinh sẽ sớm vươn tay lại – bằng hành động chứ không phải lời nói, và với sự tôn trọng mới đối với nước Mỹ. Nhưng chúng ta sẽ không ngừng nghỉ cho đến khi mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc đặt cơ sở trên sự công bằng, có đi có lại, và tôn trọng chủ quyền.
Có một câu ngạn ngữ cổ của Trung Quốc nói rằng “con người chỉ nhìn thấy hiện tại, nhưng trời nhìn thấy tương lai”. (Nhân kiến mục tiền, thiên kiến cửu viễn – người dịch). Khi chúng ta tiến lên, chúng ta hãy theo đuổi một tương lai hòa bình và thịnh vượng với quyết tâm và niềm tin…Niềm tin vào sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, và mối quan hệ mà ông đã thiết lập với chủ tịch Trung Quốc...
Niềm tin vào tình hữu nghị bền vững giữa người Mỹ và người Trung Quốc…
Niềm tin rằng trời nhìn thấy tương lai - và nhờ ân điển của Đức Chúa Trời, Mỹ và Trung Quốc sẽ cùng đi tới tương lai đó.
Cảm ơn các bạn. Chúa phù hộ các bạn. Và Chúa phù hộ nước Mỹ!

Duan Dang chuyển ngữ
(Nguồn: FB Ann Đỗ)

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018

Hãy thôi nhận vơ cuộc chơi ngông của anh Vượng Vin là "niềm tự hào Việt Nam"!



Vụ ô tô Vinfast tôi đã nói nhiều lần về bản chất của dự án này. Cá nhân tôi ko rõ anh Vượng định làm gì khi 1 lúc anh tham gia vào 2 thị trường kinh doanh khủng khiếp nhất thế giới là Điện thoại di động và ô tô.
Tôi nói luôn, quan điểm của tôi đó là anh Vượng rất giỏi trong việc thâu tóm đất đai, xây lô, bán nền xây chung cư nhờ tài đi đêm của mình. Trong lĩnh vực BDS VN anh là số 1 bởi đơn giản anh độc quyền. Còn điện thoại hay ô tô là 1 câu chuyện hoàn toàn khác. Tôi có 1 niềm tin mạnh mẽ rằng: "Thế giới họ ko làm được, thì VN 1 đất nước zero về công nghệ và khoa học cũng ko bao giờ làm được".
Thị trường ô tô hay Điện thoại di động giờ đây đã trở nên quá bão hoà và là sự độc chiếm của những ông lớn trên thế giới chia miếng bánh với nhau. Trong lĩnh vực ô tô từ phân khúc thấp cấp, trung cấp, cao cấp đều đã có sự xuất hiện của Toyota, Huyndai, hay BMW và Mer; điện thoại di động thì Xiaomi, Huawei rồi SamSung, Apple.
Giầu có, vĩ đại như Microsoft ti toe nhảy vào làm điện thoại chết sặc máu. 1 anh đại cỡ lớn như Sony cũng vừa tuyên bố ko làm điện thoại nữa (vì ko cạnh tranh lại nổi TQ với HQ). Vậy anh Vượng nghĩ mình nhiều tiền hơn Microsoft và VN có trình độ công nghệ cao hơn Mỹ????
Ngành ô tô còn khủng khiếp hơn, GM là công ty ô tô trong lịch sử đã từng đứng hạng top thế giới của Mỹ; nhưng giờ đây do ko chịu cải tiến đã ko thể cạnh tranh nổi với ô tô của Nhật hay Hàn Quốc. Hậu quả chính phủ Mỹ tung hàng chục tỷ USD ra để cứu nhưng đến giờ vẫn ko ăn thua, GM vẫn sống ngắc ngoải trông chờ bầu sữa của chính phủ.
Malaysia cách đây mấy chục năm tự hào tuyên bố về thương hiệu ô tô Proton với tỉ lệ nội địa hoá gần 70% (tức Made in Malaysia tới 70%) mà giờ đây chính phủ đang mỗi năm bỏ tới 3,4 tỉ USD để nuôi báo cô. Nên nhớ nền công nghiệp Malaysia phát triển gấp tỉ lần VN thì họ mới có khả năng tự nội địa hoá sản phẩm của mình tới tỉ lệ 70%. Ko phải như cái xe của anh Vượng đặt hàng nguyên con của nước ngoài rồi gắn cái mác của mình vào rồi hô hào tự hào Việt Nam.
Nếu sản xuất ô tô chỉ là đi đặt hàng, rồi mua công nghệ thì quá đơn giản chắc ô tô TQ bá chủ thế giới từ lâu rồi (vì ai nhiều tiền bằng TQ??? ). Nhưng vấn đề đơn giản ko chỉ là mua công nghệ, bởi nếu chỉ đặt hàng mua công nghệ thì họ chỉ bán cho anh cái sp đã hoàn thiện, chứ đâu có bán cho anh cách sản xuất cái công nghệ đó? Giống như bạn bỏ tiền mua phần mềm Windows, chứ có mua được mã nguồn của Windows để viết ra 1 cái Windows mới đâu?
Nhà sản xuất tư bản nước ngoài nó ko ngu để bán công nghệ cho người khác (nếu có bán, chỉ là bán những công nghệ lỗi thời lạc hậu mà thôi). Dĩ nhiên, khi đã ko tự sản xuất được mà phải nhập ngoại thì giá thành sản phẩm sẽ bị đẩy cao lên --> đắt hơn giá trị thật và ko có tính cạnh tranh. Bởi thế, muốn phát triển ô tô các nước như Nhật, Hàn, TQ đều phải phát triển từ cái gốc đi lên ấy là từ công nghệ luyện kim, cơ khí để tạo ra được khung, gầm, ô tô đạt tiêu chuẩn chất lượng. Sau đó dần dần mới tiến đến những thứ xa hơn như thiết kế và chế tạo động cơ.
Chả có quốc gia nào ko làm nổi cái xe đạp lại có khả năng chế tạo ra cái ô tô cả? Mọi người liệu có biết rằng trước khi trở thành cường quốc ô tô của thế giới thì Hàn với Nhật Bản là cường quốc luyện kim, chế tạo máy của thế giới ko? Có biết rằng trước khi thành công với ô tô họ đã trải qua 1 thời gian dài làm những vật dụng gia đình như ti vi, máy lạnh, tủ giặt (để có kinh nghiệm và trình độ về công nghiệp chế tạo máy).
Không những chỉ là chế tạo và nội địa hoá mà muốn thành công thì anh phải tối ưu dây chuyền sản xuất của mình làm sao để tạo ra sản phẩm mà giá thành lại phải rẻ hơn hẳn các hãng khác. Đây chính là lí do vì sao mà nhiều nước có nền công nghiệp nặng trình độ cao như Nga mà ngành công nghiệp ô tô của họ chết ngỏm củ tỏi. Người Nga thừa sức tạo ra những miếng thép, cái ốc vít, động cơ để lắp vào phi thuyền, phóng lên trên vũ trụ khiến cả thế giới ngưỡng mộ. Nhưng do ko có kinh nghiệm tối ưu hoá cho nên sản phẩm họ làm ra ko có tính kinh tế để cạnh tranh với xe Nhật, Hàn.
Anh Vượng nếu tuyên bố mở nhà máy chế tạo luyện kim, gang thép chất lượng cao để cung cấp phụ kiện ô tô đạt chuẩn quốc tế cho Toyota hay BMW thì tôi tin. Chứ anh chém gió bảo sản xuất ô tô để cạnh tranh ngang hàng với Toyota hay BMW thì ko bao giờ. Bởi nên nhớ để duy trì được 1 dây chuyền sx ô tô hoạt động có lãi thì mỗi năm dây chuyền đó phải sx ra khoảng 300.000 chiếc ô tô. Nếu sx thấp hơn con số này thì càng hoạt động càng duy trì sẽ càng lỗ? Anh Vượng liệu có đủ khả năng đa đít Toyota ra khỏi thị trường VN để đạt dc con số này ko? Anh Vượng nhiều tiền thì cũng chỉ 4,5 tỉ USD nhất Việt Nam này thôi, chứ so với thế giới là cái deck gì?, liệu anh đủ tiền duy trì bù lỗ như chính phủ Mỹ bơm cho GM ko?
Tất nhiên, cái mà tôi lo lắng ko phải việc anh Vượng có thành công với cái ô tô của mình hay ko? Mà vấn đề ở đây đó là có nhiều kẻ bơm thổi cái ô tô đồ chơi của anh Vượng trở thành thương hiệu quốc gia, rồi khi nó làm ăn thua lỗ (như các quốc gia khác) lúc đó chính phủ sẽ phải bỏ tiền thuế của dân ra để duy trì và nuôi báo cô. Nên nhớ Vinashin diễn ra gần chục năm mới mất 4 tỉ USD, còn mỗi năm để duy trì 1 cái "thương hiệu quốc gia" như của anh Vượng là 3-4 tỉ USD đó. Các bạn hô tự hào Việt Nam lúc đó liệu xem có sẵn sàng bỏ tiền túi của mình ra để nuôi cái của nợ đó ko?

(Nguồn: Fb Hoang Nguyen)

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Nghịch lý ở Việt Nam: Một quốc gia nhỏ chỉ ăn rồi chơi



Có lẽ không quốc gia nào mà cuộc sống của giới công chức chứa nhiều điều nghịch lý như ở Việt Nam. Lương không đủ sống nhưng lại thuộc thành phần khá giả của xã hội; đã vào biên chế là có thể nằm lỳ cho đến hết đời, ngang nhiên đòi hỏi mọi chế độ phúc lợi, ngay cả khi chẳng làm gì; là người làm thuê cho dân nhưng lại hành xử như ông chủ có quyền ban ơn; năng lực cũng như tinh thần trách nhiệm trước công việc phần lớn ở mức trung bình và thấp, nhưng cực kỳ có khả năng trong việc kinh doanh “quyền lực Nhà nước” để tư lợi …Nhưng điều nghịch lý nhất là một nền hành chính cồng kềnh, ì ạch, dôi dư cả triệu người như vậy lại vẫn cứ ngày một phình to?

Trong một hội nghị có đưa tin trên truyền hình và sau đó hầu như các báo đều đưa lại, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (giờ là Thủ tướng) nói thẳng ra rằng: “Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”. Nói cách khác, cái số 30 % công chức đó hoàn toàn không cần thiết, y như cái bướu trên cổ. Với 2,8 triệu công chức, chỉ cần làm phép tình nhẩm cũng ra ngay con số thuộc diện có cũng như không kia khoảng 800.000. Nghĩa là mỗi 100 người dân Việt Nam, phải nuôi không một ông (bà) vô công rồi nghề mang danh công chức! Vậy tại sao một nền dịch vụ công chỉ cần 2 triệu người, mà phải trả lương cho tận những gần ba triệu? Ai phải chịu trách nhiệm về vấn đề này? Trong khi chưa thể tìm ra câu trả lời, chúng tôi chỉ xin làm thứ công việc đơn giản hơn là giúp mọi người hình dung một phần cái gánh nặng vật chất và tinh thần mà cả xã hội đang phải è lưng chịu đựng để “cõng” gần một triệu công chức dư thừa đó.

Trước hết, 800 ngàn người lớn đến mức nào? Đó là số dân (hơn kém chút ít) của Cyprus, Bahrain, Bhutan, Qatar, Đông Timor…Hay nó có quy mô gấp đôi dân số Luxemburg, Brunei, Malta, Iceland…

Thứ hai, và đây là vấn đề chính, cần bao nhiêu tiền để nuôi cái đám công chức thừa thãi ấy? Chắc chắn là không ai có thể tính chính xác, vì có những công chức thuộc loại dư thừa, nhưng lại hưởng mức thu nhập nhiều người mơ ước. Hẵng chỉ tính đơn giản thế này: Mỗi người trong số đó, vì họ là công chức, nên thuộc diện thu nhập trung bình khá (so với mức 1000 USD trung bình) sẽ nhận của Nhà nước khoảng 60 triệu đồng (3000 USD) một năm. Nghĩa là cần số tiền lên tới 50.000 tỷ đồng ( 2,5 tỉ USD) cho việc chi lương để ngày ngày 800.000 người ăn mặc sang trọng chỉ để “sáng vác ô đến cơ quan, tối vác ô về nhà” mà không làm bất cứ việc gì. Tuy nhiên, số tiền phải bỏ ra phục vụ việc ngồi chơi xơi nước của “một quốc gia nhỏ” ấy trên thực tế còn lớn hơn nhiều.

Theo thông lệ thì số tiền lương cho công chức chỉ bằng hai phần ba số tiền phải chi ra để họ có thể làm việc, được tính vào khoản duy trì hoạt động của cơ quan Nhà nước. Đó là tiền thuê nhà, tiền điện, tiền điện thoại, tiền khấu hao tài sản, tiền phúc lợi, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chi phí đi lại và cơ man nào những thứ tiền khác được gọi bằng cái tên chung là văn phòng phí. Khiêm tốn tính gộp thì con số 50.000 tỉ đó phải cộng thêm khoảng 20.000 tỉ đồng. Giờ ta thử xem 70.000 tỷ đồng nhiều đến mức nào? Nó nhiều hơn toàn bộ số tiền thu được từ xuất khẩu gạo năm 2012; nó bằng khoảng 5 lần số tiền phí bảo trì đường bộ mà Bộ GTVT dự kiến thu được hằng năm từ ô tô, xe máy với giả phải trả là hứng chịu biết bao lời chì chiết của dư luận; nó bằng già nửa số tiền 120.000 tỉ đồng cần để nâng cấp quốc lộ 1A lên thành đường bốn làn xe ô tô; nó giúp cho khoảng 7 triệu dân miền núi đủ gạo ăn trong một năm để không phá rừng. Nếu có ngần ấy số tiền, toàn bộ các xã nghèo miền núi có trường học, có chợ, có đường trải bê tông. Nó có thể mua được số bò giúp cho Chương trình Lục lạc vàng duy trì liên tục 1500 buổi, với khoảng 9000 gia đình nông dân thuộc dạng nghèo nhất nước có cơ hội đủ cơm ăn. Nó là con số dài tới mức mà không một nông dân bình thường nào đọc chính xác được.

Nhưng đấy mới chỉ tính về khoản vật chất, cho dù không hề nhỏ nhưng chưa chắc đã là lớn nhất. Tai hoạ của nạn biên chế tràn lan là nó khiến cho bộ máy hành chính công của chúng ta thuộc loại công kềnh, kém hiệu quả và lạc hậu vào loại nhất khu vực. Nhàn cư vi bất thiện. Vì không làm gì nên những ông, bà công chức thừa thãi trên trở thành những “con bệnh” của xã hội. Ta hãy xem họ làm gì mỗi ngày để tiêu hết 8 giờ vàng ngọc? Nếu là đàn ông thì phần lớn lướt web, chơi game oline, xem phim sex, tìm cách vào nhà nghỉ với chính đồng nghiệp của mình. Thời gian còn lại ngồi nghĩ mưu kế tư lợi hoặc hại người khác. Còn với thành phần nữ giới thì shoping tối ngày, ăn uống, khoe của tối ngày, buôn dưa lê tối ngày...

Nhiều người coi trụ sở cơ quan chẳng hơn gì cái bếp nhà mình, tranh thủ tận dụng điện nước miễn phí để nấu nướng. Số còn lại, nếu không làm những việc như trên, thì làm chim bói cá, cứ thấy ở đâu có mầu mỡ là đến. Cũng vì thừa dẫn đến lười, ích kỷ, đấu đá chèn ép nhau thay vì thực thi công vụ. Có rất nhiều người cả một đời công chức chỉ chuyên kiện cáo, lao vào đấu đá vì những lợi ích cá nhân. Nhưng lương của họ thì vẫn cứ đến hẹn lại lên. Chức của họ thì cứ đến tuổi là đến. Kèm với lương với chức là đủ thứ tiêu chuẩn ưu đãi khác. Những công bộc này, về nguyên tắc là những người giúp việc cho “ông chủ” Nhân dân, nhưng trên thực tế cũng là những người quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, tham lam, làm khổ “ông chủ” vào loại nhất thế giới. Làm bất cứ việc gì thuộc phạm vi chức phận cũng đòi lót tay. Trong bất cứ nhiệm vụ nào cũng lồng lợi ích của mình vào. Từ lái xe, nhân viên đóng dấu, nhân viên gác cổng…đến những người có tí chức, tí quyền đều là những kẻ chỉ thạo ăn tiền, vòi vĩnh, hạch sách…biến cửa Công đường thành nơi nhếch nhác, bất tín, đáng sợ hơn cả hang hùm. Nền đạo đức xã hội xuống cấp, có phần đóng góp không nhỏ của những thành phần được gọi là công chức ấy.

Nhưng thiệt hại vẫn chưa dừng lại ở đó. Nạn chạy chức chạy quyền thì ai cũng biết. Nhưng nạn chạy chọt để được thành công chức Nhà nước còn khốc liệt hơn và cũng bi hài hơn rất nhiều. Vì số người tham gia luôn rất đông, diễn ra trên một diện rộng, với sự tham gia của mọi thành phần. Nó làm hư hỏng cả người có quyền nhận và người được nhận. Người có quyền nhận thì một khi đã lấy tiền, đã nhúng chàm, làm sao còn dám yêu cầu cấp dưới phải nêu cao đạo đức, kỷ cương, nhân cách-ngoại trừ đó là một truyện hài! Người được nhận vào làm công chức thì cậy tiền nên không cần học, không cần trau dồi chuyên môn, coi thường kỉ cương, phép tắc. Đó là chưa kể họ phải tìm cách ăn chặn, ăn bẩn, vơ vét bằng mọi cách để bù lại số vốn đã bỏ ra.

Nhưng những bệnh tật trên, dù rất trầm trọng, nếu quyết tâm ngăn ngừa, vẫn còn nhiều hy vọng chữa chạy, dù rất tốn kém. Song có một thứ bệnh do nạn chạy công chức gây ra rất khó chữa, thuộc loại nan y, là bệnh ỷ lại, lười biếng và mất khả năng tự trọng. Căn bệnh thuộc loại lây nhiễm này có thể huỷ hoại nhân cách cả một thế hệ, góp phần làm nghèo đất nước. Người ta cần một cái bằng đại học với bất cứ giá nào đôi khi không phải để sau đó làm việc, cống hiến, mà để có cơ hội gia nhập cái đội quân công chức vốn là thừa thãi kia. Với những người này, cái điều đáng lẽ thành nỗi xấu hổ khi chả làm gì ngoài việc “sáng vác ô đi, tối vác ô về”, thì lại là mục tiêu phấn đấu, là sự nghiệp của đời họ. Liệu có khác gì một thứ quốc nạn?

(Nguồn: Lão Tạ)

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

Ba vấn đề lớn từ một chiếc thẻ lên tàu… rất nhỏ



Cách đây mấy ngày, tôi nhìn thấy trên FB của thầy giáo tôi, thầy Nguyễn Tích Lăng, những tấm biển chỉ dẫn các nhà ga của tuyến đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh. Tôi sững sờ. Trên các tấm biển chỉ dẫn đó ghi 2 thứ tiếng: Trung và Việt. Tiếng Trung ở trên và tiếng Việt ở dưới.
Tôi mò vào tìm đọc thông tin này thấy một tờ báo online chính thống nói thông tin từ Ban quản lý (phía Việt Nam) giải thích đó là lỗi của nhà thầu (phía Trung Quốc) chứ không phải của Ban quản lý và lý do họ đề tiếng Trung Quốc vì để cho các chuyên gia Trung Quốc đang giúp vận hành thử tàu. Tờ báo cũng nói những biển chỉ dẫn đã được tháo bỏ. Vì thế tôi không định bàn về việc đó nữa.
Nhưng tối qua tôi thấy trên một số FB đưa chiếc “thẻ lên tàu” cũng in 2 thứ tiếng Trung và Viêt. Và tiếng Trung vẫn in trên phần tiếng Việt. Đến lúc này, câu chuyện ngôn ngữ đã cho thấy ba vấn đề quan trọng.
VẤN ĐỀ THỨ NHẤT: Đó là nguyên tắc sử dụng song ngữ trong các văn bản, biển hiệu, tên các công trình, các khu du lịch, địa điểm văn hóa… Khi sử dụng song ngữ hay nhiều ngữ trong một văn bản thì tiếng của nước sở tại (ở đây là Việt Nam) phải được đưa lên đầu tiên. Đấy là văn hóa, là chủ quyền quốc gia. Mọi sự là khác đi là vô tình (có thể hữu ý) xúc phạm đến chủ quyền của nước sở tại cho dù chỉ là vấn đề ngôn ngữ. Sau này khi nhà ga chính thức họat động thì hai thứ tiếng được sử dụng đầu tiên là Việt và Anh. Nếu thêm các tiếng khác thì phải tính đến các nhu cầu cần thiết và hợp lý của ngôn ngữ đó cho sinh hoạt và kinh doanh.
VẤN ĐỀ THỨ HAI: Đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh được làm bằng tiền vay của Trung Quốc và do nhà thầu Trung Quốc thi công. Nhưng Việt Nam vay tiền thì Việt Nam phải trả nợ. Có những món nợ bằng tiền mà người ta đôi khi phải trả bằng cả vận mệnh của cả quốc gia. Và nhà thầu Trung Quốc chỉ là một người làm thuê không hơn không kém cho dù bởi bất cứ lý do nào. Vì thế, Trung Quốc không được quyền quyết định tùy tiện các văn bản đang sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam nếu không được luật pháp của Việt Nam cho phép. Đặc biệt đơn vị quản lý dự án này phải hiểu và yêu cầu nhà thầu (người làm thuê) chấp hành các qui định của nước sở tại.
Câu chuyện về biển chỉ dẫn các nhà ga và chiếc thẻ lên tàu diễn ra cách nhau có mấy ngày. Như vậy không hề có sự “rút kinh nghiệm” của Ban quản lý và nhà thầu. Chính điều đó làm cho người dân thấy một điều gì đó không bình thường ẩn sau những biển chỉ dẫn nhỏ và cái thẻ lên tàu còn nhỏ hơn.
VẤN ĐỀ THỨ BA: Cho dù tuyến đường sắt trên cao đang trong thời gian vận hành thử và tiền xây dựng tuyến đường này là vay của Trung Quốc thì các nguyên tắc, qui định… vẫn phải được chấp hành nghiêm túc như treo một cái biển nhà ga. Nếu không thì với một ít tiền thôi chúng ta sẽ có nguy cơ đánh mất lòng tự trọng hay nói rộng hơn là đánh mất chủ quyền của một quốc gia trong một việc làm tưởng như nhỏ nhặt.
Vấn đề Trung Quốc từng bước lấn chiếm chủ quyền một số biển đảo của chúng ta lâu nay không cho phép người Việt Nam nhìn nhận mọi hành vi của Trung Quốc với con mắt bình thường được nữa. Người Việt có câu “một sự bất tín, vạn sự bất tin”. Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc từ thời phong kiến đến nay đã có hàng ngàn sự bất tín với Việt Nam. Việc lấy lại lòng tin của người dân Việt Nam đối với Trung Quốc quả là một thách thức giống như tát cạn biển đông vậy.
LỜI CUỐI: Việc vận hành thử, cho dù do các chuyên gia Trung Quốc tiến hành nhưng họ đang thực hiện việc đó trên lãnh thổ Việt Nam, có sự tham gia của các chuyên gia GTVT Việt Nam và dưới sự giám sát của Ban quản lý. Vậy mà khi các biển chỉ dẫn của hầu hết các nhà ga từ Hà Đông đến Cát Linh được treo lên mà Ban quản lý không hay biết cho đến khi báo chí có ý kiến.
Rồi tiếp đến các “thẻ lên tàu” lại tiếp tục sử dụng ngôn ngữ như các biển chỉ dẫn nhà ga. Tuyến đường sắt trên cao là quá xấu, quá đắt, thi công quá chậm như báo chí và dư luận công chúng đã từng lên tiếng. Một tuyến đường xấu có thể đập đi làm lại, nhưng khi lòng tự trọng dân tộc, chủ quyền của dân tộc bị đánh mất thì hàng trăm năm chưa chắc đã giành lại được.
(Nguồn: FB Nguyễn Quang Thiều)