Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

Con người đã đạt đến giới hạn trí tuệ, không bao giờ hiểu hết vũ trụ?



Nhiều người cho rằng bộ não con người được cấu trúc để giải quyết các vấn đề thực tế ảnh hưởng đến sự tồn tại và sinh sản, chứ không phải để làm sáng tỏ những bí ẩn của vũ trụ.

Khoa học đã đạt được những tiến bộ to lớn trong thế kỷ qua, nhưng sự hiểu biết của loài người về tự nhiên vẫn vô cùng hạn chế. Các nhà khoa học chưa thể kết hợp được thuyết tương đối rộng với vật lý lượng tử, thậm chí không xác định được vật chất tối và năng lượng tối - thành phần chủ chốt tạo nên vũ trụ - là gì.

Thuyết vạn vật (Theory of Everything) vẫn còn là thứ quá xa vời với các nhà khoa học. Và còn rất nhiều câu hỏi hóc búa khác, bao gồm việc ý thức nảy sinh từ vật chất đơn thuần như thế nào.

Nhiều người cho rằng bộ não con người là sản phẩm của sự tiến hóa theo thời gian. Nó được thiết kế để giải quyết các vấn đề thực tế ảnh hưởng đến sự tồn tại và sinh sản của chúng ta, chứ không phải để sáng tỏ cấu trúc vũ trụ.

Những vấn đề của người tinh khôn

Do đó, nhiều triết gia bi quan cho rằng có những điều chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được, khoa học của con người ngày nào đó sẽ đạt đến giới hạn cuối cùng. Và có thể chúng ta đã đạt đến giới hạn đó rồi. Tuy nhiên, liệu đây có phải là quan niệm đúng?

Theo nhà nghiên cứu Maarten Boudry thuộc Đại học Ghent (Bỉ), nếu cho rằng chỉ con người mới có sức mạnh nhận thức, điều khiến chúng ta khác biệt với các loài động vật khác, bạn sẽ không hiểu hết được thuyết tiến hóa của Darwin vốn nhận định Homo Sapiens - người tinh khôn cũng chỉ là một phần của giới tự nhiên.

Có rất nhiều điều chúng ta không thể làm được với bộ não trần trụi của mình. Nhưng Homo Sapiens là loài chế tạo công cụ, bao gồm một loạt các "công cụ nhận thức". Nhờ đó con người có thể mở rộng được sự hiểu biết của mình.

Ví dụ, các cơ quan cảm giác của chúng ta không thể phát hiện tia UV, sóng siêu âm, tia X hoặc sóng hấp dẫn. Nhưng nếu được trang bị một số công nghệ tương thích, bạn có thể nhận ra tất cả những thứ đó.

Để khắc phục hạn chế về nhận thức, các nhà khoa học đã phát triển bộ công cụ và kỹ thuật như: kính hiển vi, phim X quang, máy đếm Geiger, máy dò vệ tinh vô tuyến,...

Tất cả các thiết bị này mở rộng tầm hiểu biết của chúng ta bằng cách "chuyển đổi" những quy tắc vật lý thành một số định dạng mà cơ quan cảm giác con người có thể nhận biết được. Thực tế, có phải chúng ta đã cảm nhận được tia UV? Theo cách nào đó, có thể nói là như vậy.

Bằng cách tương tự, chúng ta sử dụng các vật thể vật lý (như giấy và bút chì) để tăng "dung lượng" bộ nhớ cho bộ não trần trụi. Theo nhà triết học người Anh Andy Clark, tâm trí chúng ta hoàn toàn vượt ra khỏi da và hộp sọ, nó xuất hiện dưới dạng máy tính xách tay, màn hình máy tính, bản đồ hoặc những tập tin lưu trữ,...

Vai trò của toán học

Toán học là một cách tuyệt vời khác để mở rộng nhận thức. Nó cho phép con người thể hiện các khái niệm mà chúng ta không thể nghĩ ra bằng bộ não trần.

Chẳng hạn, không nhà khoa học nào có thể vẽ ra được biểu đồ đại diện cho tất cả các quá trình đan xen phức tạp của hệ thống khí hậu. Đó là lý do con người đã xây dựng các mô hình toán học và máy tính để thực hiện công việc nặng nhọc thay cho chúng ta.

Quan trọng nhất, chúng ta có thể mở rộng nhận thức và truyền đạt cho những đồng loại. Điều làm cho loài người trở nên độc đáo là chúng ta có văn hóa, đặc biệt là kiến thức văn hóa tích lũy theo thời gian. Một quần thể bộ não của con người thông minh hơn nhiều so với bất kỳ bộ não riêng lẻ nào.

Không nhà khoa học nào có thể tự làm sáng tỏ những bí ẩn của vũ trụ. Nhưng tập thể sẽ làm được. Như Isaac Newton đã viết, ông ấy có thể nhìn xa hơn khi đứng trên vai người khổng lồ. Bằng cách hợp tác với các đồng nghiệp, các nhà khoa học có thể mở rộng tầm hiểu biết nhanh hơn bất kỳ hoạt động cá nhân riêng lẻ.


Ngày nay, ngày càng ít người hiểu những gì đang diễn ra ở đỉnh cao của vật lý lý thuyết - ngay cả các nhà vật lý. Sự thống nhất cơ học lượng tử và lý thuyết tương đối chắc chắn gây nhiều khó khăn, nếu không các nhà khoa học đã hoàn thành nó từ lâu.

Điều tương tự cũng đúng đối với sự hiểu biết con người về cách bộ não phát triển ý thức, ý nghĩa và ý hướng - intentionality, một trong những khái niệm quan trọng bậc nhất của hiện tượng học (nhánh triết học nghiên cứu cấu trúc của sự cảm quan và ý thức).

Nhưng có lý do chính đáng nào để cho rằng những vấn đề này sẽ mãi mãi nằm ngoài tầm với?

Phát triển hay dừng lại?

Nhà nghiên cứu Maarten Boudry đặt ra một giả thuyết thú vị. Có một nhà nhân chủng học ngoài hành tinh đến thăm Trái Đất khoảng 40.000 năm trước để chuẩn bị báo cáo khoa học về tiềm năng nhận thức của con người.

Liệu loài vượn-người có hiểu được cấu trúc của Hệ Mặt Trời, độ cong của không-thời gian hay thậm chí là nguồn gốc tiến hóa của chính nhân loại.

Khi ấy, khi tổ tiên chúng ta sống trong từng nhóm nhỏ bằng phương pháp săn bắt hái lượm. Dù sở hữu kiến thức khá sâu rộng về động thực vật ở môi trường xung quanh cũng như kiến thức để tồn tại, tổ tiên chúng ta không có khái niệm gì về khoa học.

Họ không có chữ viết, không biết toán học, không sở hữu thiết bị nhân tạo để mở rộng nâng tầm cơ quan cảm giác như các thiết bị nhận biết tia UV, cảm biến nhiệt...

Kết quả là nhà nhân chủng học ngoài hành tinh đánh giá: “Loài người không biết gì về nguyên nhân thực sự của thảm họa thiên nhiên, bệnh tật, thiên thể, sự thay đổi các mùa hoặc bất kỳ hiện tượng tự nhiên nào khác. Tiềm năng nhận thức của loài này rất thấp”.

Nhưng người ngoài hành tinh đó hoàn toàn sai lầm. Về mặt sinh học, loài người không khác mấy so với 40.000 năm trước, nhưng giờ ta đã biết về vi khuẩn và virus, DNA và các phân tử, siêu tân tinh và lỗ đen, phổ điện từ,...

Chúng ta cũng biết về độ cong không-thời gian, thuyết tương đối rộng Einstein. Chúng ta đã có thể "nhìn" đến các vật thể cách xa hàng triệu năm ánh sáng, cả những vật thể cực kỳ nhỏ bé (vi khuẩn, virus, hạt hạ nguyên tử,...), những thứ ngoài tầm với của các cơ quan cảm giác con người.

Câu chuyện giả sử ở trên là động lực cho sự phát triển của nhân loại. Ai biết được những thiết bị nào sắp tới có thể khắc phục những hạn chế sinh học của chúng ta? Ai dám khẳng định một bài toán sẽ mãi mãi không bao giờ tìm được lời giải?
(Nguồn: Zing)

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

Sợ ta không?


XÃ HỘI NHÂN BẢN KHÔNG COI NGHỀ NÀO LÀ NGHỀ CAO QUÝ MÀ CHỈ CÓ CON NGƯỜI LÀ CAO QUÝ




Nghề giáo có thực sự là một nghề cao quý?

Tại sao người phương Tây không coi trọng người làm nghề giáo?

Truyền thống tôn sư trọng đạo tư tưởng Nho Khổng thoạt nghe qua thì nhân văn cao quý nhưng tiềm ẩn những vấn đề bất cập. Nó khiến vai trò của người thầy được đề cao quá mức và khiến người học phải lệ thuộc vào thầy. Ngày xưa, được đi học là một đặc quyền và những người được gọi là “biết chữ thánh hiền” chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Chính vì những lời của Khổng Mạnh dạy được coi là tuyệt đối đúng, là chân lý mà những người học Nho đối với những người dân quê răng đen mắt toét mà nói nếu không là thần thánh thì cũng là đấng tài năng vượt bậc. Làng nào có được một ông thầy đồ biết võ vẽ vài chữ Nho thì cung kính bưng rước như đối với bậc vĩ nhân. Sự tôn sùng tuyệt đối tạo ra những hệ lụy sau:
a. Đã là thầy thì cấm cãi cho dù thầy có sai đi nữa. Điều này dẫn tới sự lạm quyền của những người làm thầy.
b. Do quá lệ thuộc vào thầy, học sinh không dám tự suy nghĩ và phản biện mà luôn chờ nghe ý kiến của thầy. Điều này giết chết khả năng tư duy độc lập của người đi học, biến người đi học thành nô lệ về tâm thức.
c. Do quá đề cao cái gọi là “đạo thánh hiền” và “chữ thánh hiền”, người học ngày xưa bài xích triệt để những gì không thuộc về ý thức hệ của mình thay vì tiếp thu cái hay cái mới từ nhiều nguồn khác nhau. Việc học thay vì khai phóng người học thì lại trở thành ngục tù về tư tưởng giam hãm người học. Những người nhai lại những kiến thức cũ rích và lỗi thời vẫn luôn tự tin là mình học sâu hiểu rộng mà không biết mình đã lạc hậu và cổ hủ tới mức nào.

Ông tổ của triết học phương Tây Socrates không hề để lại sách vở gì ghi chép lại những điều mình giảng dạy hay đúng hơn là những vấn đề triết học mà ông đưa ra để tranh luận với học trò của mình. Vì sao ư? Ông hiểu rằng những gì ông nói có thể đúng hôm nay nhưng chưa chắc mười năm hay hai mươi năm sau còn đúng. Những lời dạy của ông không phải là chân lý để tôn sùng hoặc để noi theo. Plato, người ghi chép lại những gì Socrates dạy thành sách vở, tuy rất ngưỡng mộ thầy mình nhưng cũng có những tranh cãi nảy lửa với Socrates về những điều mà ông cảm thấy không thỏa đáng. Người thầy duy nhất mà ai cũng phải nghe theo chính là “chân lý dựa trên logic”. Đó là lý do tại sao người phương Tây họ không tôn sùng và dựa dẫm vào người thầy và những giáo điều một cách thái quá. Tôi thích cách nhìn về giáo dục này hơn vì nó thực sự giải phóng con người ra khỏi sự u tối và lệ thuộc về mặt tư tưởng.

Nếu hỏi tôi có suy nghĩ gì về ngày nhà giáo Việt Nam, tôi muốn chia sẻ một vài điều sau:

1. Không có nghề nào là nghề cao quý và cũng không có nghề nào là nghề thấp hèn. Nghề giáo cũng chỉ là một nghề như bao nhiêu nghề khác, không có gì đặc biệt hơn để đáng được tôn vinh một cách thái quá. Là giáo viên, chúng ta cũng chỉ làm việc và được trả lương mà thôi chứ không hề làm không cho ai. Bạn chọn nghề giáo vì cũng như bạn chọn bất cứ một nghề nào khác, có thể vì bạn thích nó, có thể nó hợp với bạn hoặc cũng có thể bạn kiếm được lợi lộc từ nó. Không ai ép bạn và bạn cũng không hi sinh gì cả. Nếu nói về việc xứng đáng được tôn vinh, còn có nhiều nghề khác xứng đáng hơn nghề giáo ví dụ như nghề công nhân vệ sinh đường phố hoặc những người công nhân cầu cống. Họ làm công việc đầy dơ bẩn và nguy hiểm một cách âm thầm lặng lẽ, không ai quan tâm tới, không ai cảm ơn, thậm chí còn bị coi thường nhưng họ đóng góp cho xã hội này nhiều hơn những giáo viên vô lương tâm và vô trách nhiệm.

2. Kiến thức không phải là của chúng ta, chúng ta chỉ là những người truyền đạt lại kiến thức của người khác. Thời đại thông tin ngày nay khiến cho tiếp cận kiến thức dễ dàng hơn bao giờ hết. Không có thầy cô giáo nào có thể giỏi hơn Google hay Wikipedia. Đừng quá tự tin vào những kiến thức của mình đang có mà quên việc học hỏi để nâng cao hiểu biết của bản thân nếu không muốn làm ếch ngồi đáy giếng. Điều quan trọng nhất của người giáo viên ngày nay là cách truyền đạt kiến thức và cách tạo cảm hứng cho học sinh.

Cùng là công việc giảng dạy nhưng thời buổi ngày nay, kẻ bán chữ thì nhiều, còn người thầy chân chính thì ít. Người thầy thực sự và kẻ bán chữ thật ra chỉ khác nhau ba điều cơ bản: 1. Người thầy luôn tìm cách truyền đạt kiến thức hiệu quá nhất cho học sinh của mình còn kẻ bán chữ nhồi kiến thức vào đầu học sinh bất chấp hiệu quả. 2. Người thầy sống có đạo đức và làm gương tốt cho học trò mình. Chính điều này khiến cho người thầy được kính phục. Còn kẻ bán chữ lợi dụng sự kính trọng của học trò để làm điều trái đạo đức. 3. Người thầy tạo cảm hứng và hướng con người tới sự tự do về tư tưởng, còn kẻ bán chữ biến người học thành nô lệ của những thứ tầm thường như điểm số, thành tích hay tiền bạc địa vị.

Chúng ta nên biết ơn những học trò của chúng ta vì họ dạy cho chúng ta cách để trở thành một người thầy tốt hơn. Thay vì cứ ôm trong đầu cái suy nghĩ “không thầy đố mày làm nên” hãy nghĩ ngược lại rằng “không trò, đố thầy dạy ai?” Muốn học trò tôn trọng mình thì mình phải xứng đáng với sự tôn trọng đó và phải tôn trọng lại học trò của mình. Sự tôn trọng phải đến từ hai phía thì tình thầy trò mới bền. Đừng sợ học trò không nhớ đến công ơn của mình, hãy làm tốt trách nhiệm của mình thì tự nhiên học trò sẽ nghĩ tới mình với những tình cảm tốt đẹp nhất.
Truyền thống tôn sư trọng đạo chỉ thực sự đẹp và có ý nghĩa khi nó xuất phát từ tình cảm thật sự. Còn nếu bị lạm dụng và biến tướng mà không dựa trên nền tảng đạo đức thật sự thì đó chỉ là vỏ bọc hình thức mà thôi.

( Nguồn: FB Vien Huynh )

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

TRUNG QUỐC ĐUỐI LÍ VỤ BÃI TƯ CHÍNH



Đó là quan điểm của các nhà nghiên cứu tại buổi tọa đàm khoa học “Vùng biển Bãi Tư chính và Luật pháp quốc tế”, diễn ra hôm 6/10 tại Hà Nội. Tại buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu khẳng định việc Trung Quốc ngang ngược nói là Bãi Tư chính thuộc chủ quyền của nước này hoàn toàn vô căn cứ. Và Trung Quốc đang cố tình tạo sóng căng thẳng trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam “hòng đổi trắng thay đen”.
Theo Đại sứ Nguyễn Trường Giang, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Brunei, nguyên Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao) trong 6 thập kỷ qua, Trung Quốc luôn tìm mọi biện pháp và kế sách để độc chiếm Biển Đông. Câu chuyện này không còn là mới, nhưng qua thời gian, Trung Quốc càng ngày càng thể hiện họ đang có những tính toán thâm sâu hơn và bất chấp tất cả, kể cả luật pháp quốc tế để đạt mục đích.
Thạc sĩ Hoàng Việt từ Quỹ nghiên cứu Biển Đông và Ban Nghiên cứu Luật Biển và Hải đảo, Liên đoàn Luật sư Việt Nam khẳng định: “Ở đây phải khẳng định rằng Trung Quốc sai. Câu hỏi thứ nhất, Trung Quốc đã có chủ quyền ở quần đảo Trường Sa chưa? Bởi vì Việt Nam tuyên bố chủ quyền và Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý về chủ quyền quần đảo Trường Sa. Thứ hai, trong phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc năm 2016, Tòa đã khẳng định rằng không có một cấu trúc thực thể nào của Trường Sa thỏa mãn điều kiện là một đảo cả. Và vì thế nó không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa kèm theo. Thứ ba, Bãi Tư Chính không phải là một đối tượng của yêu sách chủ quyền vì nó luôn chìm dưới mặt nước biển. Trong Luật pháp quốc tế cũng như trong Công ước Luật Biển dù không quy định trực tiếp, nhưng lại gián tiếp quy định những thực thể luôn luôn chìm trong mặt nước, thì không thể gọi là có chủ quyền được”.
Ở một góc nhìn khác, chuyên gia về Biển Đông Thiếu tướng Lê Văn Cương đã chỉ rõ 2 điểm sai của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi đưa ra “cái gọi là Trung Quốc có chủ quyền ở Bãi Tư chính”.
Ông Lê Văn Cương nói: “Cái sai thứ nhất về chính trị. Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý để đòi chủ quyền ở Trường Sa. Điều này Tòa trọng tài 2016 đã bác bỏ. Tham chiếu vào hệ thống pháp luật quốc tế hiện đại, Trung Quốc hoàn toàn không có căn cứ. Cái sai thứ 2 về mặt địa chất địa lý. Bãi Tư Chính nằm ngoài Trường Sa, cách Trường sa 600km. Về địa chất giữa Trường Sa và Bãi Tư Chính còn có 1 rãnh sâu nữa”.
Tại buổi tọa đàm hôm 6/10, phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng: sau vụ Philippines kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài Quốc tế hồi năm 2016- khi Tòa Trọng tài lúc ấy ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông, việc Trung Quốc đưa nhóm tàu HD8 liên tục xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam cho thấy những tính toán mới của nước này. Đó là ý đồ biến vùng biển Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam từ vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp; tạo sóng căng thẳng trong vùng biển Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam, hòng thực hiện những ý đồ xấu.
Đại sứ Nguyễn Trường Giang nguyên Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao) phân tích: “Luật pháp quốc tế là cơ sở để bảo vệ các vùng biển của Việt Nam. Các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 về các vùng biển và quy chế về các vùng biển đồng thời cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta bảo vệ chủ quyền và các quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong vùng biển của Việt Nam. Bãi Tư Chính là bãi ngầm, thực chất là một phần của đáy biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp hay có vùng chồng lấn. Bởi vì Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý quốc tế nào để đưa ra các yêu sách đối với vùng biển này”.
Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng: trước những hành vi ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam cần tiếp tục đưa vụ việc Bãi Tư Chính lên án tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Bởi điều 51 trong Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định rõ: các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc có quyền tự vệ trước những âm mưu xâm hại, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình. Và Liên Hợp Quốc sẽ có trách nhiệm thực thi các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế bảo vệ các quốc gia yếu thế.

(Nguồn: Blog Trần Nhương)


Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

Sinh con 2020 tuổi Canh Tý tháng nào tốt nhất?




Từ bảng ngũ hành tứ vượng trên đây, cho thấy nếu bạn sinh con năm 2020, bé mang mệnh Thổ thì tháng sinh tốt nhất sẽ nằm trong cột Vượng và Tướng, do đó sinh con 2020 vào mùa Hạ (tháng 4, 5, 6) và các tháng tứ quý (3, 6, 9, 12) thì bé sẽ có vận số tốt nhất.
Theo phong thủy phương đông thì năm âm lịch Canh Tý (2020) sẽ bắt đầu từ ngày 25/1/2020 dương lịch đến hết ngày 11/02/2021, Nếu bạn có kế hoạch sinh con năm 2020 bé sẽ mang mệnh Thổ (Bích Thượng Thổ) cầm tinh con chuột! Trong 12 tháng của năm 2020 thì tùy vào ngày giờ sinh mà vận mệnh tốt xấu của bé sẽ khác nhau.
Việc chọn tháng sinh con được các chuyên gia phong thủy Trung Quốc tính dựa trên bảng ngũ hành tứ vượng, theo tìm hiểu của Dichvuhay.vn thì Vượng nghĩa là sự thịnh vượng (tốt nhất), Tướng còn có nghĩa là vượng vừa (Tốt), Hưu ám chỉ sự suy giảm và Tù tượng trưng cho sự hạn chế. Để biết sinh con 2020 tháng nào tốt, bạn có thể theo dõi bảng tính ngay dưới đây:
Bảng ngũ hành Tứ Vượng ( Quái khí vượng – Suy)
Mùa sinh       Vượng           Tướng            Hưu   
Mùa Xuân (Tháng 1, 2, 3)  Mệnh Mộc     Mệnh Hỏa     Mệnh Thủy   Mệnh Thổ
Mùa Hạ (Tháng 4, 5, 6)       Mệnh Hỏa     Mệnh Thổ      Mệnh Mộc     Mệnh Kim
Mùa Thu (Tháng 7, 8, 9)     Mệnh Kim      Mệnh Thủy   Mệnh Thổ      Mệnh Mộc
Mùa Đông (Tháng 10, 11, 12)       Mệnh Thủy   Mệnh Mộc     Mệnh Kim      Mệnh Hỏa
Tứ quý (tháng 3, 6, 9, 12)   Mệnh Thổ      Mệnh Kim      Mệnh Hỏa     Mệnh Thủy
Từ bảng ngũ hành tứ vượng trên đây, cho thấy nếu bạn sinh con năm 2020, bé mang mệnh Thổ thì tháng sinh tốt nhất sẽ nằm trong cột Vượng và Tướng, do đó sinh con 2020 vào mùa Hạ (tháng 4, 5, 6) và các tháng tứ quý (3, 6, 9, 12) thì bé sẽ có vận số tốt nhất. Các cột Hưu và Tù chỉ sự suy giảm về vận mệnh nên nếu bạn có kế hoạch sinh con 2020 trong mùa Xuân và mùa Thu (mệnh Thổ) bạn nên chọn ngày giờ sinh tốt cho bé để cải thiện vận khí là tốt nhất.
Người sinh năm 2020 theo Âm lịch là năm Canh Tý, tức là tuổi con Chuột. Tý (Chuột) là con giáp đứng đầu hàng 12 con giáp. Theo quan niệm dân gian thì người tuổi Tý có sức sống bền bỉ, thông minh, lanh lợi và gan dạ. Cuộc đời người tuổi Tý giàu có nhờ biết tích lũy.
Người tuổi Tý lạc quan, vui vẻ, không bị suy sụp cho dù gặp hoàn cảnh khó khăn nào và luôn đấu tranh cho cuộc sống của mình. Đồng thời, họ cũng rất nhạy cảm, có trực giác tốt và có trí tưởng tượng phong phú, nhưng họ không giỏi trong việc đưa ra quyết định một cách logic.
Nhìn bên ngoài, người tuổi Tý có rất nhiều bạn bè do tính cách dễ gần. Đôi khi bạn thấy họ hơi khó tính, hay phàn nàn và soi mói nhưng nhìn chung, họ là những người dễ kết bạn. Người tuổi Tý trân trọng mối quan hệ với bè bạn và họ hàng. Đôi khi, bạn thấy họ quá gắn kết cuộc đời mình với những người khác. Đó là bởi một khi họ đã thích ai đó, họ khó mà có thể rời bỏ người ta. Nhiều bậc cha mẹ đã tính đến việc sinh con năm 2020 Canh Tý để mong muốn con cái mình thông minh, lanh lẹ như một chú chuột vậy.
Theo bảng trên có thể thấy năm 2020 Canh Tý mệnh Thổ – Bích Thượng thổ, tức là Đất tò vò hay Đất trên vách, Đất trên tường thành. Điểm nổi bật trong tính cách của người Bích Thượng Thổ là sự cân bằng, tâm lý và lập trường vững vàng, không dễ bị ngả nghiêng theo dư luận cuộc đời. Ở họ có sự rạch ròi, rõ ràng giữa yêu và ghét – ghét là ghét mà yêu là yêu, không mập mờ trắng đen.
Bích Thượng Thổ luôn bộc lộ là một con người có nghĩa khí, chính trực, đồng thời luôn tuân thủ những quy tắc cũng như những chuẩn mực bản thân đặt ra, nếu phạm phải những điều đó, họ luôn thấy cắn rứt, ân hận. Ngoài ra, dựa theo hình tượng “đất trên tường” – có ý nghĩa bảo vệ che chở cho người khác, do đó, người Bích Thượng Thổ có tính cách rất hay giúp đỡ người khác, sẵn sàng hi sinh, cống hiến mà không nề hà, toan tính. Với tố chất này, họ có thể tiến xa trong tương lai.
Tuy nhiên cũng chính vì vậy mà đôi khi người mệnh Bích Thượng Thổ lại quá cứng nhắc theo khuôn khổ, ít tùy cơ ứng biến trong cuộc sống và công việc, điều đó có thể dẫn đến việc họ trở nên lạc hậu, lỗi thời. Loại đất này mang ý nghĩa mang đến cuộc sống bình yên và an toàn cho con người. Người mang mệnh Bích Thượng thổ được hưởng sự phúc đức, thành công trong cuộc sống và gặp nhiều may mắn./..



Thứ Tư, 25 tháng 9, 2019

"Vinh hoa phú quý đời người rốt cuộc cũng chỉ là một đống rác mà thôi..."




Bác sĩ Kha Văn Triết 

Ngày 29/11/2014, bác sĩ Kha Văn Triết chính thức đắc cử Thị trưởng thành phố Đài Bắc – Đài Loan, vượt đối thủ chính của mình hơn 200 nghìn phiếu bầu. Dù là một thị trưởng đầy quyền lực nhưng ông vẫn thường nói: "Vinh hoa phú quý đời người rốt cuộc cũng chỉ là một đống rác mà thôi".
Trong thời gian còn là bác sĩ ngoại khoa, ông Kha Văn Triết chính là người tạo ra quy trình cấy ghép tạng tiêu chuẩn của Đài Bắc và đưa vào ứng dụng phương pháp cấp cứu Oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể (ECMO).
“Có lẽ tôi là bác sĩ Đài Loan đã từng nhìn thấy người chết nhiều nhất, vậy nên rất thích hợp để bàn luận về vấn đề sinh tử. Hãy để tôi bắt đầu nói từ "Diệp Khắc Mạc" – Oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể (ECMO).
Có một người nông dân chạy đến bệnh viện Kì Mỹ Liễu Doanh, nói muốn được gặp bác sĩ Diệp. Người ở phòng cấp cứu nói, không có đâu, chỗ chúng tôi đây không có bác sĩ nào họ Diệp cả. Người nông dân nọ vẫn khẳng định chắc nịch tên bác sĩ ấy là Diệp Khắc Mạc (ECMO).
Diệp Khắc Mạc thật ra không phải là bác sĩ nào cả, nó chỉ là một phương pháp trị liệu. Vận hành của nó cũng rất đơn giản, chính là dẫn máu từ trong tĩnh mạch ra, trải qua một cái bơm huyết dịch (trái tim nhân tạo), rồi lại thông qua một thiết bị tạo ô-xy (buồng phổi nhân tạo), đưa vào cơ thể. Nó được dùng để thay thế chức năng tạm thời của phổi, tim.
ECMO chính là một máy chủ làm trái tim nhân tạo, bên cạnh là một buồng phổi nhân tạo, đưa máu trở về. Xác thực là có những trường hợp vô cùng thành công.
Một vũ công trong nhóm múa của Châu Kiệt Luân, một ngày nọ bị viêm cơ tim đột ngột, tim không còn đập nữa. Lúc đó, con mắt của cô ấy mở to nhìn trừng trừng vào màn ảnh. Tín hiệu trên màn hình toàn bộ đều là một đường thẳng băng cả. Nhưng 9 ngày sau, cô ấy đã tiến hành cấy ghép tim và phổi. Chưa đến 1 tháng, đã có thể trở về tiếp tục nhảy múa rồi. Tất cả là nhờ ECMO.
Trong các tài liệu y khoa, thời gian hồi sức tim phổi dài nhất, còn có thể được cứu sống trở lại chính là trường hợp này. Mỗi lần nhìn lại tôi đều nói đây là thần tích của y học hiện đại. Một người đã trải qua hồi sức tim phổi trong 4 giờ đồng hồ, liên tục 9 ngày tim hoàn toàn không còn hoạt động mà vẫn có thể được cứu sống lại!
Lại có một thanh niên 26 tuổi, uống say rồi đi bơi, bị sặc nước đến viêm phổi nghiêm trọng (gọi là triệu chứng hô hấp cấp tính). Toàn bộ lá phổi của anh đều trắng xoá hết cả, không còn khả năng hô hấp. Anh ta đã điều trị ECMO trong 117 ngày. Trong khoảng thời gian gần 1 tháng, lượng khí thông phổi của anh ta chỉ không đến 100cc. Nhưng rồi cuối cùng anh vẫn dần dần hồi phục trở lại.
Điều này quả thật quá thần kỳ. Vậy nên, dưới sự đồn thổi của giới truyền thông, ECMO ở Đài Loan đã trở nên nổi tiếng như vậy, cũng xác thực là có một vài trường hợp rất thành công. Nhưng các kênh truyền thông chỉ đưa tin về những trường hợp thành công chứ không đả động gì đến những ca thất bại.
Thân là một bác sĩ, chứng kiến những ca thành công đương nhiên rất vui mừng, nhưng cũng không thể quên đi những ca thất bại. Nó thật sự ám ảnh tôi. Từng có một đứa trẻ vừa mới chào đời được nửa tháng đã mắc phải bệnh tim bẩm sinh. Sau khi phẫu thuật tim, sự sống hoàn toàn nhờ vào máy trợ tim phổi, vậy nên đã lắp đặt ECMO. Nhưng không đến 3 ngày sau, chân của bé đã chuyển sang màu đen.
Lúc này, bác sĩ phải đối mặt với một lựa chọn đau lòng, hoặc phải cưa mất hai chân của bé rồi tiếp tục cứu chữa với cơ hội thấp, hoặc là chấm dứt điều trị tránh tổn thất, đau đớn. Đây chính là áp lực rất lớn, khiến bạn vô cùng khó xử, tiến thoái lưỡng nan.
Lại có một cậu bé 7 tuổi, mắc viêm phổi, ung thư máu khuẩn cầu đôi, khiến hô hấp vô cùng khó khăn, lại xuất hiện bệnh biến chứng, tứ chi đều đã chuyển sang màu đen.
Là một bác sĩ, bạn phải đối mặt với sự lựa chọn khủng khiếp này. Nếu muốn cứu bé, thì bạn phải cưa bỏ tứ chi, còn như không cứu, thì cần phải tháo các thiết bị đi. Nhưng đôi mắt long lanh của bé vẫn ngước nhìn bạn, ý thức vẫn còn rõ ràng, biết xin nước uống. Ai nỡ đành lòng chấm dứt cơ hội sinh tồn của sinh linh bé nhỏ ấy đây?
Mọi người hãy thử nghĩ xem, trong thời khắc sinh tử, khi bệnh nhân thần trí vẫn rõ ràng, tôi làm sao nói được với họ rằng: "Cậu bé này, nếu như cậu muốn sống tiếp, chúng tôi cần phải cắt bỏ tứ chi của cậu, hoặc là thôi, cậu không cần sống tiếp nữa". Bạn làm sao có thể nói chuyện sống chết này với một cậu bé 7 tuổi đây?
Ngoài 30 tuổi, tôi được làm chủ nhiệm, cảm thấy y học rất lợi hại, cái gì cũng đều có thể giải quyết. Sau khi tôi hơn 40 tuổi, thường có những ca lắp đặt ECMO thất bại, người nhà bệnh nhân hỏi tôi: "Tại sao người khác thì cứu sống được, còn người nhà chúng tôi lại không thể cứu sống?". Tôi không biết phải trả lời thế nào. Tại sao tứ chi của người bệnh lại chuyển sang màu đen? Nếu tôi biết được thì đã có thể tránh được rồi, nhưng tôi thật sự không hiểu gì cả.
Khi ngoài 50 tuổi, cuối cùng tôi cũng đã nghĩ thông suốt. Bác sĩ là người chứ không phải là Thần, chỉ có thể tận hết sức lực, chỉ vậy mà thôi. Dù cho y học phát triển đến mức nào thì vẫn là có giới hạn. Với khoa học kỹ thuật hiện tại, không có tim, phổi, thận người ta vẫn có thể sống được, nhưng lẽ nào cứ đeo bên mình đống máy móc như vậy mà sống cả đời sao?
Trời đất có Xuân, Hạ, Thu, Đông, cây cỏ mùa Xuân thì đâm chồi, nảy lộc, mùa Hạ thì kết quả, ra hoa, mùa Thu bắt đầu thay vỏ, vàng lá, đến khi Đông về thì trút lá xạc xào, cành khô, thân nứt. Người làm vườn có cách nào thay đổi được loại quy luật ấy hay không? Họ chỉ có thể tận sức chăm sóc vun trồng để những bông hoa kia khi nở rộ trông đẹp đẽ hơn, sống được thời gian dài lâu hơn mà thôi.
Một bác sĩ có cách nào thay đổi được quy luật "Sinh – Lão – Bệnh – Tử" hay không? Điều này thực sự khó vô cùng. Bác sĩ chỉ là khiến cho người bệnh đang ở giữa vòng tuần hoàn "Sinh – Lão – Bệnh – Tử" ấy mà sống được dễ dàng hơn một chút, chỉ vậy mà thôi. Bác sĩ chỉ là người làm vườn trong vườn hoa của sinh mệnh, anh ta liệu có thể làm được gì khi đứng nhìn những cái cây đã khô héo, khi đối mặt với cái chết đây?
Một ngày nọ, trong lúc tôi đi thăm bệnh nhân, tôi đột nhiên hiểu ra đạo lý này. Kết cục của đời người chỉ có hai loại mà thôi: Cắm ống thở hay là không cắm ống thở. Nhưng rồi sau tất cả vẫn đều là cái chết.
Nếu có người hỏi tôi: "Cái chết là gì?". Đáp án của tôi là: "Làm thế nào mới được coi là sống đây?". Bởi vì con người nhất định đều sẽ chết, vậy nên cái chết không phải là mục đích của đời người. Đời người, trái lại chính là một quá trình. Chúng ta trong quá trình này không ngừng theo đuổi một điều gì đó, đây chính là đời người. Và tôi nói: "Tất cả những thứ người ta theo đuổi, vinh hoa phú quý của đời người chẳng qua chỉ là một đống rác bỏ đi".
Có một lần, tôi mời thầy giáo đã nghỉ hưu của mình và lớp trưởng cùng đi dùng cơm. Ba người chúng tôi lên lầu hai của một nhà hàng Pháp, kết quả đã tiêu hết 26.000 Đài tệ (gần 20 triệu đồng), bình quân mỗi người là 9.000 Đài tệ (6,7 triệu đồng). Khi nhìn thấy hóa đơn, mặt mày tôi tái mét: "Sao lại đắt đến vậy chứ!". Tôi chưa từng đến dùng bữa ở nơi nào đắt đỏ như vậy cả, chỉ là chọn đại mấy món, cũng không hiểu đã dùng món gì mà mất đến 26.000 Đài tệ.
Cả ngày hôm ấy và hôm sau, tôi đã không ngừng suy nghĩ về chuyện này. Bữa cơm đã tiêu tốn của tôi mất 9.000 Đài tệ, so với một suất cơm bình dân ở bệnh viện ngày thường tôi vẫn ăn thật chẳng khác nhau chút nào. Dù là cao lương mỹ vị, dù là gan rồng, tuỷ phượng, ăn vào dạ dày rồi lại phải bài tiết ra ngoài. Vinh hoa, phú quý của đời người cũng thế, tranh đoạt cả đời, gom góp một kiếp, chết rồi lại chẳng thể mang theo.
Tư tưởng Nho gia ảnh hưởng rất mạnh mẽ ở Á Đông nhưng đối với vấn đề sự sống – cái chết, họ cũng chỉ bàn đến một mức độ rất bề mặt. "Luận Ngữ" viết: "Vị tri sinh, yên tri tử" (chưa biết đạo lý của đời sống, sao lại thắc mắc về cái chết); hoặc như Khổng Tử cũng nói: "Triêu văn Đạo, tịch khả tử" (sáng nghe đạo, chiều chết cũng yên lòng). Nói tóm lại chính là không thích luận đàm về sống chết.
Còn cá nhân tôi thì luôn nghĩ về cái gọi là "trải nghiệm cận tử". Chỉ khi đối diện với cái chết, khi đứng trên ranh giới giữa sự sống và cái chết, người ta mới lại nhìn thấu được đời người là gì, ý nghĩa nhân sinh đích thực là gì?
Con người cuối cùng rồi sẽ phải chết, đời người chẳng qua chỉ là một quá trình theo đuổi và tìm kiếm ý nghĩa của nhân sinh. Mà ý nghĩa nhân sinh đó đôi khi không thể dễ mà nhìn ra. Trên con đường trở về với giá trị gốc của mình, người ta sẽ phải đi qua biết bao thống khổ, bơi qua một bể khổ vô bờ. Nghĩ lại thì kiếp sống này thật quá ư mông lung, nhân sinh này chính xác chỉ là giấc mộng.
Tôi xin dùng câu nói dưới đây làm lời kết cho bài thuyết trình hôm nay: "Điều khó khăn nhất không phải là đối mặt với thất bại và sự đả kích, mà là khi phải hứng chịu những sự đả kích, dày vò, ta không hề đánh mất đi nhiệt tình đối với cuộc đời này".
(Nguồn: Internet)

“Trên đầu ba thước có thần linh”

Từ xưa đến nay, nhiều người vẫn hay nhắc nhở với nhau rằng: “Trên đầu ba thước có thần linh”. Người đang làm, Trời đang nhìn. Từng ý niệm, từng hành vi của mỗi người đều có Thần linh giám sát, ai ai cũng phải chịu trách nhiệm về cử chỉ và lời nói của bản thân mình. Chỉ có hành thiện, tích đức, không làm việc xấu ác thì mới có thể tránh khỏi kết cục thảm khốc trong tương lai.

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

Dục giới



Dục giới gồm có 11 cõi : 4 cõi khổ và 7 cõi thiện dục giới như sau:
1. Ðịa Ngục (Niraya): Cõi này chỉ có mọi sự thống khổ chứ không có sự an vui, nơi mà các chúng sinh Tự Trừng Phạt do các Ác Nghiệp đã tạo. Cõi khổ có tuổi thọ không nhất định.

2. Ngạ Quỹ (Pettivisaya): Chúng không phải là ma quỹ vô hình, chúng có sắc thân nhưng mắt người không thể thấy được. Chúng không có cảnh giới riêng và luôn luôn bị đói khát. Chúng sống ở nhiều nơi khác nhau, nhà dân, rừng núi, hang động hay các chỗ nhớp nhúa. . . Cõi khổ có tuổi thọ không nhất định.

3. Súc Sanh (Tiricchānayoni): Các sinh vật đi ngang, bò đi, không đi thẳng như người, còn gọi là Bàng sanh, gần như là tất cả sinh vật bình thường trừ con người. Cõi khổ có tuổi thọ không nhất định.

4. A-Tu-La (Asurakāya): Asura nghĩa là những vị không có hoan lạc hay không chói sáng. Những chúng sanh này rất hung dữ, hay gây gổ. Loại A-Tu-La sanh ở đây không giống với loại A-Tu-La chư thiên chuyên gây chiến với chư thiên và sống ở cõi Tam Thập Tam Thiên. Cõi khổ có tuổi thọ không nhất định.

5. Cõi người (Manussa): những người có tâm cao thượng, do đó phải hiểu rằng được làm người là rất khó, tất cả mọi đứa trẻ bình thường được sinh ra đều là những thiên thần, chính cuộc sống và những người xung quanh biến chúng thành quái dị, con người là cái gì đó rất thiêng liêng và cao quý.

6. Tứ Thiên Vương (Cātummahārājika): đây là cõi thấp nhất trong các cõi chư thiên. Tuổi thọ 9.000.000 tuổi người. Dưới nó còn có các chư thần thấp hơn như sơn thần, thổ địa, thánh mẫu . . . (thường 1 ngày của họ bằng 1 tháng, 1 năm hoặc hơn tùy theo tầng cao hay thấp)

7. Tam Thập Tam Thiên (Tāvatimsa): Ðế Thích (Magha) cư ngụ ở đây. Sở dĩ gọi như vậy vì theo tích truyện có 33 vị dưới sự hướng dẩn của Ðế Thích đã làm những việc thiện và được tục sinh tại đây. Tuổi thọ 36.000.000 tuổi người.

8. Dạ Ma Thiên (Yāma): Yam nghĩa là tàn phá, diệt trừ. Nơi đây mọi đau khổ đều được trừ diệt. Tuổi thọ 144.000.000 tuổi người.

9. Ðâu Suất Ðà Thiên (Tusita): những vị sống sung sướng. Theo tục truyền, vị Bồ Tác tương lai (Di Lặc) đang sống tại đây và chờ cơ hội thuận tiện để tái sinh làm người và thành Phật. Tuổi thọ 576.000.000 tuổi người.

10. Hóa Lạc Thiên (Nimmānarati): những vị sống hoan lạc trong những lâu đài tự tạo ra. Tuổi thọ 2.304.000.000 tuổi người.

11. Tha Hóa Tự Tại Thiên (Paranimmitavasavatti): những vị đem dưới quyền của mình các vật do các vị khác đã hóa hiện. Tuổi thọ 9.216.000.000 tuổi người.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

Mẹ Tôi





Mẹ ơi con đã già rồi
con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con
Mẹ ơi con đã già rồi
con ngồi ngớ ngẩn nhớ ngôi nhà xưa

Ngày xưa cha ngồi uống rượu, mẹ ngồi đan áo.
Ngoài hiên, mùa đông cây bàng lá đổ
Ngày xưa chị hát vu vơ
những câu ca cổ cho em em làm thơ

Ngày xưa mẹ đắp cho con
tấm khăn quàng cổ ấm ơi mẹ tôi
Ngày xưa bên giường cha nằm mẹ buồn xa vắng.
Nhìn cha, thương cha chí lớn không thành.

Biển sóng thét gào
một ngày nhớ mẹ sóng trào khơi xa
Trời gió mây ngàn
một ngày khóc mẹ trăm ngàn sao rơi

Mẹ ơi thế giới mênh mông,
mênh mông không bằng nhà mình.
Dù cho phú quý vinh quang
Vinh quang không bằng có mẹ

Mẹ ơi con lấy chồng rồi
con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con
Mẹ ơi êm ấm nhà người
con ngồi ngớ ngẩn nhớ ngôi nhà xưa

Ngày xưa cha ngồi uống rượu, mẹ ngồi đan áo.
Ngoài hiên, mùa đông cây bàng lá đổ
Ngày xưa chị hát vu vơ
những câu ca cổ cho em nằm mơ

Ngày xưa mẹ đắp cho con
tấm khăn quàng cổ ấm ơi mẹ tôi
Ngày xưa bên giường cha nằm mẹ buồn xa vắng.
Nhìn cha, thương cha chí lớn không thành.

Biển sóng thét gào
một ngày nhớ mẹ sóng trào khơi xa
Trời gió mây ngàn
một ngày khóc mẹ trăng tàn sao rơi

Mẹ ơi thế giới mênh mông,
mênh mông không bằng nhà mình.
Tuổi thơ như chiếc gối êm,
êm cho tuổi già úp mặt

Biển sóng thét gào
một ngày nhớ mẹ sóng trào khơi xa
Trời gió mây ngàn
một ngày khóc mẹ trăng tàn sao rơi

Mẹ ơi thế giới mênh mông,
mênh mông không bằng nhà mình.
Dù cho phú quý vinh quang,
vinh quang không bằng có mẹ.

Trèo lên dãy núi thiên thai
ối a mẹ tôi về đâu?
Ngàn năm mây trắng bay theo
ối a mẹ tôi về đâu?
(Nguồn: Chú Tiến)

Cầu Sài Gòn








Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

Phật


Phật giáo (chữ Hán: 佛教) là một tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇). Tất-đạt-đa Cồ-đàm thường được gọi là Phật hay người giác ngộ. Theo sách vở Phật giáo cũng như các tài liệu khảo cổ đã chứng minh, Tất-đạt-đa Cồ-đàm đã sống và giảng đạo ở vùng đông bắc Ấn Độ xưa (nay thuộc Nepal) từ khoảng thế kỉ thứ 6 TCN đến thế kỉ thứ 4 TCN.
Sau khi Tất-đạt-đa Cồ-đàm qua đời thì Phật giáo bắt đầu phân hóa ra thành nhiều nhánh và nhiều hệ tư tưởng, với nhiều sự khác biệt:
Phật giáo Nguyên thủy, còn gọi là Phật giáo Nam Tông, Phật giáo Thượng tọa, Phật giáo Tiểu thừa, Thanh-văn thừa. Đây là nhánh Phật giáo có hệ thống kinh điển được coi là gần nhất với giáo lý nguyên thủy của đạo Phật.
Phật giáo Đại thừa, còn gọi là Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Đại chúng, Phật giáo Phát triển.
Phật giáo Chân ngôn, còn gọi là Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Mật tông, Phật giáo Kim cương thừa.
Phật giáo Nguyên thủy phát triển mạnh ở Sri Lanka và Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar). Đại thừa phát triển ở Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam) và bao gồm nhiều phân nhánh nhỏ hơn như Tịnh độ tông, Thiền tông, Thiên thai tông. Còn Kim cương thừa phát triển ở Tây Tạng, Mông Cổ và Bhutan. Mặc dù phát triển chủ yếu ở châu Á, nhưng hiện nay Đạo Phật được tìm thấy ở khắp thế giới. Ước tính số người theo đạo Phật vào khoảng 350 triệu đến 700 triệu người.
Phật giáo là một tôn giáo mang tính duy lý và vô thần. Hệ thống giáo lý của Phật giáo không hướng đến sự sùng bái thần linh mà hướng đến nhận thức chân lý hay còn gọi là giác ngộ. Chính sự nhận thức đúng đắn bản ngã và thế giới xung quanh sẽ giúp con người được giải thoát. Các trường phái Phật giáo khác nhau ở quan điểm về bản chất của con đường đưa đến giác ngộ để được giải thoát, tính chính thống của các bài giảng đạo và kinh điển, đặc biệt là ở phương thức tu tập. Vì hướng đến việc nhận thức đúng đắn bản ngã và thế giới khách quan nên hệ thống triết lý Phật giáo chứa đựng nhiều quan điểm bản thể luận và nhận thức luận. Siêu hình học trong triết học Phật giáo đã phát triển đến một trình độ cao. Với Phật giáo, triết học Ấn Độ đã đi trước triết học phương Tây trên 1000 năm. Tại phương Tây, đến thời kỳ Khai sáng triết học mới đạt đến trình độ nhận thức của triết học Ấn Độ. Cũng như Nho giáo và triết học phương Tây hiện đại, Phật giáo là một hệ thống triết học mang tính khai sáng nhằm hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ.


Giáo lý cốt lõi
*Tứ diệu đế
Cơ sở tư tưởng và cốt lõi của Phật pháp là tứ thánh đế. Bốn chân lý giải thích bản chất của sự khổ trong luân hồi (輪回), nguyên nhân của sự khổ, và làm thế nào để giải trừ đau khổ. Nếu như có một ngọn lửa tự cháy giữa hư không, vô nhân, vô duyên, vậy thì khi muốn dập tắt ngọn lửa ấy là điều không thể nào, thế nhưng ngược lại, trong thực tế ngọn lửa nào cháy lên cũng có nhân, có duyên của: chất đốt, không khí, v.v.. Khi chúng ta loại bỏ các điều kiện đó thì ngọn lửa cũng tắt, tương tự như vậy, Đức Phật dạy Ở đời thực có khổ đau (Khổ đế), khổ đau cũng có nguyên nhân (Tập đế), khổ đau có thể dập tắt (Diệt đế), và Bát chánh đạo - Trung đạo là con đường đưa đến khổ diệt (Đạo đế). Tứ diệu đế là sự nhận thức đúng đắn các loại khổ đau, nguyên nhân dẫn đến khổ đau, trạng thái không có khổ đau và con đường để thoát đau khổ. Con người chỉ thoát khỏi đau khổ nhờ nhận thức đúng về đau khổ. Thoát khỏi vô minh thì hết đau khổ. Đây là quan điểm triết học mang tính duy lý.
-Khổ đế (苦諦), chân lý về sự Khổ: đau trên thân gồm: sinh, lão, bệnh, tử; khổ tâm gồm: sống chung với người mình không ưa, xa lìa người thân yêu, mong muốn mà không được, chấp vào thân ngũ uẩn. Khổ đau là một hiện thực, không nên trốn chạy, không nên phớt lờ, cũng không nên cường điệu hóa. Muốn giải quyết khổ đau trước tiên phải thừa nhận nó, cố gắng phân tích nó để nhận thức nó một cách sâu sắc.
-Tập đế (集諦), chân lý về sự phát sinh của khổ: khổ đau đều có nguyên nhân thường thấy do tham ái, sân hận, si mê, chấp thủ. Cần truy tìm đúng nguyên nhân sinh ra khổ, nguồn gốc sâu xa sinh ra khổ trong sinh tử luân hồi là do vô minh và ái dục, những mắt xích liên quan nằm trong 12 nhân duyên.
-Diệt đế (滅諦), chân lý về diệt khổ: là trạng thái không có đau khổ, là một sự an vui giải thoát chân thật, là một hạnh phúc tuyệt vời khi chấm dứt dục vọng, và chấm dứt vô minh.
-Đạo đế (道諦), chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ: Phương pháp để đi đến sự diệt khổ là con đường diệt khổ tám nhánh, Bát chính đạo. Phương tiện hay pháp môn để thành tựu con đường bát chi thánh đạo là 37 phẩm trợ đạo.
*Bát chính đạo
- Nhóm trí tuệ:

+Chính kiến (正見): hiểu biết chân chính: hiểu biết về nhân quả, duyên khởi, hiểu biết về sự vật hiện tượng chân thực, như chúng đang là, không kèm theo cảm xúc, cảm tính, hiểu biết 4 chân lý về khổ và cách thoát khổ, từ đó biểu hiện thái độ sống không làm khổ mình, khổ người.
+Chính tư duy (正思唯): suy nghĩ hướng đến nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí và giác ngộ.
- Nhóm đạo đức:

+Chính ngữ (正語): lời nói chân chính: lời nói sự thật, lời nói hòa hợp, đoàn kết, mang tính xây dựng, mang lại an vui hạnh phúc cho người khác.
+Chính nghiệp (正業): hành vi chân chính: không sát sanh, không trộm cắp, không ngoại tình, Các hành vi được khuyến khích: chia sẻ sở hữu hợp pháp với những người kém may mắn hơn, sống chung thủy một vợ một chồng, giữ sức khỏe để chăm sóc bảo vệ người thân.
+Chính mạng (正命): nghề nghiệp chân chính để nuôi sống thân mạng: không làm nghề đồ tể vì giết động vật hàng loạt.
+Chính tinh tấn (正精進): nỗ lực kiên trì chân chính: tiếp tục làm những việc thiện đang làm, hiện thực hóa những việc thiện có ý định làm, từ bỏ những việc bất thiện đang làm, loại bỏ ý định về những việc bất thiện sẽ làm.
- Nhóm thiền định:

+Chính niệm (正念): sự làm chủ các giác quan trong các tư thế: đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín, động, tịnh, thức và ngủ, làm chủ cảm xúc và thái độ sống.
+Chính định (正定): 4 tầng thiền: sơ thiền (ly dục ly ác pháp sinh hỷ lạc, có tầm, có tứ), nhị thiền (diệt tầm, diệt tứ, định sinh hỷ lạc, nội tĩnh, nhất tâm), tam thiền (ly hỷ, trú xả), tứ thiền (xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh) cùng với những phương pháp hỗ trợ như tứ niệm xứ, quán niệm hơi thở, định sáng suốt... được đề cập trong kinh tạng Pali. Sau khi đã đạt tứ thiền, hành giả dẫn tâm về Tam minh gồm: Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh. Chứng tam minh xong, hành giả giải thoát hoàn toàn, thành tựu thánh quả A-la-hán, các vị A-la-hán tuyên bố "Tái sinh đã tận, hạnh thánh đã thành, việc nên đã làm, không còn trở lại sinh tử này nữa".
Những tư tưởng cơ bản của Phật-đà đều được nhắc lại trong các kinh sách, nhưng có khi chúng được luận giải nhiều cách khác nhau và vì vậy ngày nay có nhiều trường phái khác nhau, hình thành một hệ thống triết lý hết sức phức tạp.
*Giáo pháp đạo Phật được tập hợp trong Tam tạng (三藏), bao gồm:

-Kinh tạng (經藏) bao gồm các bài giảng của chính đức Phật hoặc các đại đệ tử. Kinh tạng tiêu biểu văn hệ Pali được chia làm năm bộ: 1. Trường bộ kinh, 2. Trung bộ kinh, 3. Tương ưng bộ kinh, 4. Tăng chi bộ kinh và 5. Tiểu bộ kinh.
-Luật tạng (律藏), chứa đựng lịch sử phát triển của Tăng-già cũng như các giới luật của người xuất gia, được xem là tạng sách cổ nhất, ra đời chỉ vài mươi năm sau khi Phật nhập Niết-bàn.
-Luận tạng (論藏)—cũng được gọi là A-tì-đạt-ma—chứa đựng các quan niệm đạo Phật về triết học và tâm lý học. Luận tạng được hình thành tương đối trễ, có lẽ là sau khi các trường phái đạo Phật tách nhau mà vì vậy, nó không còn giữ tính chất thống nhất.
-Tăng-già (僧伽) của đạo Phật gồm có Tỳ Kheo (比丘), Tỳ Kheo Ni (比丘尼) và giới Cư sĩ.

*Nhân quả và luân hồi
Trong đạo Phật có hai khái niệm quan trọng là nhân quả và luân hồi.
-Nhân Quả:
Đạo Phật giải thích mọi sự việc đều là sự biểu hiện của luật nhân quả. Nghĩa là mọi sự việc đều là kết quả từ nguyên nhân trước đó. Sự việc đó chính nó lại là một nguyên nhân của kết quả sau này. Nhân có khi còn gọi là nghiệp, và một khi đã gieo nghiệp thì ắt sẽ gặt quả (để phân biệt tích cực với tiêu cực một cách tương đối thì có khái niệm "thuận duyên", "nghịch duyên" hoặc "Thiện nghiệp", "Ác nghiệp"). Từ nhân đến quả có yếu tố duyên. Duyên là điều kiện thuận lợi, là cơ hội cho phép quả xảy ra (thuận duyên) hoặc điều kiện cản trở, trì hoãn quả tới chậm hơn, đôi khi triệt tiêu quả (nghịch duyên). Các tương tác nhân quả phức tạp diễn ra song song hoặc nối tiếp nhau gọi là trùng trùng duyên khởi.
Nhân quả tương tác theo luật tương ứng: nhân nào thì quả nấy; hạt táo không thể sinh ra quả bưởi, hạt xoài không thể sinh ra quả đào. Kinh Phật ghi rằng "Nếu cái này tồn tại thì cái kia hình thành. Cái này phát sinh thì cái kia phát sinh. Cái này không tồn tại thì cái kia không hình thành. Cái này diệt thì cái kia diệt". Các nguyên nhân cùng loại nhưng trái chiều sẽ tương tác, bù trừ nhau, cái nào mạnh hơn sẽ tạo ra kết quả sau khi bù trừ xong. Học thuyết nhân quả dựa trên kinh tạng nguyên thủy lý giải rằng nghiệp đã gieo có thể chuyển được do gieo nhân mới đối lập với nhân cũ.
Con người dù không thể thấy được toàn bộ, không thể lý giải được hoàn toàn nhân quả này thì mối quan hệ nhân quả vẫn là một quy luật tự nhiên khách quan. Có những người dù không nhận thức được, thậm chí có thể họ không tin vào nhân quả, nhưng quy luật này vẫn vận hành và chi phối vạn vật, bao gồm chính bản thân họ. Tuy nhiên khác với khoa học hiện đại, khi lý giải về cuộc sống của con người, Phật giáo cho rằng quan hệ nhân quả là xuyên suốt thời gian chứ không chỉ trong một kiếp sống. Việc này dẫn đến khái niệm luân hồi.
-Luân hồi:
Luân hồi chỉ cho việc tâm thức trải qua nhiều kiếp sống. Chết là hết một kiếp, tâm thức mang theo nghiệp đi tái sinh kiếp mới. Hình thức của một kiếp sống là khác nhau, có thể chuyển đổi giữa các loài, các thế giới (cõi súc sinh, cõi trời, cõi người, cõi a-tu-la…). Quan hệ nhân quả quyết định cách thức luân hồi, hay nói cách khác tùy nghiệp đã tạo mà sẽ luân hồi tương ứng để nhận quả.
Chết là hết một kiếp, nhưng lại là khởi đầu của một kiếp khác, nối tiếp vô cùng tận. Dù có hết một kiếp sống thì vẫn sẽ tiếp tục luân hồi sang kiếp khác để nhận quả. Còn luân hồi là còn khổ. Đạo Phật chỉ rằng luân hồi chỉ có thể bị phá vỡ nếu giác ngộ, nghĩa là có thể thoát khỏi luân hồi sinh tử nếu biết cách "đoạn diệt" các nguyên nhân dẫn dắt luân hồi, nghĩa là không còn quan hệ nhân quả. Đạo Phật gọi đó là giải thoát và toàn bộ Phật pháp đều nhằm chỉ ra con đường giải thoát, như Phật đã nói "Như mặn là vị của nước biển, còn vị của đạo ta là giải thoát".
*Theo giáo lý nguyên thủy thì một hành giả đạt bồ-đề, giác ngộ khi người đó đạt được một cái nhìn vạn vật như chúng đích thật là (Như thật tri kiến) tức là đạt đến chân lý, với một tâm thức thoát khỏi phiền não và si mê. Trong các loại phiền não thì tham ái và vô minh, cũng được gọi là si, là những loại nặng nhất. Tham, sân và si được gọi chung là ba chất độc (tam độc), vì chúng gây ảnh hưởng lớn đến tâm thức. Vì phiền não vây phủ tâm thức nên hành giả gắng sức tiêu diệt chúng, và để tiêu diệt được thì người đó phải gắng sức đạt được tri kiến chân chính bằng cách thực hành bát chính đạo.
Cách thực hành trong Phật giáo cũng được phân chia theo tam học, cụ thể là tu học về giới (tăng thượng giới học), định (tăng thượng định học) và tuệ (tăng thượng huệ học). Trước hết hành giả phát lòng tin (tín, sa. śraddhā) vào tam bảo, giữ giới luật đúng theo địa vị của mình (cư sĩ, sa-di hoặc tỉ-khâu). Qua đó mà ông ta chuẩn bị cho cấp tu học kế đến là thiền định. Cấp này bao gồm bốn trạng thái thiền (tứ thiền). Một số cách thực hành được nhắc đến nhằm hỗ trợ bốn cấp thiền định trên, đó là tứ niệm xứ, Tứ vô lượng tâm, tức là trau dồi bốn tâm thức Từ, Bi, Hỉ và Xả (cũng được gọi là Tứ Phạm trú). Cách thiền định ở cấp này được phân làm hai loại: 1. Chỉ là phương pháp lắng đọng tâm, và 2. Quán là cách thiền quán lập cơ sở trên chỉ, tức là có đạt định an chỉ xong mới có thể thành tựu công phu Quán. Phần thứ ba của tam học là tuệ học, lập cơ sở trên thiền quán. Đối tượng quán chiếu trong thiền định ở đây có thể là tứ diệu đế, nguyên lý duyên khởi hoặc ngũ uẩn. Ai hoàn tất Tam học này sẽ đạt được sự hiểu biết về giải thoát, biết là mình đã đạt giải thoát. Phiền não của hành giả này đã được tận diệt, các lậu hoặc đã chấm dứt (vô lậu) và hành giả ấy đạt tứ thánh quả A-la-hán.

*Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu Công nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử (ở Hưng Yên ngày nay) học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng các năm 168-189.

Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến đầu thế kỷ 17, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì mất sớm nên việc này không có nhiều kết quả. Đến thế kỷ 20, mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá trình Âu hóa, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu.
*Lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn:
- Từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển rộng khắp;
-Thời Nhà Lý - Nhà Trần là giai đoạn cực thịnh;
-Từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ 19 là giai đoạn suy thoái;
-Từ đầu thế kỷ 20 đến nay là giai đoạn phục hưng.
Phật giáo Bắc Tông có ba tông phái được truyền vào Việt Nam là Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông.
*Trung Quốc
Theo sử liệu cho thấy Phật giáo được giới thiệu đến Trung Quốc do các nhà buôn hay các nhà sư truyền giáo người Ấn qua các ngã đường biển và đường bộ. Về đường biển thì xuất phát từ các hải cảng vùng Nam Ấn rồi qua ngã Sri Lanka, Nam Dương để vào hải cảng Quảng Đông. Về đường bộ, còn gọi là con đường tơ lụa (Silk road) nối liền Đông Tây, di chuyển bằng lạc đà, xuất phát từ miền Đông Bắc Ấn, rồi băng qua các sa mạc ở Trung Á để tới Lạc Dương (kinh đô của nhà Hán).
Theo biên niên sử thì Phật giáo truyền đến Trung Quốc vào thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên từ Trung Á nhằm niên hiệu Nguyên Thọ đời vua Hán Ai Đế nhà Tây Hán, nhưng Phật giáo không truyền bá rộng rãi cho đến năm 65 Công nguyên, dưới triều vua Hán Minh Đế (niên hiệu Vĩnh Bình thứ 10 nhà Hậu Hán, 25-220 công nguyên), thì Phật giáo mới bắt đầu cắm rễ và phát triển ở Trung Quốc. Vì muốn thần dân tu học Phật pháp nên vua Minh Đế đã cử một phái đoàn gồm 18 người đến Ấn Độ để thỉnh cầu hai Thiền sư người Ấn là Ca Diếp Ma Đằng (Kàsyapama'tanga) và Trúc Pháp Lan (Dharmaraksa) đến Trung Quốc hoằng pháp. Hai vị Tăng người Ấn này đã mang đến Trung Quốc bộ Kinh Bốn Mươi Hai Chương và trú ngụ tại chùa Bạch Mã (ngôi chùa đầu tiên ở Trung Quốc do vua Minh Đế xây dựng, đến nay vẫn còn) ở Lạc Dương để hoằng dương Phật Pháp.
Tiếp theo sau hai nhà sư Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan, những nhà truyền giáo khác đến Trung Quốc là An Thế Cao (An Shih-Kao), là người An Tức (Parthian, thuộc Bắc Ấn), Chi Lâu Ca Sấm (Lokaksema), Trúc Phật Sóc (Sangha Buddha) đến Trung Quốc vào năm 148 Công nguyên, mang theo nhiều kinh điển hệ phái Đại thừa để phổ biến nơi vùng đất mới này.
Đầu thế kỷ 20 là thời điểm chấn hưng Phật giáo Trung Quốc. Sau cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã tạo ra một làn sóng mới về dân chủ tự do cho nhân dân Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị của chế độ phong kiến. Năm 1912, Tổng hội Phật giáo Trung Quốc (Chinese Buddhist Association) ra đời tại Thượng Hải, một năm sau đó một hội khác ra mắt tại Bắc Kinh là Trung ương Phật giáo Công hội. Đến năm 1922, công cuộc chấn hưng Phật giáo Trung Quốc đã lên cao với sự lãnh đạo phong trào tích cực của Đại sư Thái Hư (T'ai-Hsu, 1890-1947), người khai sáng Hội Phật giáo Trung Quốc (Buddhist Society of China) có hơn 5 triệu thành viên trên khắp đất nước. Mở đầu ông cho thành lập Phật học viện Pháp Tạng (Fa t'sang Buddhist School), ông nhấn mạnh rằng chương trình dạy được kết hợp hài hòa giữa Phật học và khoa học để thu hút giới thanh niên trí thức, kết quả là học viên theo học rất đông.
Không những Đại sư Thái Hư chăm lo chấn hưng nền Phật giáo trong nước mà ngài còn có nhiều đóng góp để chấn hưng Phật giáo thế giới. Chẳng hạn, năm 1924, ông tổ chức Hội nghị Phật giáo thế giới (World Buddhist Conference) tại Lô Sơn, Trung Quốc. Năm 1925, ông tổ chức Hội nghị Phật giáo Đông Á (East Asian Buddhist Conference) ở Tokyo, Nhật Bản. Và từ năm 1928, ông bắt đầu các chuyến đi hoằng pháp ở các nước ở phương Tây. Ngài đã trở thành một trong những nhà truyền giáo người châu Á đầu tiên đến diễn thuyết tại Pháp, Đức, Anh và Mỹ, riêng tại Pháp, vào 1931, ông đã cho xây dựng một Học viện Phật giáo tại Paris để hướng dẫn quần chúng Tây phương học Phật.
Nhìn chung với sự góp sức chấn hưng của các Đại sư Thái Sư và sự ủng hộ của chính phủ Trung Quốc, Phật giáo Trung Quốc đã nhanh chóng phục hưng về mọi phương diện từ kiết thiết trùng tu cơ sở cho đến văn hóa nghệ thuật, in ấn kinh điển. Phong trào chấn hưng Phật giáo tại Trung Quốc lúc ấy đã ảnh hưởng và lan tỏa đến các nước láng giềng như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
Vào đầu thế kỷ 20, Phật giáo Trung Quốc phải chịu trải qua một thời kỳ cải cách để có thể thích hợp trào lưu mới của xã hội, những tưởng vận mệnh Phật giáo Trung Quốc đã thoát khỏi tai ách của thời cuộc, nhưng không bao lâu sau đó, Phật giáo Trung Quốc lại tiếp tục bị tàn phá trầm trọng qua cuộc chiến Trung-Nhật (1940-1945), rồi tiếp đó là cuộc Cách mạng văn hóa (1966-1976), Phật giáo Trung Quốc đã trở thành nạn nhân của các cuộc đàn áp vô căn cứ của chính sách đổi mới lạ lùng này.
Từ năm 1976 đến nay, tuy chính phủ Trung Quốc có nhiều chính sách cởi mở hơn để khôi phục lại Phật giáo, nhưng nhìn chung Phật giáo Trung Quốc vẫn chưa lấy lại được sinh khí của mình như thuở nào. Tất cả phải đợi chờ đến một cuộc đổi mới khác trong một tương lai gần.
Hiện nay, Phật giáo tại Trung Quốc gồm dòng là Phật giáo Bắc Tông, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Nam Tông, tăng lữ xuất gia của ba hệ phái lớn này có 200 nghìn người. Hiện nay Trung Quốc có hơn 13.000 chùa mở cửa, có 33 trường Phật giáo và gần 50 loại sách báo, tạp chí Phật giáo xuất bản.
*Miến Điện
Truyền thuyết cho rằng Miến Điện (Myanma) đã tiếp cận với đạo Phật trong thời A-dục vương (zh. 阿育王, sa. aśoka, pi. asoka, thế kỉ thứ 3 trước CN). Theo một thuyết khác, đạo Phật đã đến Miến Điện trong thời đức Phật còn tại thế, do hai thương nhân từ Ấn Độ mang tới. Những vị này mang theo cả tóc Phật, ngày nay được giữ trong đền Shwe-Dagon tại Rangun (Yangon).
Kể từ thế kỉ thứ 5, Phật giáo phát triển rực rỡ với sự có mặt của Thượng tọa bộ và Đại thùa phái. Kể từ thế kỉ thứ 7, hai phái Nguyên Thủy và Đại thừa song hành tại Miến Điện, sau đó Mật tông cũng bắt đầu có ảnh hưởng. Thế kỷ 11, nhà vua A-na-ra-tha tuyên bố chỉ chấp nhận Thượng tọa bộ và từ đó, Đại thừa biến mất tại đây. Tại Miến Điện, Bagan ở miền bắc trở thành trung tâm Phật giáo. Phật giáo Miến Điện liên hệ chặt chẽ với Phật giáo Tích Lan, nhất là với Đại Tự. Thế kỉ thứ 15, vua Đạt-ma-tất-đề (pi. dhammaceti) lại xác định lần nữa rằng Phật giáo Miến Điện mang nặng quan điểm của Thượng tọa bộ. Sự có mặt của người Anh trong thế kỉ thứ 19 làm xáo trộn Phật giáo Miến Điện đáng kể. Mãi đến lúc giành lại độc lập năm 1947, Miến Điện mới trở lại cơ chế cũ. Năm 1956 tại Rangun có một cuộc kết tập kinh điển quan trọng. Ngày nay, 90% dân Miến Điện là Phật tử, đạo Phật được xem là quốc giáo.
*Sri Lanka
Người ta cho rằng Phật giáo đến Tích Lan (Sri Lanka) khoảng năm 250 trước Công nguyên, do Ma-hi-đà và Tăng-già-mật-đa (pi. saṅghamitta), hai người con của A-dục vương (sa. aśoka, pi. asoka), truyền từ Ấn Độ. Nhà vua Tích Lan hồi đó là Thiên Ái Đế Tu (pi. devānampiya tissa) trở thành Phật tử và thành lập Đại tự nổi tiếng, nơi đó ông trồng một nhánh cây Bồ-đề có nguồn từ nơi Phật thành đạo, Bồ-đề đạo tràng. Đại tự trở thành trung tâm của Thượng tọa bộ.
Theo thời gian, nhiều tông phái Phật giáo khác thành hình và gây nhiều tranh cãi, đến nỗi có khi nhà vua phải can thiệp. Đó là những tranh luận ban đầu của Tiểu thừa và mầm mống của Đại thừa, của cả Mật tông thời bấy giờ. Cuối cùng, Thượng tọa bộ thắng, trong đó Phật Âm - một Luận sư xuất sắc của Thượng tọa bộ - đóng vai trò quyết định. Tác phẩm của Phật Âm ngày nay vẫn còn ảnh hưởng lên Phật giáo Tích Lan. Đến thế kỉ thứ 12, vua Ba-lạc-la Ma-bà-ha-y (pi. parakkambahu), họp hội nghị Phật giáo và ép tất cả các trường phái phải theo giáo lý của Thượng tọa bộ tại Đại tự.
Qua thế kỉ thứ 16, người Bồ Đào Nha vào Tích Lan và tìm cách du nhập đạo Thiên chúa. Đến thế kỉ thứ 17, người Hà Lan lại ủng hộ việc khôi phục đạo Phật tại Tích Lan. Ngoài ra, Miến Điện và Thái Lan cũng có ảnh hưởng đáng kể lên nền đạo Phật tại đây. Kể từ khi Tích Lan giành lại độc lập năm 1948, đạo Phật luôn luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc tín ngưỡng và nền văn hóa của xứ này.
*Indonesia
Người ta cho rằng Phật giáo du nhập đến Indonesia khoảng thế kỉ thứ 3 sau Công nguyên. Cao tăng Pháp Hiển, vị tăng Trung Quốc đầu tiên đến Ấn Độ, cũng là người đến Nam Dương năm 418. Cuối thế kỉ thứ 5 thì Phật giáo bắt đầu phát triển tại Indonesia, đến thế kỉ thứ 7 thì Sumatra và Java trở thành hai trung tâm Phật giáo quan trọng. Tại đây, giáo lý Đại thừa được truyền bá rộng rãi, có một số tư tưởng Tiểu thừa, có lẽ của Thuyết nhất thiết hữu bộ, được thừa nhận. Dưới thời vua Shai-len-dra, Phật giáo phát triển rực rỡ, đó là thời kì xây dựng tháp tại Borobudur, là Phật tích lớn nhất còn lưu tới ngày nay. Khoảng cuối thế kỉ thứ 8, Mật tông bắt đầu thịnh hành. Đại thừa và Mật tông tồn tại mãi đến thế kỉ thứ 15, trong suốt thời gian này, Phật giáo Nam Dương liên hệ nhiều với Ấn Độ và với viện Na-lan-đà (sa. nālandā). Với sự xâm nhập của Hồi giáo, Phật giáo bắt đầu tàn lụi tại Nam Dương, kể từ thế kỉ thứ 15. Ngày nay chỉ còn một số nhỏ tín đồ, nhất là trong giới Hoa kiều.
*Campuchia
Người ta cho rằng Phật giáo du nhập vào Campuchia trong thế kỉ thứ 3 sau CN, theo văn hệ Phạn ngữ, trường phái Thuyết nhất thiết hữu bộ và đạt được đỉnh cao khoảng thế kỉ thứ 5, thứ 6. Năm 791 người ta tìm thấy gần đền Đế Thiên Đế Thích (Angkor Wat) một văn bản chứng tỏ rằng Đại thừa đã có mặt nơi đây song song với việc thờ thần Thấp-bà (sa. śiva). Sự hỗn hợp này có lẽ bắt nguồn từ việc thờ cúng Bồ Tát Quán Thế Âm, mà Thấp-bà được xem là một hóa thân. Mọi nhà vua của Campuchia cũng đều được xem là hóa thân của Quan Thế Âm. Sau một thời gian thì yếu tố thần Thấp-bà hầu như bị mất đi, nhưng đến thế kỉ thứ 13, người ta lại tôn thờ thần Thấp-bà và tăng giả Phật giáo bị bức hại. Theo các Cao tăng Trung Quốc thì trong thời gian này, Thượng tọa bộ được phát triển trong lúc Đại thừa bị lu mờ. Một số văn bản bằng văn hệ Pali ghi năm 1309 chứng minh rằng Thượng tọa bộ được hoàng gia công nhận và kể từ đó là giáo phái chính thống của Campuchia. Mãi đến cuối thế kỉ thứ 19, Phật giáo truyền từ Thái Lan mới bắt đầu có ảnh hưởng.
*Thái Lan
Người ta biết rất ít việc đạo Phật được truyền bá đến Thái Lan. Kết quả khảo cổ cho thấy Phật giáo đến Thái Lan khoảng thế kỉ thứ 6 từ Miến Điện. Ban đầu giáo lý Therevada tức Phật giáo nguyên thủy Nam tông có ảnh hưởng rộng rãi. Khoảng giữa thế kỉ thứ 8 và 13, Mahayana (hay phái Bắc Tông) được truyền bá rộng hơn. Giữa thế kỉ thứ 11 và 14, ảnh hưởng của Ấn Độ giáo bắt đầu phát triển. Trong thế kỉ 13, Hoàng gia Thái Lan chính thức công nhận Thượng tọa bộ (giáo lý của Phật giáo nguyên thủy Therevada)và mối liên hệ với Tích Lan trong thời kì này càng làm cho bộ này phát triển thêm rộng rãi. Năm 1782, nhà vua triệu tập một đại hội nhằm kiểm điểm lại Tam tạng kinh điển. Trong thế kỉ thứ 19, nhà vua Ma-ha Mông-cút (mongkut) lên ngôi, bản thân ông cũng đã là một tăng sĩ, ông là người đặt nền tảng cho nền Phật giáo cận đại. Ông thành lập Pháp tông (dhammayut), cơ sở dựa vào Luật tạng và ngày nay có nhiều tín đồ nhất tại Thái Lan. Vua Chulalangkorn - trị vì từ 1868 đến 1910 - cho xuất bản các tạng kinh quan trọng của đạo Phật, có thể gọi là đầy đủ nhất từ xưa đến nay. Ngày nay, 95% dân số Thái Lan theo đạo Phật.
*Triều Tiên
Trong thế kỉ thứ 4 sau CN, Phật giáo du nhập vào Triều Tiên và phát triển rực rỡ nhất là giữa thế kỉ thứ 6 và thứ 9. Trong thời kì này, các trường phái quan trọng của Trung Quốc đều được thành lập tại Triều Tiên như Thiền tông, Hoa Nghiêm tông, Mật tông (Chân ngôn tông). Bộ kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng được truyền bá rộng rãi rất sớm tại Triều Tiên. Người ta cũng tìm thấy nhiều tác phẩm văn hóa mang đặc tính Phật giáo tại đây. Suốt thời nhà Lý (yi, 1392-1910), nền văn hóa Khổng giáo trở thành quốc đạo và tăng ni Phật giáo bị ép buộc phải vào núi tu hành. Sau năm 1945, Phật giáo được phục hưng và phát sinh một phong trào mới gọi là Viên Phật giáo (en. won-buddhism). Ngày nay, tại Hàn Quốc người ta ít phân biệt các tông phái đạo Phật và thực hành song song với nhau thiền quán, niệm Phật A-di-đà và tụng kinh. Phép niệm thần chú cũng được truyền bá rộng rãi, vốn có nguồn gốc từ Mật tông của thời trung cổ. Trong giới trí thức, Thiền tông được nhiều người theo trong lúc giới dân giã lấy niệm danh hiệu các đức Phật làm chủ yếu. Trộn lẫn với đạo Phật là hình thức thờ đa thần như thần núi, linh vật, thần tinh tú.
*Mông Cổ
Theo nhà nghiên cứu sử học người Anh Andrew Skilton[1], Phật giáo được truyền vào Mông Cổ từ Ấn Ðộ, Trung Á và Trung Hoa vào đầu thế kỷ 4 TCN bằng con đường tơ lụa (Silk Road) qua các nhà buôn người Ấn Độ. Từ đó Phật giáo dần dà phát triển đến thế kỷ 13 với nhiều đợt truyền giáo của Phật giáo Tây Tạng và Phật giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, Phật giáo Tây Tạng chiếm ưu thế và ảnh hưởng mạnh mẽ vào đời sống của người dân Mông Cổ. Ðỉnh cao của sự ảnh hưởng này là Đạt-lại Lạt-ma thứ 4 là người Mông Cổ (1588). Trước khi Phật giáo được truyền vào Mông Cổ, tôn giáo bản địa là Shaman giáo, một tôn giáo chịu ảnh hưởng từ truyền thống tâm linh của người Ba Tư.
Phật giáo Mông Cổ bắt đầu hưng thịnh từ thế kỷ 13 đến cuối thế kỷ 19 khi tôn giáo này trở thành quốc giáo của Mông Cổ. Đến đầu thế kỷ 20, Mông Cổ chịu nhiều đau khổ vì chiến tranh, xung đột chính trị từ các cường quốc bên ngoài, sau Trung Quốc (1912), Nhật Bản đánh chiếm vào Manchuria vào năm 1931, và sau thế chiến thứ 2 vào năm 1945, Hồng quân Liên Xô bắt đầu cuộc giải phóng cho Mông Cổ. Và từ đó trở đi Mông Cổ trở thành quốc gia xã hội chủ nghĩa, với chính sách không khoan nhượng tôn giáo, có hàng chục ngàn tăng ni và cư sĩ Phật giáo Mông Cổ trí thức bị trục xuất hoặc bị tống giam, thanh thiếu niên dưới 18 tuổi không được xuất gia, hơn 800 tự viện bị phá hủy hoàn toàn trên khắp Mông Cổ.[2]
Từ năm 1989 đến nay, khi Mông Cổ trở thành nước đa đảng thì các rào cản về sinh hoạt tín ngưỡng được tháo bỏ, các hoạt động của Phật giáo đã từng bước trở lại bình thường, có hơn 160 ngôi Tu viện Phật giáo được xây dựng hoặc mở cửa trở lại và rất nhiều người xuất gia tu học và làm công tác truyền giáo. Hiện nay, 50% dân số Mông Cổ theo Phật giáo Tây Tạng.
*Lào
Hầu hết nhân dân Lào theo đạo Phật. Phật giáo trở thành quốc giáo của họ. Ở Lào, Phật giáo giữ vị trí quốc giáo từ nhiều thế kỷ nay. Phật giáo có ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách dân tộc, nhân sinh của người Lào.
Theo nhiều nguồn sử liệu còn để lại cho thấy, vào khoảng thế kỷ 12, những người Môn đầu tiên di cư xuống vùng Tây Lào đã truyền bá Phật giáo cho những cư dân tại đây. Những người Môn này đã mang theo rất nhiều kinh Phật, tượng Phật và những tu sĩ am hiểu Phật giáo từ Sri Lanka đến truyền bá Phật pháp. Từ đó họ truyền đi các ngả và phát triển rộng khắp đến các vùng phía Tây của Lào.
Đến thế kỷ 13 khi tộc người Lào Thay chinh phục xong toàn bộ phần đất Bắc Lào rộng lớn họ đã tiếp thu Phật giáo hệ phái Thượng tọa Bộ hay Therevada - Phật giáo Nam tông và phát triển rộng khắp cả vùng Bắc và Trung Lào. Thời gian này, Phật giáo Lào có quan hệ mật thiết với Phật giáo Srilanka. Trong khi đó, từ phía Nam, Phật giáo Lào cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Khmer vốn theo Thượng tọa Bộ - Therevada. Dưới thời của đế chế Angkor, thống trị từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13, Phật giáo Đại thừa đã được truyền bá vào Lào. Thế kỷ 14 khi vua Phà Ngừm (1316 - 1373) thống nhất toàn bộ lãnh thổ nước Lào, ông đã tiếp thu Phật giáo Thượng tọa Bộ từ Campuchia và phát triển trên khắp đất nước Lào.[4]
Hiện nay, Phật giáo tại Lào tồn tại song song hai hệ phái là Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Thượng tọa Bộ, trong đó hệ phái Phật giáo Thượng tọa Bộ - Therevada chiếm đa số. Theo con số thống kê, hiện nay ở Lào có hơn 20.000 tăng ni, khoảng 6.300 cơ sở thờ tự, chiếm khoảng 85% dân số nước này. Phật giáo Thượng tọa Bộ ở Lào phân chia thành 2 phái nhỏ là Đại tông phái truyền thống chiếm 94% số chùa, 90% số sư sãi. Tông phái này từ Thái Lan truyền sang vào thế kỷ 14. Và Pháp tông phái vốn do nhà vua Mongkut (Rama IV) của Vương triều Chakri (Thái Lan) lập ra khi nhà vua chưa lên ngôi. Phái này chủ trương cải cách Phật giáo, chủ trương bảo vệ giới luật nghiêm túc, do các cao tăng điều hành. Sư tăng của phái nầy tuy hạn chế, nhưng phần lớn là các quý tộc xuất gia, nhiều nhà trí thức, trước kia được Hoàng gia Lào ủng hộ.
*Nhật Bản
Đạo Phật bắt đầu từ Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Một nhánh chính của Phật giáo, nhánh Mahayana hay gọi là Phật giáo Bắc tông đã du nhập vào Nhật Bản. Phật giáo được du nhập vào Nhật từ Trung Hoa và Triều Tiên dưới dạng món quà của vương quốc thân hữu Triều Tiên Kudara vào thế kỷ thứ 6 sau Công Nguyên. Trong khi Phật giáo được giới quý tộc cai trị ủng hộ, lúc đầu nó lại không phổ biến trong giới thường dân vì những lý thuyết phức tạp của nó. Đến thời Nara, Phật giáo mới phát triển mạnh mẽ trong dân chúng và toàn nước Nhật.[5]
Trong nhiều thế kỷ, Phật giáo là quốc giáo của nước này. Ảnh hưởng lớn đến chính trị, xã hội, văn hóa của quốc gia này. Từ khi Phật giáo truyền đến nước Nhật, sự hợp nhất giữa Phật giáo và Thần đạo đã diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Phật giáo bắt đầu thời kỳ suy vi tại Nhật vào thế kỉ 19, vào thời Minh Trị, chính quyền lúc bấy giờ đã ra sắc lệnh "Thần Phật phân ly", tách Thần Đạo ra khỏi Phật giáo, đồng thời nỗ lực chấn hưng tôn giáo bản địa. Đây là thời kì Thần Đạo phát triển mạnh mẽ với sự bảo trợ đặc biệt của chính quyền. Thần Đạo trở thành quốc giáo của Nhật Bản, gắn liền với các hoạt động của nhà nước. Phật giáo được khôi phục lại sau khi kết thức Chiến tranh thế giới thứ hai với việc nhiều tổ chức Phật giáo ra đời làm sống dậy các sinh hoạt Phật sự trên khắp nước Nhật.
Theo thống kê gần đây, Phật giáo Nhật Bản có 70.000 ngôi chùa, 250.000 tăng ni, 96 triệu Phật tử. Có trên 20 trường đại học, trung học và viện nghiên cứu Phật giáo ở khắp đất nước Nhật. Phật giáo Nhật Bản có rất nhiều tông phái khác nhau, được chia thành mười ba tông phái chính.
*Bình đẳng:
Trong các tôn giáo độc thần luôn có một đấng tối thượng. Đạo Phật thì chỉ coi một trình độ nhận thức được gọi là giác ngộ là tối thượng chứ không tồn tại một đấng tối thượng. Bậc Vô thượng bồ đề hay gọi đơn giản là Phật chính là một bậc mà mọi chúng sanh đều có thể đạt được nếu kiên trì tu tập, tích lũy thiện nghiệp qua rất nhiều kiếp sống để cuối cùng đạt tới giác ngộ.
Phật là danh từ chung để gọi một người đã giác ngộ, đạt tới cảnh giới giải thoát, ra khỏi luân hồi, hoàn toàn trong sạch và hơn nữa phải là người có lòng từ bi thương yêu, cứu giúp tất cả chúng sinh không phân biệt dù hy sinh cả bản thân mình. Sự suy tôn trong đạo Phật là do tự cảm phục trước lòng từ bi, đức độ và công hạnh của người đã đạt đến bậc Vô thượng bồ đề, là sự tôn trọng dành cho một nhà hiền triết, là sự tự nguyện noi theo đức độ và giải thoát chứ không hề có sự ép buộc phải phục tùng, cầu lợi. Chính Phật cũng đã khẳng định: "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành".
Các tôn giáo khác thường có giáo hội và người đứng đầu, lãnh đạo toàn bộ tín đồ (ví dụ như Giáo hoàng của đạo Công giáo, Khalip của Đạo Hồi). Đạo Phật có giáo hội nhưng không đặt ra người đứng đầu, các tín đồ đều bình đẳng. Trong đạo Phật, người có thời gian, cấp độ tu hành cao sẽ được các tín đồ khác trọng vọng, nhưng họ không có quyền chỉ đạo các tín đồ khác. Trước khi nhập diệt, Phật Thích Ca đã để lại di ngôn là tăng đoàn sẽ không có người đứng đầu (để tránh tăng đoàn bị sa vào tranh chấp quyền lực, tài sản), các bài kinh và lời dạy của Phật là điều duy nhất tín đồ phải tuân theo: "Này A-Nan, thầy cho rằng các Tỳ-kheo không có nơi nương tựa, không có ai che chở sau khi Ta nhập diệt ư? Đừng nghĩ như vậy, những Kinh, Luật mà Ta đã giảng dạy từ khi thành Phật đến nay sẽ là chỗ nương tựa che chở cho các thầy đó... Này các đồ đệ, các con hãy tự làm đuốc để soi sáng cho các con, hãy trông cậy vào chính sức mạnh của các con; hãy tinh tấn tu hành"
Quan niệm về thế giới:
Đạo Phật cho rằng mọi sự vật, hiện tượng (trừ cõi Niết Bàn) đều là vô thường, không thể tồn tại vĩnh hằng, có sinh thì phải có diệt. Duyên khởi thì sinh, duyên tận thì diệt. Ngay cả không gian, thời gian, các hành tinh và cả vũ trụ cũng vậy, cũng có khởi đầu, biến đổi và cuối cùng là kết thúc. Trong Kinh Khởi thế nhân bổn, Phật thuyết giảng rằng đã có vô số các thế giới giống như Trái Đất từng được hình thành, phát triển rồi bị hủy diệt trong quá khứ, và tương lai cũng sẽ có vô số các thế giới sinh ra rồi hủy diệt như vậy. Trong khi đó, các tôn giáo độc thần cho rằng đấng tối cao của họ là vĩnh hằng, bất biến và sáng tạo ra vạn vật, cho rằng đấng tối cao đó không sinh ra từ đâu mà đã có khi vạn vật chưa tồn tại.
Đạo Phật thì cho rằng Trái Đất chỉ là một trong muôn vàn các thế giới cùng tồn tại, mỗi thế giới lại có những đặc điểm khác nhau, Trái Đất chỉ giống như một hạt cát trong vũ trụ. Phật giáo có khái niệm Tiểu thiên thế giới (1 ngàn hành tinh), Trung thiên thế giới (1 triệu hành tinh), đại thiên thế giới (1 tỷ hành tinh), Tam thiên đại thiên thế giới (3 nghìn tỷ hành tinh). Đức Phật nói vũ trụ này lại có vô số Tam thiên đại thiên thế giới, tức là số lượng các thế giới khác nhau gần như là vô hạn. Phật Thích Ca từng nói: "Trên vũ trụ này còn vô số những thế giới khác, trong một ly nước cũng có vô số những con trùng trong đó". Quan điểm này hiện nay đã được khoa học hiện đại chứng minh là đúng (theo thuật ngữ của khoa học hiện đại thì "Tam thiên đại thiên thế giới" chính là tương ứng với một thiên hà, còn những con trùng trong bát nước chính là vi khuẩn).
Quan niệm về loài người và thần linh:
Các tôn giáo khác coi loài người là sinh vật tối thượng. Còn trong Đạo Phật, loài người (Nhân giới) cũng chỉ là một kiếp sống như các loài vật khác (ngạ quỷ giới, súc sinh giới), có kiếp sống còn cao cấp hơn loài người (các vị thần trên Thiên giới). Các kiếp sống có sức mạnh khác nhau, loài người không phải là tối thượng (loài người kém hơn các vị thần trên Thiên giới). Song dù là người, thần hay súc sinh thì cũng đều là sinh vật, phải chịu quy luật Nhân quả (làm thiện gặp thiện, làm ác gặp ác), không sinh vật nào là vĩnh cửu mà đều phải có lúc chết, lúc chết thì sẽ luân hồi sang kiếp sống khác, kiếp sau như thế nào thì phải tùy vào việc làm nhiều thiện nghiệp hay ác nghiệp (ví dụ: một người mà nhiều điều thiện thì kiếp sau có thể lên thiên giới, nhưng kiếp sau mà làm điều ác thì kiếp sau nữa lại trở thành súc sinh).
Trong phần lớn các tôn giáo khác, các vị thần thánh được coi là có quyền lực siêu nhiên, loài người không thể nào đạt tới cấp độ năng lực của họ. Đức Phật cũng nói về thần thánh, nhưng ngài nói rằng các vị thần cũng chỉ là một dạng sinh vật trong các thế giới. Kiếp trước của các vị thần cũng chỉ là người hoặc loài vật, nhưng vì họ tạo ra nhiều thiện nghiệp nên kiếp này họ được phước báo, được đầu thai làm thần linh. Họ có quyền năng siêu phàm nhưng không phải là toàn năng (họ không thoát khỏi được luật Nhân - Quả, không thoát khỏi được sinh tử luân hồi), họ cũng không phải là bất tử (dù tuổi thọ của họ rất dài lâu, có khi lâu hơn cả một chu kỳ thế giới, nhưng rồi cũng phải đến lúc họ chết đi). Đức Phật giảng như sau: một người nếu hành thiện tích đức, tu luyện thiền căn đủ mức thì kiếp sau họ sẽ được luân hồi vào các cõi Trời, trở thành một vị thần, nhưng khi phước báo hết thì thọ mạng của vị thần đó cũng hết, họ sẽ chết và lại phải tiếp tục đầu thai vào kiếp sau (Phật nói rằng trong một số tiền kiếp, ngài từng là Thiên chủ Đế Thích, vua cõi trời Đao Lợi, từng trị vì rất lâu nhưng rồi cũng phải chết đi). Đối chiếu theo quan điểm hiện đại, có thể coi các vị thần mà Đức Phật nói tới chính là những nền văn minh ngoài Trái Đất có trình độ cao hơn hẳn so với loài người.
*Tôn thờ:
Đạo Phật không ép buộc hay khuyến khích thờ cúng bất kỳ ai. Nên phân biệt rõ sự ép buộc thờ cúng để hưởng thụ với sự thành tâm cúng dàng, hỷ xả của một tín đồ. Một vị Phật hay một vị tăng chân chính không coi trọng bản thân mình, sẵn sàng hy sinh vì chúng sinh khiến chúng sinh cảm động. Việc chúng sinh dâng cúng là vì họ muốn tạo công đức, gieo một nhân lành, gieo một duyên tốt để từ đó diệt trừ tham lam, đi vào tu tập, xả bỏ vướng bận và giải thoát.
Sự cúng dàng và bái lạy, hầu cận Phật là một sự ngưỡng mộ, noi theo đối với đấng Thế tôn đã giải thoát và từ bi vô lượng. Khi một người đạt đến quả vị Vô thượng bồ đề thì cả vũ trụ đều rúng động và suy tôn vì đức độ vĩ đại của vị Phật đó chứ vị Phật đó không còn mong muốn ai suy tôn, thờ cúng cho mình. Quả vị đó là một sự thật chứ không phải tự phong. Phật đã đạt tới và Phật nhận tất cả tấm lòng của chúng sinh hướng về chính đạo để hướng dẫn cách giải thoát cho chúng sinh. Hơn hết tất cả, quả vị Vô thượng bồ đề là bậc mà mọi chúng sinh đều có thể tự tu tập và đạt được theo sự chỉ bảo của Phật.
Tóm lại, Đạo Phật giống như con đường giải thoát dành cho tất cả chúng sinh, không phân biệt ai. Đạo Phật nói lên một con đường khách quan để đi tới chân lý. Giáo lý của Đạo Phật không phải do Phật sáng tạo ra mà là chân lý khách quan theo giác ngô của Phật. Phật chỉ là người phát hiện, dấn thân và chứng đắc để rồi truyền dạy lại cho chúng sinh cách giải thoát với lòng từ bi vô lượng. Phật xem tất cả chúng sinh là bình đẳng và hoàn toàn có thể thành Phật.
*Nhà bác học Vật lý Albert Einstein có nhắc qua về Đạo Phật trên tờ New York Times số ra 09.11 năm 1930 như sau:
“        ...một người được giác ngộ bởi tôn giáo, đối với tôi có vẻ như là người cố gắng đến khả năng cực đại của bản thân, giải thoát mình khỏi những xiềng xích của những ham muốn ích kỷ của mình và đi sâu, chìm đắm trong những suy nghĩ, cảm xúc và nguyện vọng, những cái mà người đó luôn giữ chặt, vì giá trị của siêu-cái tôi cá nhân (gọi tắt là X). Tôi thấy rằng, dường như cái quan trọng là sức mạnh của những thứ (nội dung) nằm trong X... chứ không cần quan tâm đến bất kỳ một nỗ lực nào được thực hiện để thống nhất những điều này với một đấng Thiên chúa, nếu không thì nó có thể không khả thi khi tính Phật và Spinoza là như loại hình tôn giáo (nhân cách). Theo đó, người mộ đạo theo cảm giác (có ý thức) rằng, họ không hề nghi ngờ gì về tầm quan trọng của các đối tượng nằm trong X này và về các mục tiêu, cái mà không cần và cũng không có đủ khả năng xây dựng nên dựa trên một nền tảng khoa học hợp lý... Theo cách hiểu này, tôn giáo là nỗ lực lâu đời của nhân loại để trở nên rõ ràng và được nhận thức hoàn toàn đầy đủ về những giá trị và mục tiêu, và không ngừng củng cố cũng như mở rộng ảnh hưởng của nó. Nếu mọi người quan niệm về tôn giáo và khoa học theo những định nghĩa này, thì một cuộc xung đột giữa tôn giáo và khoa học dường như là không thể. Vì đối với khoa học chỉ có thể xác định nó "là gì", chứ không phải nó "nên là gì"...    ”
Friedrich Nietzsche chỉ trích Đạo Phật làm thúc đẩy những thứ mà ông gọi là thuyết hư vô. Ông cho rằng, đạo Phật có thể được mô tả như một nỗ lực, thông qua sự kiềm chế từ hành động, để thoát khỏi đau khổ và đi vào trạng thái không tồn tại một cách tuyệt đối, cái mà ông phê phán và cho rằng đó là sự trốn chạy hèn nhát trước thực tại.
Nhà bác học Vật lý Albert Einstein đã nghiên cứu Đạo Phật qua các sách báo của các học giả Phật học của người Âu Mỹ viết, đáng kể là triết gia người Đức Schopenhauer Arthur (1788-1860), tiến sĩ người Đức Paul Carus (1852-1919), viện sĩ hàn lâm người Nga Vasily Vasaliyey (1818-1900)... Einstein đã phát biểu về Đạo Phật như sau:
“        Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó... Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình theo xu hướng khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học... Tôi là một người không tôn giáo. Nhưng nếu có Tôn giáo thì Tôi phải là một Phật tử. Vì những gì Tôi hiểu biết bây giờ thì mấy ngàn năm qua Kinh Phật đã nói hết rồi.    ”
*Ảnh hưởng tới văn hóa Việt Nam
Những danh từ chuyên môn của Phật giáo đã biến thành văn hóa người Việt qua ngôn ngữ của người bình dân Việt Nam thường sử dụng, đã được truyền bá rộng rãi trong dân gian và trở nên phổ biến trong văn hóa người Việt.
Trong truyện cổ tích Việt Nam thường thấy nhân vật "Bụt" xuất hiện để cứu giúp người lương thiện, trừng trị kẻ ác. "Bụt" chính là phiên âm của từ Budha trong tiếng Phạn, chính là chỉ Đức Phật.
Người Việt có lễ xá tội vong nhân, Vu Lan báo hiếu xuất phát từ một điển tích trong Phật giáo, đó là việc tôn giả Mục Kiền Liên (1 trong 2 đại đệ tử của Phật Thích Ca) đã báo hiếu bằng việc khẩn cầu công đức của chư Tăng các phương để cứu mẹ ra khỏi kiếp ngạ quỷ.
Con người mỗi khi thấy những ai bất hạnh, bị hoạn nạn đau khổ thì liền tỏ lòng thương xót và thốt lên câu: Tội nghiệp quá!... Hai chữ tội nghiệp là danh từ chuyên môn của Phật giáo với ý nghĩa chỉ cho nghiệp báo tội ác đã định. Cụm từ "tội nghiệp quá!" là câu nói của người bình dân hàm súc hai ý nghĩa: Một là phán định tội lỗi, và hai là tâm linh chia sẻ. Phán định tội lỗi, nghĩa là người này đã gây nghiệp tội ác quá nặng trong quá khứ cho nên giờ đây phải chịu quả báo khổ đau không thể trốn tránh. Tâm tình chia sẻ, nghĩa là thấy họ hoạn nạn đau khổ thì bộc lộ tâm tình thương hại để san sớt phần nào niềm đau nỗi khổ của họ.
Người bình dân muốn diễn tả số lượng người ta quá đông đảo hoặc số lượng vật gì quá nhiều thì liền dùng câu "Hằng hà sa số" để tỏ bày. Hằng hà sa số là danh từ chuyên môn của Phật giáo với ý nghĩa là số nhiều như cát sông Hằng. Sông Hằng (sông Gange) là chỉ cho một trong hai con sông lớn nhất của Ấn Độ. Ấn Độ có hai con sông nổi tiếng thế giới là sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange) và hai con sông này khai nguồn tài nguyên sức sống cho toàn thể dân tộc Ấn Độ phát triển và tồn tại. Trong các kinh luận, Phật giáo cũng thường dùng những ngôn từ “Hằng hà sa số” nhằm để nói lên số lượng quá nhiều không thể đếm được

Khi thấy một số người đi lang thang khắp nơi, sống rày đây mai đó, không chịu dừng chân một chỗ nào lâu dài, người bình dân thường gắn cho họ một ngôn từ đơn giản là kẻ sống Ta bà thế giới. Ta bà thế giới là ngôn từ chuyên môn của Phật giáo nhằm chỉ cho thế giới mà loài người đang sống, bao gồm cả sáu cõi luân hồi chúng sanh sống chung lẫn lộn với nhau, gồm cõi địa Ngục, cõi Ngạ Quỷ, cõi Súc Sanh, cõi loài người, các cõi Trời. 6 cõi nói trên có một danh từ gọi chung là "cõi Dục Giới", bởi chúng sinh ở 6 cõi này bị chi phối mạnh mẽ bởi các Dục (các ham muốn của bản thân). Tuổi thọ của chúng sinh ở cõi Dục giới đa phần là ngắn ngủi, mỗi kiếp sống thường chỉ là tạm bợ rồi lại phải chết và luân hồi sang kiếp sống khác, hạnh phúc thì ít mà khổ đau thì nhiều. Ngôn từ "Ta Bà Thế giới" của Phật giáo đã được người Việt Nam tiếp nhận trở thành văn hóa người Việt, dùng để chỉ đời sống tạm bợ, khốn khó của một con người./..