Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Cải cách

He he he…lý do của sự cải tiến chữ, theo ông cụ Hiền là chữ quốc ngữ không triệt để theo nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt. Cụ đề xuất tương đối táo bạo, giảm số lượng ký tự từ 38 xuống 31 chữ bằng cách thay ng bằng q; đ bằng d; c, k, q bằng k; ph bằng f; s, x bằng s; gi, d, r bằng z; nh bằng n’; th bằng w; v.v. Mà đó mới chỉ là phụ âm, còn cải tiến về nguyên âm thì cụ hứa hẹn sẽ công bố vào tháng 3/2018. Anh Zũng, bạn mình trên nét đánh giá- Không khó để thấy rằng đề xuất của cụ rất bấp bênh về mặt thực tiễn:
1/Trước hết, những thay thế như ng bằng q, th bằng w, … sẽ gây khó khăn không đáng có khi học sinh học ngoại ngữ vì chữ Việt trở thành một ngoại lệ duy nhất trên thế giới: không có hệ chữ viết Latin nào lại gán cho các con chữ q, w một cách phát âm như thế.
2/Cách viết cải tiến của ông dựa vào tiếng Hà Nội, do đó việc nhập một ch-tr, s-x, gi-d-r sẽ tạo ra hàng loạt các từ đồng tự (homograph), gây trở ngại cho việc nhận hiểu nghĩa từ: chẳng hạn các từ tra và cha đều viết là ca; sa và xa đều viết là sa; gia, da và ra đều viết là za. Đó là chưa kể tại sao lại loại trừ sự phân biệt tr-ch, s-x, d-r vốn phổ biến ở các phương ngữ khác, viện lý do phải căn cứ vào tiếng Hà Nội.
3/Việc nghiên cứu 30 năm của ông về việc cải tiến chữ Quốc ngữ vẫn để lộ khuyết điểm rất khó hiểu: của và quả vốn đọc rất khác nhau lại đều được viết là kủa, vi phạm cái nguyên tắc do chính ông đề ra: “mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt”.
4/Sự cải tiến một cách quyết liệt như thế sẽ tạo ra một đứt gãy văn hóa giữa các thế hệ, giữa những người chỉ biết cách viết “mới” với di sản tư liệu chữ Quốc ngữ “cũ”.
5/Muốn khắc phục phần nào (chỉ phần nào thôi) sự đứt gãy văn hóa đó, phải tốn một khoản tiền khổng lồ để chuyển kho tư liệu vốn được viết theo cách viết “cũ” sang cách viết “mới”.

Mời đọc Kiều của cụ Nguyễn Tiên Điền:

Những người bạn của tôi đã “chạy” biên chế như thế!


Hình minh họa

Nhiều giáo viên vì mong mỏi và nuôi dưỡng ước mơ vào biên chế mà đánh đổi biết bao nhiêu cơ duyên, tuổi xuân, tiền bạc… nhưng không có kết quả.

Có đường là “chạy”

Nhiều cử nhân ngành sư phạm tốt nghiệp ra trường nhưng phải chạy đôn chạy đáo để xin việc. Chạy vạy đủ kiểu và nhiều trường hợp phải chấp nhận đánh đổi mọi thứ để được vào biên chế.

Câu chuyện về một cô giáo hợp đồng ở Tây Nguyên sẵn sàng “đổi tình lấy biên chế” với vị Hiệu phó không còn là chuyện hiếm trong môi trường giáo dục ngày nay.

Nỗi đau của giáo viên hợp đồng không chỉ phải “chạy” bằng tiền, bằng tuổi thanh xuân mà còn phải đánh đổi bằng tấm thân.

Một suất biên chế trở thành nỗi ao ước của bao giáo viên nhưng đó cũng là miếng mồi béo bở cho các lãnh đạo đưa ra mua bán, đổi chác.

Cách đây ít ngày, một người bạn của tôi, sau bao nhiêu năm ròng rã xa quê ở Thanh Hóa để vào một huyện miền núi tỉnh Lâm Đồng dạy hợp đồng đã nhắn tin buồn bã “Mình phải nói với mẹ mình rằng ‘Con lại sai nữa rồi’”.

Cậu bạn ấy tên Hưng, từng là học sinh giỏi có tiếng của một trường công lập tại Thanh Hoá.

Năm học 2006-2007 Hưng thi Đại học. Nhiều người khuyên với lực học của Hưng nên thi vào khối các ngành kỹ thuật như xây dựng, giao thông hoặc khối các ngành kinh tế để sau này dễ có việc làm và lương bổng cao.

Nhưng sau khi đắn đo, Hưng quyết định thi sư phạm Hóa - Trường Đại học Hồng Đức. Với suy nghĩ, học sư phạm sẽ đỡ cho cha mẹ gánh nặng học phí.  

Cha mẹ, người thân khuyên Hưng nên thay đổi suy nghĩ vì lo chuyện thất nghiệp. Hưng vẫn quyết định theo nghề một phần vì yêu nghề, phần vì kinh tế gia đình.

Kèm theo đó, Hưng luôn trấn an rằng “nghề nào có tài cũng sẽ được trọng dụng”.

Ra trường vài năm, trong khi các bạn cùng trang lứa đã nghề nghiệp ổn định thì Hưng vẫn trầy trật. Sau nửa năm thất nghiệp, Hưng xin đi dạy hợp đồng.

Gần 3 năm ròng rã dạy hợp đồng với mức lương tính theo giờ dạy. Trọn tháng thu nhập vẻn vẹn chưa đầy 1,5 triệu đồng.

26 tuổi, Hưng được một người quen giới thiệu vào Lâm Đồng đi dạy sẽ có đường “chạy” một suất vào biên chế.

Nghe theo, Hưng và gia đình quyết định vay tiền để nhờ người quen "gửi gắm".

Ban đầu là dạy hợp đồng, và được hứa “sau nửa năm sẽ cất nhắc vào biên chế”. Nhưng lời hứa của người quen cứ thế xa dần.

Bước sang năm thứ 4 đi dạy hợp đồng, Hưng vẫn chỉ nhận một lời hứa “gắng chờ chỉ tiêu”. Gần 30 tuổi Hưng vẫn không thể tự nuôi sống mình bằng nghề.

Trước kia, Hưng tự hứa với lòng sẽ tâm huyết gắn bó với nghề và phụng dưỡng cha mẹ già yếu.

Nhưng khi cái tuổi 30 mà trong tay chỉ hai bàn tay trắng. Ngày đi dạy, tối phải đi giữ xe thuê cho quán cà phê nhưng vẫn không thể đủ để nuôi bản thân, Hưng đã không thực hiện được ước mơ của mình.

Ngược xuôi vì biên chế

Một người bạn khác, tên là Châu, quê ở Quảng Bình cùng học ngành sư phạm với tôi.

Sau khi ra trường được 2 năm, Châu xin vào dạy hợp đồng tại một trường cấp 2 ở Quảng Bình và tìm cơ hội để vào được biên chế nhưng mãi vẫn chỉ là giáo viên dạy hợp đồng.

Mỗi năm, cứ hết hợp đồng ở trường này, Châu lại xin sang trường khác dạy, có khi phải đi xa nhà gần 20 km.

Sau khi nghe mọi người khuyên nên đi xa để tìm cơ hội. Dù gia đình neo người, ba mất sớm chỉ còn hai mẹ con, nhưng Châu vẫn quyết định xin vào dạy tại một huyện miền núi tỉnh Kon Tum.

Hơn hai năm trôi qua nhưng con đường vào biên chế của Châu vẫn chưa hề mở.

Nhiều người gợi ý cô chung chi gần trăm triệu để có một suất biên chế nhưng gia cảnh nghèo khó, lương hợp đồng không đủ sống thì lấy đâu ra số tiền ấy mà “chạy”.

Cuộc sống khó khăn, cô lại quyết định rời Kon Tum và về Sài Gòn với suy nghĩ: “mảnh đất này sẽ dễ tìm cơ hội hơn”.

Khi về Sài Gòn, cầm tấm bằng đại học sư phạm chuyên ngành địa lý, cộng thêm thâm niên giảng dạy gần 5 năm nhưng Châu vẫn chỉ vật vờ với công việc của một giáo viên hợp đồng.

Thời gian chủ yếu của Châu là đi làm gia sư để trang trải cuộc sống.

Không thể sống nổi được với nghề và càng không thể có cơ hội vào biên chế, Châu quyết định về lại quê tìm cơ hội mới.

Đó chỉ là hai trong số nhiều người bạn của tôi đã phải dở dang ước mơ được làm thầy, làm cô chỉ vì không có được một suất biên chế.

Các bạn đồng nghiệp khác, có ai trong hoàn cảnh như thế không?

(Nguồn: GDVN)

Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017

Quỳ lạy Jack Ma

Làm giàu là cả sự quan hệ chằng chịt, trong đó tài năng là một phần, nó như là điều kiện cần. Những lớp học làm giàu, những sách học làm giàu, những lời khuyên của kẻ giàu có làm bạn giàu được sao? Nếu ai tin vào điều đó, thì kẻ đó có bộ óc của một baby.

Quá trình làm giàu như là một chiếc xe đạp 2 bánh. Một bánh là những gì ngoài tầm kiểm soát, bánh còn lại nhà những gì trong tầm kiểm soát. Những gì thuộc ngoài tầm kiểm soát như cơ hội, nền tảng gia đình, sự hỗ trợ, sự giúp đỡ, sự may mắn, môi trường làm ăn kinh tế, và hoàn cảnh đất nước bla bla... Những gì trong tầm kiểm soát như tài năng thiên bẩm, kiến thức, nhân cách, đạo đức v.v. Thiếu 1 trong 2 thì sẽ khó thành.

Học làm giàu thực ra là học những nghệ thuật ứng xử, nghệ thuật giao tiếp, nghệ thuật đàm phán, kinh nghiệm nắm bắt cơ hội v.v. Nó là để làm giàu vốn sống cho bản thân nhằm chống đỡ tốt nghịch cảnh nếu gặp rủi ro, và tối ưu hóa thuận lợi nếu may mắn đến với mình, chứ đừng nên nghĩ học làm giàu là sẽ làm giàu được. Ví dụ như thế này cho dễ hiểu, đất nước này bình quân đầu người có 2.200 USD cho mỗi năm, nếu có kẻ triệu phú đô ắt có kẻ ăn mày. Biết đâu bạn nghe kời khuyên Jack Ma nhưng bạn lại rơi vào một trong những kẻ túng quẫn, để cho kẻ khác bóc lột bạn để làm giàu!?

Tài sản quốc gia ít, cơ hội làm giàu vì thế cũng ít đi. Tiền dồn vào chỗ này thì vơi đi ở chỗ khác đó là điều tất yếu. Nếu ai học làm giàu mà cũng giàu thì cần gì đến vai trò điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ? Lúc đó chỉ cần cho mọi người học làm giàu thì họ giàu. Mà dân giàu thì nước giàu. Vậy dẹp chính phủ? Thực ra cơ hội của của mỗi người đều nằm trong tay chính phủ chứ không phải trong miệng Jack Ma.

Nếu tôi đặt câu hỏi, rằng giữa bạn và con của Jack Ma ai sẽ có cơ hội làm giàu dễ hơn? Chắc chắn 100% trả lời con của Jack Ma sẽ làm giàu dễ hơn bạn nhiều. Vì lý do đơn giản là con cháu gia đình giàu có thì cơ hội làm giàu lớn hơn, còn con cái gia đình nghèo khó thì cơ hội làm giàu ít hơn, vậy thôi.

Người ta nói "không ai tắm 2 lần trên 1 dòng sông". Điều đó có ý nghĩa gì? Điều đó nó nói lên rằng, hoàn cảnh đưa đến với một người nó sẽ không bao giờ có 2 tình huống y hệt nhau, tức hình dáng cơ hội nó luôn thiên biến vạn hóa. Ở 2 con người khác nhau thì chắc chắn cơ hội cũng hoàn tòan khác nhau. Cho dù có kéo cả Jack Ma, Bill Gates, và Warren Buffet sang nói chuyện thì họ cũng sẽ chỉ cho bạn những lời khuyên mà họ đã đúc kết được trong hoàn cảnh của họ. Bạn lắng nghe để trau dồi phẩm hạnh của mình thì OK, nhưng bạn nghĩ nghe lời khuyên đó mà làm giàu được như họ thì đừng có mà hoang tưởng. Vì sao? Đơn giản bạn không phải họ và hoàn cảnh của bạn cũng không giống hòan cảnh của họ.

Như vậy qua vụ anh bạn quỳ lạy Jack Ma cho ta thấy điều gì? Giới trẻ có hiểu biết quá nông cạn, tinh thần hèn yếu, và rất dễ dàng đánh mất sĩ diện. Đấy là điều đáng báo động. Trong một đất nước đói nghèo và đầy rẫy tham nhũng, thì chính ông Nhà nước mới là kẻ tước mất cơ hội làm giàu của những ai muốn làm giàu chân chính. Khi đất nước này rơi vào tình trạng bệ rạc như Venezuela thì đến chén cơm còn không có mà ăn chứ đừng nói đến chuyện làm giàu. Lúc đó có triệu lời khuyên Jack Ma thì cũng chẳng giúp bạn đủ ăn chứ nói chi đến làm giàu. Đừng quá ảo tưởng vào các lời khuyên của tỷ phú. Sách Bill Gates, của Warren Buffet, và sách của Dale Carnegie đầy ra đó, ai đọc đã làm giàu được?


(Nguồn: FB Đỗ Ngà)

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Nhân loại đã dùng hết lượng tài nguyên mà Trái Đất có thể đáp ứng

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, tính đến ngày 2/8, nhân loại đã sử dụng hết lượng tài nguyên mà Trái Đất có thể tái tạo trong 1 năm.
Như vậy, từ nay cho đến 31/12, người dân trên hành tinh sẽ phải “lạm quỹ” thiên nhiên để đáp ứng các nhu cầu sống của mình, đó là thông tin từ tổ chức phi chính phủ mang tên Global Footprint Network (Mỹ) và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) công bố ngày 1/8.
Các tính toán của Global Footprint và WWF xem xét lượng đến lượng khí thải carbon, nguồn tài nguyên tiêu thụ trong các lĩnh vực như thủy sản, chăn nuôi gia súc, cây trồng, xây dựng và sử dụng nước.
Năm ngoái, thời điểm nhân loại dùng hết lượng tài nguyên mà Trái Đất có thể đáp ứng cho cả năm là ngày 3/8. Mặc dù tốc độ sử dụng tài nguyên đã có xu hướng chậm lại từ 6 năm nay, thời điểm mang tính biểu tượng này - ngày đánh dấu các nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của nhân loại đã vượt quá những gì Trái Đất có thể phục hồi trong một năm, "vẫn tiếp tục tịnh tiến xa hơn so với mốc ngày 31/12".
Hạn hán miền Tây

Các tổ chức này cảnh báo để đáp ứng như cầu của nhân loại, mỗi năm loài người cần tiêu thụ lượng tài nguyên gấp 1,7 lần khả năng đáp ứng của Trái Đất và đi kèm với thực tế này là rất nhiều hậu quả như tình trạng thiếu nước, sa mạc hoá, xói mòn đất, suy giảm năng suất nông nghiệp, suy giảm nguồn dự trữ hải sản, rừng cạn kiệt, nhiều loài động vật biến mất.
Global Footprint và WWF cũng cho biết "các dấu hiệu đáng khích lệ" chỉ ra rằng nhân loại có thể đảo ngược xu hướng lạm dụng tài nguyên thiên nhiên. Mặc dù nền kinh tế thế giới ghi nhận tăng trưởng, "lượng khí thải CO2 gắn với tiêu thụ năng lượng không tăng lên vào năm 2016 và đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp như vậy,” điều này có thể được giải thích phần nào bởi sự phát triển đáng kể các loại năng lượng tái tạo trong sản xuất điện./.
(TTXVN)


Tôi

27 năm trước....

Và bây giờ...

Cô gái trẻ nhường ghế cho cụ ông...


Vào những ngày giáp tết, mỗi con tàu từ Nam ra Bắc lại đông nghìn nghịt người chen kẻ lấn. Và trên chuyến tàu từ Sài Gòn đi Hà Nội năm ấy có một cô gái gầy yếu, có lẽ chỉ trạc 20 tuổi. Cô gái mảnh mai đứng nép vào hàng ghế trên toa tàu, vậy mà vẫn bị hành khách xô đẩy làm cho nghiêng ngả. Ngay gần cô là một ông lão ngồi bên cạnh cửa sổ. Ông đang vui vẻ kể với mọi người rằng ông thật may mắn khi mua loại vé đứng mà vẫn tìm được một ô ghế trống trên tàu.
Nhìn thấy cô gái bé nhỏ giữa đám người đông đúc, ông lão quan tâm hỏi: “Cháu gái à, cháu về đâu vậy?”
“Dạ, cháu về Hà Nam ông ạ”.
“Thế thì phải chiều tối mai mới đến nơi, xa như vậy mà cháu phải đứng thế này thì chịu sao được! Thế này đi, khi nào ông xuống cháu có thể ngồi vào đây.”
“Dạ, thế cũng được ạ. Cảm ơn ông.” Cô gái nói với giọng nghẹn ngào, khuôn mặt tỏ ra đầy biết ơn.
Một lát sau khi nhân viên soát vé đi kiểm tra, anh nhìn đi nhìn lại vé của cô gái rồi ngạc nhiên hỏi: “Không phải vé của cô là vé ngồi sao? Tại sao phải đứng thế này?” Rồi anh liếc về phía ông lão đang ngủ và hỏi cô: “Sao cô không nói với ông ấy? Chẳng lẽ ông ấy không biết đó là chỗ của cô à?”
Cô gái mỉm cười, nhìn về phía ông lão ra vẻ thông cảm: “Ông ấy chắc cũng 70 tuổi rồi, nếu để ông đứng thì cũng tội…”. Cô cúi mặt xuống, hai má ửng hồng vì ái ngại.
Nhân viên soát vé gật đầu, có lẽ anh cũng hiểu được tấm lòng của cô gái trẻ. Anh nhỏ nhẹ: “Đi theo tôi, tôi có thể giúp cô tìm một chỗ ngồi”. Những người xung quanh đều nghe thấy, họ khen cô tốt bụng và biết nghĩ cho người khác, rồi họ dẹp sang nhường lối để cô đi.
Cô gái cúi xuống, lấy từ dưới ghế ra cây nạng của mình…
Những người xung quanh vừa rồi bị cảm kích tấm tòng lương thiện của cô, nay lại càng chấn động hơn nữa.
Người ta chọn “lương thiện” – không phải vì họ yếu đuối, mà vì họ hiểu rằng “nhân chi sơ, tính bản thiện”. Lương thiện, ấy chính là bản chất sơ khai và căn bản của loài người.

Người ta chọn “nhường nhịn” – không phải vì họ đang chùn bước, mà bởi họ hiểu rằng “nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”. Biết nhường nhịn, đó cũng là làm giàu có thêm tâm hồn mỗi người.
Người ta chọn “bao dung” – không phải vì họ hèn nhát, mà bởi vì họ hiểu bao dung là phẩm chất cao đẹp và một phẩm hạnh cao quý.
Người ta chọn “hồ đồ” – không phải vì họ thực sự ngốc nghếch, mà vì họ không muốn so đo hay tranh cãi. Im lặng mỉm cười để quan sát sự đời mới thực sự là việc khó làm.
Người ta chọn “tha thứ” – không phải vì họ không có nguyên tắc, mà bởi vì họ hiểu rằng người nhận được tha thứ sẽ không cố tình phạm sai lầm lần nữa.
Người ta chọn “trung thực”, có sao nói vậy – bởi vì họ hiểu rằng, nịnh hót xu bợ chỉ là đối phó, sự thật tuy mất lòng nhưng đó là lời có trách nhiệm.
Người ta chọn “tình nghĩa” – bởi vì đối với họ được ở bên bạn bè là cơ hội hiếm có. Trăm năm chỉ trôi qua trong nháy mắt, vì vậy họ biết sống hết mình cho trọn tình vẹn nghĩa tới hơi thở cuối cùng.
Ghi nhớ ân tình của người khác, học cách giúp đỡ người khác, và biết sống hết mình vì mọi người. Trong cuộc sống này, những tấm lòng bao dung và nhân ái luôn khiến lòng người phải cảm động. Cho dù đó là ai, thân quen hay xa lạ, nhưng tình yêu thương trao nhau sẽ làm cảm động đất trời. Họ chỉ là một cá nhân nhỏ bé, nhưng lại có thể dùng khả năng của mình để giúp đỡ người khác và làm cho thế giới này trở nên ấm áp hơn.
(Nguồn: Internet)


Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

Vì sao gần một nửa người Việt cùng mang họ Nguyễn?

Chắc hẳn ai cũng từng nghe hoặc từng quen biết một người họ Nguyễn. Trên trường quốc tế, đó là một dấu hiệu nhận diện người gốc Việt. Nhưng tại sao gần 40% người Việt lại có chung một họ Nguyễn này?

Nếu căn cứ theo tỉ lệ này, cứ ba người dân Việt Nam có ít nhất một người mang họ Nguyễn. Những người mang họ Nguyễn trên toàn thế giới có khoảng 90 triệu người, tức là nhiều thứ ba sau họ Lý và họ Trương của Trung Quốc.

Cấu tạo tên họ của người Việt khác với người Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tên họ người Việt Nam phân thành 3 phần: Họ – tên đệm – tên. Ở những trường hợp chính thức, thông thường người ta chỉ gọi tên. Tên người thường là ba chữ hoặc bốn chữ, cũng có khi là 2 chữ (ví dụ Nguyễn Trãi).

Vậy thì tại sao họ Nguyễn lại trở thành dòng họ lớn nhất và đông nhất ở Việt Nam? Có rất nhiều nguyên nhân lịch sử cho hiện tượng này.

Thời cổ đại

Vào thời Nam Bắc triều (420 – 589) Trung Hoa thiên hạ đại loạn. Vì để lánh nạn mưu sinh, một bộ phận gia tộc họ Nguyễn sống tại An Huy, Chiết Giang, Hồ Bắc… di cư sang Việt Nam.

Bộ phận người này sinh sống ở Việt Nam, qua thời gian đã đồng hoá cùng dân bản địa để tạo nên thêm một bộ phận đáng kể người Việt có họ Nguyễn. Sau đó vào thời Ngũ Đại (5 triều đại nối nhau cai trị Trung Nguyên: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu 907-960), dần dần lại có nhiều người họ Nguyễn di chuyển về phía Nam, bổ sung thêm vào số lượng người họ Nguyễn bản địa ở Việt Nam.

Sự phát triển của dòng họ lớn nhất Việt Nam cũng gắn liền quan hệ với triều đại nhà Trần. Trước triều Trần là giai đoạn trị vì của nhà Lý (1009 – 1225). Từ khi Lý Công Uẩn lên ngôi năm 1009 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê đến khi Lý Chiêu Hoàng bị ép thoái vị để nhường ngôi cho Trần Cảnh, tổng cộng là 216 năm.

Những năm đầu tiên, Trần Cảnh còn nhỏ tuổi, toàn bộ quyền hành của nhà Trần đều do một tôn thất vai chú của Trần Cảnh là Trần Thủ Độ nắm quyền. Trong thời gian này, Trần Thủ Độ đã làm một việc trực tiếp ảnh hưởng tới tên họ của người Việt.

Đó là việc gì? Ðời Trần Thái Tông (1232), sau khi đã đoạt ngôi nhà Lý, Trần Thủ Ðộ lấy lý do tổ nhà Trần tên Lý, đã bắt tất cả những người họ Lý là họ dòng vua vừa bị hoán vị còn trốn lẩn trong dân gian phải đổi thành họ Nguyễn.

Tuy nhiên ý đồ thật sự của Trần Thủ Độ là khai tử dòng vua Lý để không còn ai nhớ đến họ Lý nữa. Còn lý do vì sao khi đó ông lại lựa chọn họ Nguyễn để thay họ Lý, cho tới nay vẫn chưa được lý giải rõ, cũng có thể đó là lựa chọn một cách ngẫu nhiên.

Tuy nhiên trong sử sách chỉ ghi chép lại đơn giản như sau: “Sau khi nhà Trần nắm giữ quyền lực, tất cả những người mang họ Lý trong đất nước đều phải đổi sang họ Nguyễn”.

Có một điều càng không thể tưởng tượng được, đó là đổi họ đã trở thành một tục lệ của người Việt Nam thời cổ đại. Cứ mỗi khi một triều đại mới được thay thế thì tất cả những người mang họ của triều đại trước sẽ phải sửa thành họ Nguyễn. Trong lịch sử Việt Nam, đã từng có nhiều sự kiện như vậy khiến số người mang họ Nguyễn đã nhiều lại càng nhiều hơn.

Năm 1232, nhà Lý suy vong, Trần Thủ Độ đã bắt con cháu của dòng họ Lý chuyển sang họ Nguyễn. Khi Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, ông ấy đã giết hại rất nhiều con cháu họ Trần. Vì thế, sau khi nhà Hồ sụp đổ, con cháu của họ Hồ vì sợ trả thù nên tất cả đã đổi sang họ Nguyễn.

Năm 1592, nhà Mạc suy tàn, con cháu của dòng họ Mạc cũng lại đổi họ sang Nguyễn. Khi triều đại nhà Nguyễn nắm quyền năm 1802, một số con cháu họ Trịnh cũng vì sợ trả thù nên lần lượt đổi hết họ sang Nguyễn, số còn lại trốn lên Bắc sang Trung Quốc.

Trong luật pháp của nhà Nguyễn, những người mang họ Nguyễn được hưởng nhiều đặc lợi, được triều đình ban thưởng. Vì thế các tội nhân cũng theo đó đổi họ sang Nguyễn nhằm tránh bị bắt tội, hưởng thêm ân sủng.

Cùng theo sự thay đổi của các triều đại những người mang họ Nguyễn càng ngày càng đông lên, cuối cùng lập ra triều Nguyễn. Triều Nguyễn cũng là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

Thời cận đại 

Trước khi đề cập tới quãng thời gian này, cần nhấn mạnh một đặc điểm của các dòng họ Việt Nam thời cổ đại. Vào thời cổ đại, dân chúng ở tầng lớp thấp bình dân thường không mang họ, chỉ có các  vương tôn quý tộc mới có họ.

Vào thế kỷ 19, khi Việt Nam trở thành thuộc địa của người Pháp, lần đầu tiên người Pháp có cuộc điều tra về dân số với quy mô lớn nhất trên khắp Việt Nam.

Trong quá trình điều tra họ gặp phải một vấn đề phiền phức lớn, đó là: Đại bộ phận người dân ở tầng lớp thấp bình dân đều không có họ, nên không có cách nào để thống kê tổng kết.

Vào lúc này phải làm như thế nào? Người Pháp liền nghĩ ra một cách, trước đây triều Nguyễn chẳng phải là triều đại cuối cùng của người Việt sao, vậy những người không mang họ đó để họ đều mang họ Nguyễn. Dòng họ này, bởi thế lại được mở rộng với quy mô lớn chưa từng có thêm một lần nữa.

Kỳ thực cho dù không có người Pháp, họ Nguyễn vẫn là một dòng họ lớn nhất Việt Nam, tuy nhiên để chiếm một tỉ lệ lớn 40% như vậy, không thể không kể tới tác động của người Pháp.

Bây giờ, khi ra đường, bất kể gặp một người họ Nguyễn nào, bạn hãy nói rằng họ đang có một tên họ đặc biệt nhất Việt Nam. Còn nếu đang mang họ Nguyễn, có lẽ bạn nên đọc bài viết này.
(Nguồn: Kiên Định)

Mỗi mét vuông có ba thằng làm báo

Giám đốc Sở TT-TT Đà Nẵng tính toán:
Đà Nẵng hiện có hơn 109 cơ quan báo chí với hơn 800 người làm báo, trong đó 400 nhà báo được cấp thẻ.
“Không kể Hoàng Sa thì Đà Nẵng có 0,85 người làm báo/1km2, còn kể cả Hoàng Sa thì có 0,65 người làm báo/ 1km2”.
Mình không biết tính thế để làm gì?
Lâu nay nghe dân gian nói: "Một mét vuông có 3 thằng kẻ cắp", giờ nghe thêm: "Một km vuông có hai phần ba thằng làm báo".
Hehe, Đà Nẵng khi nào cũng độc.
*
Nói qua thì cũng nói lại.
Cách tinh mét vuông là cách tính cơ học và không khoa học, nếu tính thế thì Q. Hai Bà Trưng, Q. Đống Đa (Hà Nội), Q.1 (TP Hồ Chí Minh) mật độ nhà báo có thể ngang với... kẻ cắp.
Trong số 800 người làm báo nói trên, các cơ quan báo chí thuộc TP ĐN chiếm chừng một nửa. Các cơ quan báo chí trung ương và địa phương khác chiếm một nửa nhưng họ tác chiến cho cả miền Trung- Tây Nguyên nên cách tính trên càng sai.
Cái sai nhất về mặt quản lý là không chỉ có chừng đó người làm báo, vì tính thêm "báo chí công dân" thì số người làm báo đã ngang... kẻ cắp rồi.
Bí thư Nguyễn Xuân Anh nhận định: "Bây giờ Đà Nẵng được cả nước quan tâm, chúng tôi đang bị đặt dưới không những kính lúp mà kính hiển vi nữa".
Rất chính xác. Kính hiển vi đó là các "nhà báo công dân". Tính coi: Mỗi nhà 4 người có 4 cái Fb, đó là 4 cơ quan báo chí. Họ có mặt khắp nơi. Tự viết bái, link bài, xuất bản... cập nhật từng phút,
Họ cũng là nguồn tin cho báo chí.
Trừ các nguồn tin chính thống, nguồn tin độc hầu hết các báo chạy theo mạng xã hội.
Kính hiển vi coi chừng cũng thua!
(Xin bổ sung thêm: Tỉnh thành nào chả thế!)
*
Nhưng mà, điều quan trọng nhất không phải nằm ở chỗ bao nhiêu người làm báo mà nằm ở chỗ nguồn tin của họ.
Đó là thực tế đang diễn ra.
Đó là nội bộ của các cơ quan. Nếu ở đâu nội bộ mất đoàn kết, thông tin được tuồn ra ngoài với mục đích đánh nhau thì không cần chừng đó mà chí cần 1 nhà báo biết cũng đủ rồi.
Lúc đó bài họ viết lên sẽ nhanh chóng được shae, nhanh một cách chóng mặt.
Quản lý báo chí thời kỹ thuật số không nên tính cơ học là thế.

(Nguồn: Nguyễn Thế Thịnh)

Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

Lời Phật dạy về tình yêu thương

Bản ngã luôn mong cầu tốt hơn những gì đang xảy ra. Nó không cho ta cơ hội trọn vẹn với thực tại đang là. Vì vậy ta rơi vào phiền não khổ đau. Nhưng chỉ cần ta buông mọi ý đồ muốn tốt hơn và trở về trọn vẹn với những gì đang diễn ra, ta sẽ thấy mọi sự đều vô thường, tự nhiên đến rồi đi. Tất cả đều có lý do, tùy duyên mà sinh khởi và cũng tùy duyên mà chấm dứt bất kể ta muốn hay không.
Trong tình yêu thương không gì gắn bó và quyến luyến bằng tình yêu nam nữ, bất cứ lời nói và cử chỉ nào, chúng ta cũng phải biểu lộ sự yêu thương trong tương kính. Đã làm người dù trai hay gái phải biết tôn trọng người mình đang yêu, cả thể xác lẫn tâm hồn. Mấu chốt của hạnh phúc gia đình trong hôn nhân tình yêu, người con gái phải biết giữ gìn, khéo léo trong mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ và con cái nhằm nuôi dưỡng hạnh phúc lâu dài về sau.

Trong đạo Phật, lòng từ bi luôn gắn liền với trí tuệ. Không hiểu nhau, không thể thương yêu trọn vẹn vì ta không thể cảm thông và tha thứ, nhất là những người có quan niệm gia trưởng. Mỗi người đều có những nỗi khổ niềm đau riêng, bởi áp lực của công việc và trách nhiệm đối với gia đình, nếu chúng ta không thật sự hiểu về nhau, ngược lại sẽ không thương mà còn giận hờn, trách móc. Vì sao? Vì cái ta của mình đã phình to ra. Ngay khi ấy ta sẽ không thể cảm thông, chính vì thế tình thương của mình sẽ làm người khác cảm thấy, khó chịu, bức xúc và khổ đau.

Chúng ta đến với nhau mà không có hiểu biết, vô tình sẽ làm người mình yêu thương, đau khổ suốt đời. Hiểu biết chính là nền tảng của tình thương yêu chân thành. Không hiểu biết, chúng ta không thể thật sự thương yêu nhau. Trái tim của ta nếu có hiểu biết, thì tình yêu thương sẽ là nền tảng vững chắc và lâu dài.
Muốn thương yêu phải có hiểu biết

Phật dạy về tình yêu rất sâu sắc và có ý nghĩa. Tình yêu phải có sự cảm thông và tha thứ, bởi bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả.

“Từ” theo nghĩa nhà Phật là đem niềm vui đến cho người, còn từ ở đây khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương chính là chất liệu giúp cho con người sống có trách nhiệm hơn, yêu thương chính là sự hiến tặng chân thành. Yêu mà làm khổ đau cho nhau không phải tình yêu đích thực. Có những người khi lấy nhau một thời gian, bắt đầu phát sinh những bất đồng về nhau cho nên nỗi khổ niềm đau làm tan nát hai con tim. Chúng ta yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người đó được hạnh phúc, mỗi ngày.

“Bi” là khả năng giúp cho người mình yêu thoát ra được những cái khổ trong hệ lụy. Mình đã khổ và đang khổ, mà người ta vẫn cứ làm cho mình thêm đau khổ, đó là một thứ tình yêu không chân thật. Không có gì đau khổ bằng trong cơn tuyệt vọng. Người mình yêu phải là người biết chia sẻ, biết an ủi, để làm vơi bớt nỗi khổ niềm đau do hoàn cảnh đưa đến.

Như vậy, quan điểm “từ bi” theo đạo Phật là khả năng hiến tặng để đem lại hạnh phúc cho nhau. Khi chúng ta yêu thương là phải làm cho người ta giảm bớt khổ đau, tăng trưởng thêm hạnh phúc. Nếu không, chúng ta chỉ là đam mê, say đắm trong xác thịt, không phải là tình thương chân thành. “Từ bi” trong tình yêu được biểu cảm qua thái độ có hiểu biết nên mới dễ cảm thông và tha thứ cho nhau. Muốn được như vậy chúng ta phải cần nhiều thời gian, để quan sát, để lắng nghe, để thấu hiểu tâm tính của nhau và thương yêu chân thành hơn.

“Hỉ” là niềm vui đích thực trong tình yêu, làm cho hai con tim được hòa hợp và có sự rung động mãnh liệt. Dấu ấn khó phai của tình yêu đích thực là có sự cảm thông cho nhau, cùng tạo sự hưng phấn để đạt được niềm an vui, hạnh phúc.

“Xả” là không phân biệt, không kì thị trong tình yêu trong vấn đề trọng nam khinh nữ. Mình thương yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình, vì ta và người đó là của nhau. Khi yêu nhau, hạnh phúc hay khổ đau không còn là vấn đề của riêng tư, mà hai người phải có trách nhiệm để cùng san sẻ cho nhau.

Vấn đề hạnh phúc hôn nhân phải do sự hòa hợp của con tim và có sự thông cảm và tha thứ cho nhau. Học thức cao, kinh tế đầy đủ, cũng chưa đảm bảo hạnh phúc gia đình mặc dù hai yếu tố này rất cần thiết trong đời sống lứa đôi. Phật giáo chủ trương và khuyến khích mọi người tin sâu nhân quả nghiệp báo, nhờ vậy ta sẽ biết cách cải thiện đời sống gia đình ngày càng tốt hơn về mọi mặt. Do đó, những chuyện xảy ra cơm không lành canh không ngọt trong đời sống lứa đôi là do chúng ta không chịu nhường nhịn nhau.

Chúng ta yêu nhau là giữ gìn cho nhau, kính trọng nhau. Thân thể ta cũng vậy, có những vùng thiêng liêng và riêng tư, ta không muốn ai chạm tới, ngoài người ta yêu, ta tin, ta muốn sống và dâng hiến trọn đời, trọn kiếp mà thôi.

Tình yêu là gì?

Tình yêu đích thực là vô điều kiện, là cho đi mà không mong cầu đáp trả. Thậm chí khái niệm cho và nhận không tồn tại, chỉ còn sự tương giao một cách trọn vẹn và vô ngã. Tình yêu nam nữ phổ biến hiện nay chỉ là sự trao đổi, mà hàng hóa chính là cảm xúc và cảm giác của hai bên. Khi còn ảo tưởng về cái tôi thì không thể xảy ra tình yêu đích thực, vì thế nào cũng có điều kiện nào đó hiện diện. Tình yêu lúc đó dù bắt đầu có nồng thắm đến đâu, dù cảm xúc có mạnh mẽ đến đâu cũng thật mong manh. Vì chỉ cần xuất hiện yếu tố bên ngoài làm cảm xúc - cảm giác của một bên thay đổi, thế là bão táp phong ba liền ập tới.

Khi ta yêu một người tức là ta yêu luôn cả mặt tốt và mặt xấu của người đó. Xấu và tốt như hai mặt của một bàn tay. Ta không thể chỉ giữ lấy một mặt mà bỏ đi mặt kia. Ta luôn tự vẽ ra cho mình một hình ảnh về người mình yêu hay người chồng/vợ của mình. Nhưng đó chỉ là ảo tưởng của ta, không phải con người thực. Vì vậy ta cần nhẫn nại lắng nghe, quan sát và chia sẻ để có thể hiểu rõ về người bạn đời của mình. Khi thấu hiểu cả mặt tích cực và tiêu cực của người ấy, ta mới có thể yêu thương họ thật sự.

Khi ta thật sự yêu thương một người thì người đó sẽ cảm thấy tự do để được là chính họ. Tình yêu đích thực không ràng buộc đối tượng được yêu mà còn là động lực để cho họ đổi mới chính mình. Khi có biến cố xảy ra thì phụ nữ vẫn là người chịu thiệt thòi nhiều hơn, nhưng họ cũng dễ buông bỏ tư kiến của mình hơn. Nếu cô gái biết chấp nhận chàng trai như anh ấy là, thì sẽ có cơ hội để chàng trai thay đổi thái độ của mình.

Quy luật của cuộc sống là vô thường, kể cả tình yêu đôi lứa. Nếu ta đủ nhẫn nại để quan sát, ta sẽ thấy rõ, vị đắng, vị ngọt của tình yêu. Thấy rõ nó sinh ra và mất đi như thế nào. Và khi hiểu rõ, ta sẽ không còn bám chấp vào hôn nhân nhưng cũng không sợ sệt hôn nhân nữa. Ta có thể làm giấy kết hôn với người mình không hề yêu và cũng có thể nhắm mắt ký giấy ly hôn khi mình vẫn còn yêu tha thiết. Hôn nhân hay ly hôn vốn chỉ là hình thức, là một bản hợp đồng mà thôi. Làm sao nó có thể ràng buộc được tâm ta? Quan trọng là khi có biến cố xảy ra, ta cần đối diện với chúng bằng thái độ sáng suốt và trong lành. Vì biến cố đó là như ý hay bất như ý cũng là cơ hội cho ta hiểu thêm về chính mình, về người mình yêu. Và từ đó nhận ra bản chất thật của tình yêu, của cuộc sống.

Đừng tưởng xuất gia đi tu là ta có thể trốn thoát được bài học tình yêu. Với hiểu biết mờ mịt không rõ ràng, bất cứ lúc nào ta cũng có thể gặp vướng mắc tình cảm bất kể ta đang làm gì, ở đâu. Đức Phật có dạy rằng chỉ có thể thoát ly một pháp khi ta đã tường tận mặt tích cực cũng như mặt nguy hại của nó, khi ta nhận biết rõ từ khi nó sinh ra cho đến khi nó mất đi. Nói đúng hơn, lúc đó nó tự thoát ly, chứ không ai làm gì cả.

Hãy nhớ điều quý giá nhất trong cuộc sống chính là sự bất toàn. Vì khi toàn vẹn thì sự sống sẽ kết thúc. Sự bất toàn là một phần của vô thường, một quy luật tất yếu của cuộc sống. Khi ta còn đang sống trong ảo tưởng về bản ngã, về cái tôi và cái của tôi, thì bản ngã luôn cầu toàn và nỗ lực để được như ý. Nhưng những gì nó nhận được từ cuộc sống đều là bất toàn và bất như ý.

Sau những cố gắng và nỗ lực vô vọng, nhờ sự bất toàn ấy mà cuối cùng bản ngã cũng đầu hàng. Ta bắt đầu sống vô ngã vị tha và tự nhiên ta thấy sự bất toàn lại chính là động lực để phát triển và tiến hóa của vạn vật. Chính vì mọi thứ đều bất toàn mà ai cũng có cơ hội làm mới bản thân mình.

Bản ngã luôn mong cầu tốt hơn những gì đang xảy ra. Nó không cho ta cơ hội trọn vẹn với thực tại đang là. Vì vậy ta rơi vào phiền não khổ đau. Nhưng chỉ cần ta buông mọi ý đồ muốn tốt hơn và trở về trọn vẹn với những gì đang diễn ra, ta sẽ thấy mọi sự đều vô thường, tự nhiên đến rồi đi. Tất cả đều có lý do, tùy duyên mà sinh khởi và cũng tùy duyên mà chấm dứt bất kể ta muốn hay không. Tất cả những thiện - ác trong đời đều "Bất khả tư nghì", tùy hoàn cảnh, tùy đối tượng mà nó được gán cho cái nhãn "thiện" hay "ác". Dù những gì đang xảy ra là thiện hay ác, nó đều là bài học giác ngộ vô cùng quý giá về cuộc sống.


(Thích Đạt Ma Phổ Giác)

Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017

Thằng Tiến Xóm

Mình gọi nó vậy vì quen mồm, bố nó tên là Xóm. Ngày học cùng lớp 10, mình thân với nó và thằng Hoa điên. Thằng Hoa điên, vì sao gọi nó là như vậy và không còn thân thiết với nó như ngày xưa nữa mình sẽ kể sau. Còn bây giờ mình kể chuyện thằng Tiến Xóm.
Nó quê ở Phù Ủng, cùng quê với một đồng chí danh bất hư truyền, họ Phạm, tên Lão, đệm Ngũ. Ông này nổi tiếng vì cản đường vua đi, cho dù bị giáo đâm thủng đùi vẫn điềm nhiên ngồi đan sọt. Chẳng biết hồi đó sọt đan xong đựng gì?
Ngày ấy, học hết cấp 2, thi lên lớp 10 gọi là vào cấp 3, những thằng thi có điểm đạt do nhà trường đặt ra được chọn vào lớp A, một trong những mầm mống, phôi thai của căn bệnh thành tích ngành giáo dục lúc bấy giờ, đó là vào giữa những năm 198X gì đó!
Mình thi, và chẳng hiểu sao cũng đủ điểm vào lớp A của trường, chắc do ăn may, bởi mình học dốt, chỉ ham đá bóng…
Hơn bốn chục mạng của lớp, chẳng hiểu sao, mình lại thân nhất với nó, khi ấy, bọn cùng lớp gọi nó là thằng Tiến vổ, hỗn danh ấy là bởi nó có hai cái răng cửa vừa to, vừa dài thò ra khỏi môi, không chịu đứng cùng hàng với những chiếc khác, bởi vậy, lúc nào cũng như thấy nó cười. Giờ kiểm tra miệng, không thuộc bài, nó đứng như tượng mà vẫn bị thầy mắng vì tưởng cười cợt trêu thầy...., thế nên, cái bộ dạng của nó, đi đám cưới còn được, chứ đám ma chắc no đòn.
30 năm trước, đất nước đói, đói đến nỗi cứ gặp nhau, câu mở miệng chào nhau là: ăn cơm chưa? Để đến bây giờ vẫn theo thói quen ngày ấy, mình gọi điện cho bất kỳ ai, mặc dù là 11 giờ đêm vẫn hỏi ăn cơm chưa? Bố khỉ…
30 năm trước, mình với nó tập tễnh bước vào lớp 10, nhưng thực ra là lớp 8 của hệ 10 năm, mỗi thằng một quê, khác xã nhưng cùng huyện. thuở ấy, đi học bằng những chiếc xe cà tàng, không phanh, không chuông, không gác đờ bu....,sáng đi chiều về vật ngửa xe lên để chỉnh sửa, xiết ốc lại, sáng mai mới có xe để đạp, kịp đến trường học cho đúng giờ.
Thằng Tiến hồi ấy còi ngang mình, chân ngắn, trọng lượng tất thảy, cộng cả quần áo, đôi dép cao su cắt từ lốp ô tô ra, chắc chỉ được gần 40 cân, nó đi cái xe thống nhất đã cũ rich của bố nó, vừa đạp vừa với chân, khổ cực nhất mỗi khi lên và xuống xe, luôn phải tìm cái mô đất đắp ở gốc cây nhãn trước cửa lớp học để lên, xuống xe.
Quen và thân nhau, như không thể sống thiếu nhau, nếu như giờ, gọi là pê đê, đồng tính luyến ái, bởi ăn, ngủ cùng nhau, không thấy gì là bất thường.
Nhà mình nghèo, nhà nó cũng không khá gì hơn, chỉ độc nhất một bộ quần áo đi học. Nhớ ngày ấy, áo nó chỉ có một, mặc nhiều, bạc cả lưng và rách đúng ở khoảng giữa của hai bả vai. Bu nó lấy chiếc khăn mùi xoa khâu lại che kín chỗ rách đó, màu của chiếc khăn và màu áo tương phản nhau như họa sỹ phối màu cực độc, nó ngồi bàn trước, bọn bàn sau tha hồ trêu chọc.
Trường của bố mẹ được phân phối một loạt áo cho học sinh, mỗi gia đình giáo viên được hai chiếc áo xanh sỹ lâm, một loại áo mà sợi vải như bao tải, cứng ngắc. Mình bảo nó về nhà, rồi xin bố mẹ cho nó một chiếc. Giờ nó vẫn nhớ mà mình đã lãng quên.
Mùa hè nắng chang chang, nó rủ mình ra nhà nó chơi, cầm giỏ ra cánh đồng sau làng nó, hí hoáy một lúc đã lưng giỏ cua, bữa cơm chiều canh cua gạch đóng dày như bánh đúc chan với cơm gạo trắng thơm phức, cái mùi hương của mướp và vị ngọt của gạo quê đến giờ mình không quên.
Những buổi học thêm, cả lớp phải  ở lại để kịp giờ học, ra rặng nhãn bên con sông chạy dọc phố huyện ăn cơm. Mẹ nấu cơm, nắm cho mình mang đi ăn trưa, gạo mậu dịch vàng như nanh chuột, nắm thế nào cũng không dính lại với nhau, bở bùng bục, cộng thêm một chút mắm tôm mặn chát để mình ăn trước khi vào học buổi chiều. Nó nhìn nắm cơm của mình và nhúm thức ăn màu xin xỉn, giữa những ngày đông giá, bảo mình: Bu tao nắm nhiều cơm lắm, với cá kho nữa, mày ăn với tao đi, nếu thiếu thì hẵng ăn sang cơm của mày.
Một năm học cùng với nó là từng đấy bữa ăn trưa bên rặng nhãn sau phố huyện, hương vị của gạo quê và cá kho tương bu nó làm giờ vẫn vẹn nguyên trong tâm khảm mình. Ngày ấy, mình ở tập thể của trường cấp 2, anh chị đi học hết còn mình ở nhà với bố mẹ, lủi thủi một mình, nó thấy buồn, chiều chiều đạp xe đến trường ngủ lại để sáng hôm sau đi học.
Có nó ở bên, thấy vui thật nhiều, nhưng vui hơn cả là nó bày trò cho mình làm theo, câu cá, móc cua, đốt lốp xe đạp bắt châu chấu…
Mình học với nó một năm, năm sau theo bố vào Minh Hải, rời xa nó, xa lớp, xa trường, xa quê..., nó theo vào giấc ngủ của mình tận trong miền xa lắc, nơi toàn dừa nước và đầy cả mặt sông sáu câu vọng cổ. Nhiều đêm tỉnh dậy vì mơ thấy nó toe toét, thò hai cái răng cửa ra trêu mình, nước mắt ươt một bên gối. Nhớ quay quắt, đến nỗi không còn thiết tha gì học nữa..., Mình viết thư cho nó, cứ đều đặn một tháng hai lá.
30 năm, mình về họp lớp, nó vẫn đọc vanh vách thư của mình:..."Tiến ơi, tao ở trong này chỉ có sông nước và xuồng ghe thôi, nhà thưng bằng lá dừa nước, sát bên những con kênh một ngày một lần nước lên xuống theo thủy triều...", phải công nhận nó nhớ dai!
30 năm, mình về họp lớp gặp nó, vẫn láu táu như ngày xưa, răng vẫn thò dài ra ngoài, một số thằng cùng lớp vẫn gọi nó là Tiến vổ, mình thì gọi nó là Tiến Xóm như ngày xưa vì đã quen vậy .
Con trai lớn của nó đã gần 30, có lẽ nó sắp lên ông nội…
Nhà nó có sân gạch, cây mít, và cối giã gạo trong làng còn nguyên, nhưng bố nó, ông Xóm đã mất từ lâu và cái nhà đã chuyển giao cho đứa em gái út.
Dẫu nhiều đổi thay, nhưng mình thấy nó chẳng khác ngày xưa…
Hồn nhiên, xởi lởi đúng chất quê.
Ở với nó ba ngày, sau buổi họp lớp mình phải đi.
Đêm ngồi ở Nội Bài vì bị delay mất 4 tiếng. Nó gọi cho mình hỏi han nhiều chuyện…
4 giờ sáng, vừa tới Tân Sơn Nhất, mở điện thoại, thấy nó nhắn tin:”Mày đi tao nhớ mày lắm, thi thoảng gọi điện cho tao nhé”!
Mình đọc xong, ứa nước mắt. Gần 50 tuổi đầu mà vẫn như lũ trẻ ranh mới vào cấp ba ngày nào.
Mình buột mồm kêu: Thằng Tiến Xóm!


Thứ Năm, 4 tháng 5, 2017

Ngày mình đi…

7 năm trời Nam, ngày mình đi, ngoài đó cuối xuân, nhưng vẫn vương hương hoa nhãn, hoa bưởi…, những khao khát, những hy vọng, những đam mê của đời kẻ viết nhưng nhất quyết không lách.
Nơi phương trời mới, nhưng không lạ, những tưởng mang theo được tất thảy những gì là thương yêu của mình cùng tới đất phương Nam.
Hạnh phúc chỉ như bóng câu qua cửa, khi chị nói không ngờ có ngày cả gia đình lại về một mối bên nhau giữa trời đất phương Nam.
Đêm nay, sau bao nhiêu đêm, lại ngồi kỳ cạch bên bàn phím, để mặc cho cảm xúc dâng lên nghèn nghẹn, nước mắt muốn ứa ra mà lòng tê tái.
Có thể ngày mai, ngày kia, bố mẹ về lại nơi ấy, và không muốn quay trở lại mảnh đất này.
Có thể khi bố mẹ trở lại mảnh đất này, con sẽ trở về nơi khác…
Nhưng tất cả, vẫn chỉ một nỗi lòng, tình phụ tử và mẫu tử, con có làm một điều gì không như bố mẹ mong muốn, đấy cũng chỉ là số phận cuộc đời, không bao giờ là nghịch tử.
Tháng 4, mình đã trở về đi trên con đê ngày xưa, ngày mà chân trần theo mẹ đi chợ Cống Tráng, cả buổi chợ chen chúc nhau trong dòng người xuôi ngược, mồ hôi ướt đẫm lưng áo mẹ, ống quần lấm lem bụi đất, trong cái túi lưới nhựa màu vàng chỉ có một sóc cua và mớ rau đay lá đã mềm vì héo hắt.
Tháng 4, mình về thắp hương ông bà ở mả quan, mùi hương vẫn như cách đây mấy chục năm, nhưng mắt mình đã mờ khi đọc dòng chữ trên bia mộ, không biết do mắt mình hay dòng chữ khắc trên bia đã nhòe theo năm tháng.
Tháng 4, mình đi lại trên quãng đường ba năm học cấp ba với bùn trơn lầy lội khi mưa dầm, với bụi mù mit khi trời hanh khô, với những mảng rơm dầy đặc quấn lấy bánh xe nhích đi từng tý một. thót ruột, thót gan cố đạp cho kịp đến trường đúng giờ vào lớp.
Tháng 4, với những bữa cơm gạo mậu dịch vẫn còn nguyên mùi mốc meo, chan với canh rau lang xanh như mực, nuốt với miếng cà nén mặn đến rụt cả đầu lưỡi sau những buổi học về mà thấy ngon như ăn yến tiệc…
…Ngày mai, ngày kia…khi bố mẹ trở về nơi ấy….
Mình đã thấy trước được điều đó, nên không muốn nghĩ gì nữa, dẫu mắt cứ rớm ướt, với những nghĩ suy nghẹn lòng…


Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

TS Nguyễn Mạnh Hùng: "Rất nhiều người đang ngủ sai giờ. Họ không biết đường tới nghĩa địa dần ngắn lại"


Đi ngủ đúng giờ sẽ giúp bạn sống khỏe mạnh, hạnh phúc và lâu hơn. Nếu bạn muốn đến nghĩa địa sớm, cứ việc tiếp tục ngủ sai giờ.
Cách ăn, ngủ, thở, tập kỳ lạ giúp TS Nguyễn Mạnh Hùng(Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty sách Thái Hà) 10 năm "nói không với thuốc": Chữa người bệnh hơn vạn lần chữa bệnh! 
Tôi không bao giờ đi ngủ sau 23h đêm
Tôi và bạn - người đang đọc những dòng chữ này - sinh hoạt hoàn toàn ngược nhau. Lúc bạn thức thì tôi ngủ, còn lúc bạn ngủ thì tôi lại thức.
Này nhé, ngay bây giờ, khi tôi đang viết những dòng chữ này là tôi đã ngủ dậy được quãng 2 tiếng rồi.
Như tôi đã viết (và thuyết giảng rất nhiều lần), "một ngày cốt ở giờ dần mà ra", tức là giờ quý nhất trong 1 ngày là giờ dần, tức từ 3 giờ đến 5 giờ sáng.
Tôi thường tỉnh dậy vào giờ này để hít thở sâu, tọa thiền, tập yoga và khí công. Tôi ngồi vào bàn viết báo và check e-mail, post tin đầu ngày lên facebook cá nhân thường là quãng hơn 5 giờ sáng.
Cụ thể bây giờ, đúng bây giờ là 5h13 phút. Tôi viết xong và gửi bài đi thường là xung quanh 6 giờ sáng.
Tôi ăn sáng trước 7 giờ và thường là 6h30. Trước khi ăn sáng, sau khi đã gửi bài viết và check e-mail, tôi thường dành quãng 30 phút để đọc sách.
Bởi vì tôi nhớ nằm lòng câu nói của Will Rogers rằng, người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. Tiếng Anh là "A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people".
Tôi làm tất cả mọi công việc này để quãng hơn 7 giờ là tôi đến cơ quan, hoặc đi giảng, hoặc tham gia gặp gỡ theo lịch xếp sẵn.
Cũng như vậy, tôi đi ngủ lúc 22h tối (có hôm lúc 21 giờ). Tôi không bao giờ đi ngủ sau 23 giờ đêm, trừ bất khả kháng hay trường hợp đặc biệt. Ấy vậy mà phần lớn mọi người thức sau 21 giờ, 22 giờ đêm. Có người người sau 23 giờ mới đi ngủ.
Cá biệt, có những kẻ muốn "phá hoại sức khỏe" hoặc các khách tôi gọi là muốn "rước bệnh vào người", hoặc cách nữa tôi gọi là "muốn đến nghĩa trang sớm hơn" bằng cách thức khuya sau 23h đêm, thậm chí quá nửa đêm khi đã sang ngày mới.
TS Nguyễn Mạnh Hùng: Rất nhiều người đang ngủ sai giờ. Họ không biết đường tới nghĩa địa dần ngắn lại - Ảnh 1.
Bạn và tôi có giờ giấc ngủ khác nhau, thậm chí ngược nhau. Tức phải có 1 trong 2 bên vô lý. Khoan đừng kết luận, đừng chỉ trích hay phán xét, hãy cố gắng đọc hết bài đã ạ.
Tôi cũng xin nói luôn rằng bài viết này không chỉ dựa trên nghiên cứu của tôi thông qua việc đọc và học cả trăm cuốn sách đủ các thứ tiếng, Anh, Nga, Pháp, Trung, Việt,… mà là những gì tôi đã thực hành nhiều năm nay.
Đó là trải nghiệm của tôi. Xin nhắc lại là trải nghiệm có thật. Là thói quen của tôi. Vậy nên khi đọc, có thể bạn thấy có gì đó hoàn toàn mới và ngược đời, thậm chí giật mình đánh thót, nhưng cũng có những gì đó thấy quen quen vì hình như đã đọc ở sách nào đó rồi.
Không sao. Và xin nhắc lại, tôi chỉ viết ra những trải nghiệm thật của tôi, những gì tôi đã chứng kiến, tôi đã thực chứng trên cơ thể tôi. Bạn cũng đừng vội tin tôi ngay, hãy đọc kỹ, thậm chí đọc đi đọc lại nhiều lần. Rồi nếu cảm giác có vẻ hợp lý thì ứng dụng. Và minh chứng rõ nhất thiết thực nhất là kết quả mà bạn thực chứng sau một thời gian ngắn ứng dụng.
Bạn có biết một ngày mới bắt đầu lúc 23h đêm?
Những người kém hiểu biết thì cho rằng khi ta ngủ dậy là ngày mới bắt đầu. Có người nghĩ rằng ngày mới bắt đầu lúc trời sáng. Có người cho rằng ngày mới bắt đầu lúc 5 giờ hay 3 giờ. Tất cả là chưa đúng!
Những nhà khoa học thì rất chuẩn xác và họ nói ngay rằng ngày mới bắt đầu lúc 0 giờ hoặc gọi cách khác là 24 giờ hay còn gọi là 12 giờ đêm. Cũng chưa chuẩn!
Hôm nay tôi chia sẻ để bạn biết sự thật rằng, 23h đêm là thời gian bắt đầu cho một ngày mới. Ngày mới thật sự bắt đầu trước nửa đêm tận 60 phút đấy nhé bạn. Tôi sẽ phân tích sau.
Phải nhớ thật kỹ giờ của từng bộ phận trong cơ thể
Các bạn biết rất rõ (trừ những ai quá lười đọc hoặc chưa tìm hiểu để có kiến thức sơ đẳng về cơ thể và sức khỏe), rằng cơ thể có lục phủ và ngũ tạng.
Nhưng các bạn chưa biết giờ nào là giờ của bộ phận nào. Xin chia sẻ cái này trước, vì điều này liên quan cực kỳ mật thiết đến giờ giấc ngủ nói riêng và cách sống ĐÚNG cũng như sức khỏe của bạn.
3 đến 5 giờ sáng là giờ dần. Đây là giờ của phổi. 5 đến 7 giờ sáng là giờ mão, giờ của ruột già (hay còn gọi là đại tràng).
7 đến 9 giờ sáng là giờ thìn, giờ của dạ dày (hay còn gọi là vị). 9 đến 11 giờ sáng là giờ tỵ, giờ của lá lách (hay còn gọi là tỳ).
11 đến 13 giờ trưa là giờ ngọ, giờ của tim (hay còn gọi là tâm). 13 đến 15 giờ chiều là giờ mùi, là giờ của ruột non (hay còn gọi là tiểu trường).
15 đến 17 giờ chiều là giờ thân, giờ của bọng đái (hay còn gọi là bàng quang). 17h đến 19h chiều là giờ dậu, giờ của thận.
19 đến 21 giờ tối là giờ tuất, giờ của bao tim (hay còn gọi là bào). Từ 21 đến 23 giờ đêm là giờ hợi, giờ của tam tiêu. Từ 23 đến 01 giờ sáng là giờ tý, giờ của mật (hay còn gọi là đởm). Từ 1 đến 3 giờ sáng là giờ sửu, giờ của gan (hay còn gọi là can).
Hãy giúp phổi thải độc, chứ đừng làm hại nó
Vậy bạn thấy ngay nhé, những ai bị bệnh phổi nhất định ho vào giờ dần, tức 3 đến 5 giờ sáng. Phổi là để thở. 3 đến 5 giờ sáng là phổi thải độc.
Nếu mình ngủ dậy, mở cửa sớm mai, không khí trong lành nhất vì qua đêm, bụi lắng hết xuống rồi, khí dương bắt đầu có mà ta thở nhẹ và sâu, thở chủ động thì có gì tốt hơn để giúp phổi thải chất độc từ chính phổi ra.
Giờ này ngủ dậy là tuyệt nhất. Đó là lý do tại sao lại có câu "Một ngày cốt ở giờ dần mà ra".
Bạn còn thở là bạn sống. Thở hắt ra mà không hít vào được là hết mạng người. Mạng người được tính bằng từng hơi thở. Ấy vậy mà không ít người, trong đó rất có thể có bạn, rất coi thường hơi thở. Chỉ khi nào bị nghẹt mũi, khó thở thì bạn mới thấy sự quý giá của mỗi hơi thở.
Hơi thở là kết nối giữa thân và tâm. Hơi thở là kết nối giữa sự sống và cái chết. Hơi thở là kết nối giữa ý thức và tiềm thức (hay còn gọi là tàng thức hoặc nhà Phật gọi là a lại da thức). Hơi thở là kết nối giữa thân và tâm. Đấy, bạn ghi nhớ vào đi nhé.
Người có trí thì quan tâm đến hơi thở đầu tiên. Người quan tâm đến hơi thở và biết thở chủ động gọi là thiền sinh, tức học sinh thực tập thiền. Xin nhắc lại là thở chủ động, tức là ý thức về hơi thở. Còn tất cả những người còn lại vẫn thở (bởi không thì sẽ chết), nhưng thở tự động, thở như 1 cái máy.
Người thiền giỏi và có thể hướng dẫn người khác thiền thì gọi là thiền sư. Tuy nhiên danh từ thiền sư là chỉ để nói đến các bậc thầy rất lớn, thiền ở mức rất cao như thiền sư Khương Tăng Hội, Vạn Hạnh, Thích Nhất Hạnh, Thích Thanh Từ,…(Tiếng Anh gọi là zen master).
Những người dạy thiền ở tầng thấp (như tôi chẳng hạn) chỉ được gọi là thầy giáo dạy thiền (tiếng Anh là meditation teacher hoặc zen teacher).
Vậy nên nếu bạn không chịu ngủ dậy vào giờ dần, tức bạn đang tự động đưa mình đến nghĩa địa sớm hơn lẽ ra phải như thế đấy.
Đừng để chất thải trong người quá 7h sáng
Và bạn biết rồi, như đã nêu ở trên, 5 đến 7 giờ là giờ sáng của đại tràng tức ruột già. Giờ này đại tràng thải chất độc, tức là phân. Người khỏe mạnh nhất định đi đại tiện vào giờ này. Tuyệt đối không sai.
Làm sao mà cứ đến giờ này thì bạn muốn đi đại tiện và không thể khác được. Làm sao ngày bạn chỉ đi đại tiện 1 giờ duy nhất là giờ mão. Nếu bạn đi đại tiện không đúng giờ này là rất không tốt cho đại tràng và hệ tiêu hóa. Mà lưu ý rằng, bạn cần biết cách để đi hết chất thải ra ngoài, cho đại tràng sạch (Tôi sẽ viết riêng 1 bài về điều này).
Nếu 5 đến 7 giờ sáng mà bạn vẫn ngủ, tức chất thải đang ách lại trong ruột già. Theo bạn có tốt không? Phân là chất độc. Chất độc lẽ ra phải được tống khứ ra khỏi cơ thể mà vào giờ này, chỉ vì bạn thèm ngủ hoặc là có thói quen tai hại – ngủ dậy muộn mà cả cơ thể phải gánh chịu số phân này.
Đấy là chưa nói rằng khi bạn đi đại tiện thì tự động được đi tiểu tiện, tức cũng tống khứ nước tiểu ra khỏi bàng quang. Mà dĩ nhiên nước tiểu thì khó có ai hiểu là để lâu trong cơ thể là tốt.
Đấy, nếu bạn vẫn không chịu dậy sớm để đi đại và tiểu tiện đúng giờ thì bạn đã cho mình cái "cơ hội" được đến nghĩa địa sớm hơn nhé. Bạn không biết thương ruột già và bàng quang cũng như cả cơ thể quý giá của mình ư? Vậy nên tôi khuyên những ai thích ngủ dậy muộn thì vẫn nên dậy đúng giờ thìn để đi xả chất thải, sau đó vào ngủ tiếp.
Khuyên vậy thì khuyên chứ tôi biết họ cũng ít nghe vì họ cho rằng ngủ sướng hơn, khoái hơn, tội gì mà dậy. Không thở thì chết, không ăn thì đói, không uống thì khát chứ việc để chất thải lâu trong người có chết ngay đâu mà sợ??? Ngủ muộn đưa bạn đến nghĩa địa sớm là vì vậy đấy.
TS Nguyễn Mạnh Hùng: Rất nhiều người đang ngủ sai giờ. Họ không biết đường tới nghĩa địa dần ngắn lại - Ảnh 4.
Muốn sống lâu, nhất định phải ăn sáng
Giờ tiếp theo là giờ thìn, tức 7 đến 9 giờ. Giờ này của dạ dày. Dạ dày hoạt động vào giờ này. Nếu bạn không ăn sáng trước 7 giờ thì dạ dày bóp cái gì nào. Bóp cái dạ dày rỗng tuếch à?
Dạ dày tiết ra các chất để chuyển hóa thức ăn mà không có thức ăn thì theo bạn tốt hay xấu cho dạ dày nói riêng và cơ thể nói chung?
Có một thông tin mà tôi nghĩ là bạn chưa biết, trong dạ dày có rất nhiều a xít và độ chua trong dạ dày tương đương với độ chua của nước quả chanh đấy nhé. Nếu đến giờ thìn bạn có thói quen không hoặc chưa ăn sáng thì nguy cơ bị bệnh dạ dày rất cao.
Bạn không biết đấy, hệ tiêu hóa là bộ não thứ 2. Còn dạ dày lại là trái tim của bộ não. Nếu dạ dày không bóp, không tiêu hóa thức ăn thì 1 loạt bộ phận tiếp theo bị ảnh hưởng lây. Không chỉ ruột non, ruột già mà cả gan, thận, lá lách, túi mật, tim, phổi… bị ảnh hưởng theo dây chuyền. Tất cả cơ thể chịu ảnh hưởng.
Vậy nên, chẳng may bạn biết ai ngủ trễ, kể cả ngày nghỉ, đến tận 7 giờ sáng thì thức tỉnh họ ngay bằng cách cho họ đọc các thông tin này.
Tôi cũng khuyên những ai có thói quen dậy muộn hoặc lười hoặc ngại ăn sáng 1 câu rằng NHẤT ĐỊNH PHẢI ĂN SÁNG. Nếu không ăn trước 7 giờ sáng được thì thà ăn trước 9h sáng còn hơn không ăn. Nếu không, đường đến nghĩa địa sẽ gần lại nhiều lắm đấy ạ.
Làm việc quần quật từ 21h -23h là sát hại Tam tiêu
Bây giờ tôi nói về giờ tuất tức 21 đến 23 giờ đêm. Đây là giờ của tam tiêu.
Nhiều người không hiểu tam tiêu là gì và vai trò quan trọng ra sao. Dễ hiểu thế này: Tam tiêu là ba khoang rỗng trong cơ thể con người gồm có thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu.
Thượng tiêu là khoang rỗng trên cùng từ miệng xuống tâm vị dạ dày chứa tim và phổi. Trung tiêu là khoang rỗng ở giữa từ tâm vị dạ dày đến môn vị dạ dày chứa tỳ vị. Hạ tiêu là khoang rỗng dưới cùng từ môn vị dạ dày đi tới hậu môn chứa gan và thận. Bạn đã thấy tam tiêu quan trọng chưa nào!
Lại nữa, sự hoạt động của tam tiêu thể hiện ở sự khí hóa đồ ăn, tức là làm cho vật chất trong cơ thể hóa thành khí. Khí này lại hóa thành một chất khác trong cơ thể. Đây là các phản ứng hóa học, sinh học bên trong cơ thể.
Bạn cũng có thể đã từng nghe thấy nói rằng thượng tiêu như mây mù, trung tiêu như bọt nước sủi, hạ tiêu như nước chảy. Nghe rồi chứ ạ. Nhưng nay mới hiểu đúng không nào.
Bạn có giật mình khi nghe thấy rằng tam tiêu chính là cái nhà để ở, chính là cái ví để đựng tiền, chính là cái làn, cái giỏ cho các bà, các mẹ đi chợ, là quần áo để mặc.
Nếu giật mình thì tốt rồi. Giật mình để ngộ ra. Giật mình để quyết tâm thay đổi tư duy, đổi thay thói quen xấu và quyết tâm chăm sóc tam tiêu.
Thêm một ý nữa mà những ai đọc sách đều đã nắm rõ, rằng ở thượng tiêu phổi hô hấp, phân bố khí và chất dinh dưỡng vào các mạch máu và đưa đi khắp cơ thể.
Ở trung tiêu thì lá lách vận hoá, hấp thu tinh hoa của đồ ăn và nước đưa lên phổi. Ở hạ tiêu, các chất tinh hoa được tàng trữ tại thận, các chất cặn bã được tống ra ngoài bằng đại tiện và tiểu tiện.
Khí của hạ tiêu đi xuống chứ không nhận vào thêm. Ngoài ra tam tiêu còn có chức năng bảo vệ lục phủ, ngũ tạng trong cơ thể ta. Đấy, bạn thấy chưa ạ?
Ấy vậy mà có người vẫn quần quật làm việc nặng nhọc vào quãng thời gian mà tam tiêu cần nghỉ ngơi tức 21 đến 23 giờ đêm. Tôi muốn nói đến những ai cố tình phá hoại sức khỏe của mình chứ không kể đến những ai, do tính chất công việc, phải làm ca, làm đêm.
Bạn là kẻ cố tình. Tội vi phạm luật 1 cách cố tình nặng hơn vô tình rất nhiều đấy nhé. Nếu ta không bị làm việc vào giờ tuất mà cố tình bắt cả thân và tâm làm việc thì họa vô lường.
Ngay cả việc bạn suy nghĩ bậy, xem phim hay đọc báo tiêu cực, không có tính nuôi dưỡng, để 6 giác quan vất vả… cũng có hại cho tam tiêu. Tốt nhất là giờ này nên nghỉ ngơi.
Người khôn thì giờ tuất ngồi thiền. Có người biết sống đúng thì nghe nhạc nhẹ, uống trà, thư giãn, ngắm trăng thanh gió mát, hưởng mây bay thông reo.
Họ làm tất cả những gì có thể để tam tiêu được nghỉ ngơi thư giãn tối đa nhất. Nếu bạn bóc lột thân và tâm của bạn vào giờ của tam tiêu tức là bạn đã tự đưa mình đến nghĩa điạ sớm hơn đấy ạ.
Như đã nói ở trên, tôi đi ngủ vào giờ tam tiêu. Thường tôi ngồi thiền từ 21h đến 22 giờ và sau đó đi ngủ. Rất có lợi cho sức khỏe. Giúp ta khỏe mạnh, minh mẫn, cường tráng, an lạc. Rất tuyệt vời. Trải nghiệm đi và bạn sẽ THẤY. Tức thì. Chỉ cần 1 tuần thôi là bạn thấy ngay sự khác biệt.
Tại sao người ta hay chết lúc 3h sáng: Hãy cứu gan
Từ 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng là giờ của mật. Giờ này mật tiết chất độc ra. Bạn cảm nhận được ngay mà. Bởi miệng đắng. Buổi sáng ngủ dậy, bạn thấy miệng đắng là do mật tiết ra chất độc vào giờ tý đấy nhé.
Xin nhắc lại, theo đông y thì 23 giờ là bắt đầu ngày mới. Ngoài chuyện mật thải độc ra, nếu tại thời điểm ngày mới mà bạn không ngủ, không nghỉ ngơi thì rất có hại cho cơ thể. Hại nhất là mật. Mà mật liên quan chặt chẽ đến gan.
Vậy nên, nếu không muốn đến nghĩa địa sớm, xin đừng thức đến tận giờ tý. Cơ thể bạn, bao gồm cả thân và tâm, không thích bạn đưa họ đến nghĩa địa sớm đâu nhé.
Cuối cùng tôi muốn bàn đến khung giờ sửu, tức từ 1 đến 3 giờ sáng. Đây là giờ của gan. Cũng xin nói luôn rằng có rất nhiều người chết vào giờ này.
Nguyên nhân là do gan có đến 64 chức năng. Khi mà gan yếu, các chức năng này không hoạt động được nữa thì ta chết. Nếu có người nhà bị bệnh nặng, khi thức đêm chăm bệnh nhân, nên lưu ý khung giờ này.
Nếu 1 giờ sáng mà bạn vẫn không ngủ thì rất hại gan. Giờ này gan thải độc. Giờ này gan đang cần bạn nghỉ ngơi nhất, cần bạn ngủ thật sâu nhất. Ấy vậy mà có người lại dại dột đi chống lại gan, làm tổn thương gan. Thật chẳng có cái dại nào dại hơn cái dại này. Rất thương!
Tôi muốn nhấn mạnh đến 1 ý rằng gan và mật hỗ trợ lẫn nhau, gắn kết chặt chẽ với nhau như một. 23 giờ là lúc kinh mạch của túi mật được mở ra. Nếu bạn chưa hoặc không ngủ thì sẽ làm tổn hại lớn tới đảm khí.
Tại sao ư? Bởi tất cả 11 cơ quan bao gồm lục (tức 6) phủ và ngũ (tức 5) tạng đều phụ thuộc vào túi mật. Nếu đảm khí hư, hỏng, yếu, thiếu sẽ dẫn tới việc giảm chức năng của tất cả các bộ phận trong cơ thể. Hơn thế nữa, khả năng miễn dịch giảm xuống.
Nguy hiểm hơn nữa còn ở chỗ nếu đảm khí bị tổn thương (do đảm khí hỗ trợ trung khu thần kinh) thì quý vị có nguy cơ rất cao mắc các bệnh về thần kinh. Đó là lý do tại sao những người mất ngủ triền miên dễ bị các triệu chứng hay bệnh như uất ức, tâm thần phân liệt, bồn chồn, ám ảnh,…
Từ 1 đến 3 giờ sáng cần ngủ rất ngon, rất sâu. Bạn nên nhớ nằm lòng rằng đây là thời gian kinh mạch của gan vượng nhất. Lúc này gan thải độc, sản xuất ra lượng máu mới.
Nếu bạn chưa ngủ hay không ngủ, có nguy cơ bạn sẽ có sắc mặt xanh xao, dần dần có thể sẽ mắc các bệnh về gan. Thức khuya vào giờ sửu, bạn rất có nguy cơ bị bệnh viêm gan siêu vi B.
Nguyên nhân rất dễ hiểu, là do cơ thể quá suy nhược, thậm chí bị rối loạn và virus cứ thể mà tấn công, xâm nhập vào cơ thể. Cơ thể yếu quá, bó tay, virus vào tự do, vô tư, thoải mái.
Và bạn cũng giúp tôi ghi tâm khắc cốt rằng tim chủ huyết mạch, tức là làm cho huyết dịch vận hành trong các mạch máu để dinh dưỡng và tư nhuận. Còn gan có chức năng lưu giữ và điều tiết máu.
Vậy nên nếu quá 23 giờ sáng mà không đi ngủ sẽ làm can huyết bất túc dẫn tới tình trạng tim không cung cấp đủ máu. Khi đó tim sẽ đập mạnh, loạn nhịp, run sợ, có thể dẫn đến cao huyết áp, xuất huyết não và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Đấy, ngủ đúng giờ là tối quan trọng. Ngủ đúng giờ còn quan trọng hơn cả ngủ đủ giờ. Nếu ban ngày bạn ngủ suốt cả ngày, dù có ngủ từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối cũng thua ngủ sâu vài tiếng lúc cần, tức quãng thời gian cho mật và gan.
Ngủ sâu 4 tiếng: Bí quyết vàng
Theo kiến thức và kinh nghiệm của cá nhân tôi, chúng ta cần ngủ sâu nhất 4 tiếng từ 23 giờ đến 3 giờ sáng. Nếu muốn tăng giờ ngủ, tức nếu muốn kéo giấc ngủ dài hơn lên 6 tiếng, nên đi ngủ từ 21 giờ. Nếu bạn muốn ngủ 8 tiếng mỗi đêm, có thể ngủ dậy lúc 4 giờ 30, hoặc gần 5 giờ sáng.
Tôi có biết một số người quyết tâm đi ngủ lúc 21 giờ tối, thậm chí sớm hơn. Những người sống lâu thường ở trên núi cao. Trên đó, một mặt không khí rất trong lành, vì nhiều cây xanh, ít xe cộ, nhà máy,.. Mặt khác họ đi ngủ rất sớm, vì không bị lôi kéo vào các thiết bị hiện đại cũng như trào lưu "sống về đêm" của người thành phố.
Hơn thế nữa, có thể bạn không tin, nhưng nhiều gia đình và nhiều người đi ngủ từ 8 giờ tối, tức giờ của bào, tức bao tim. Thật là tuyệt vời.
Tại sao có những người sống khỏe đến 100 tuổi. Bí quyết của họ là gì. Xin nhắc lại là SỐNG KHỎE đến trăm tuổi chứ không phải là nằm bất động hay sống lay lắt trong bệnh tật đau khổ đến tuổi đó.
Bà nội tôi sống ở xã Đông Hòa, ngoại ô thành phố Thái Bình, khỏe mạnh đến 93 tuổi. Trước khi mất, bà vẫn khỏe và minh mẫn.
Tôi nhớ nhất rằng trong điếu văn, ông trưởng thôn Hà Văn Tăng kể về những "chức vụ" mà bà tôi có đến tận 3. Đó là xã viên hợp tác xã nông nghiệp xã Đông Hòa, hội viên người cao tuổi xã, hội viên chùa Phù Sa.
Đấy. Chỉ thế thôi. Vậy mà bà tôi sống khỏe đến chết. Có nhiều nguyên nhân (và có lẽ tôi sẽ viết riêng) nhưng không thể không kể đến rằng suốt cuộc đời bà luôn dậy sớm. Dậy sớm là thói quen rất tốt là bao nhiêu năm của cả ông lẫn bà. May thay, tôi được hưởng tính cách tốt này.
Lời giải cho những người phải làm ca đêm
Cuối cùng, tôi muốn đề cập đến nhóm những người do đặc thù công việc phải làm khuya, làm ca đêm. Nếu biết cách vẫn có thể cải thiện được tình hình. Chuyện này cũng giống như thức ăn của ta đang âm vẫn có cách dương hóa vậy. Đã có bài toán chắc chắn có lời giải.
Những người này nên làm nhẹ nhất có thể. Nhưng quan trọng hơn là họ cần học và thực tập làm việc trong chánh niệm. Chánh niệm vô cùng và vô cùng quan trọng.
Chánh niệm tiếng Anh là mindfulness. Chánh niệm đang được đưa vào các cơ quan, trường học, doanh nghiệp của hầu hết các nước phát triển trên thế giới. Các trung tâm chánh niệm mindfulness centers được thành lập rất nhiều ở Mỹ cũng như các nước. Một khóa học cả chục ngàn đô la đấy nhé.
Tôi cũng được nhiều nơi ở nước ngoài mời đến hướng dẫn sống và làm việc trong chánh niệm. Người phương tây có cái rất hay mà bạn nên học, đó là thấy cái gì hay, khoa học, thiết thực là họ học tập ngay, ứng dụng ngay và ứng dụng rất triệt để, rất quyết tâm. Hay thế đấy. Và đã mời là họ thường mời chuyên gia, tức những người có nghiên cứu sâu và thực chứng trong lĩnh vực đó.
Tôi cũng mong các cơ quan, nhất là chính phủ, bộ Y tế, các cơ quan và trường học, bệnh viện và doanh nghiệp trong nước quan tâm đến mindfulness. Ít nhất có thể bạn đọc ngay cuốn sách nổi tiếng mà rất mỏng "Trị liệu ung thư bằng chánh niệm" của thầy Pháo Đăng.
Chính thầy bị ung thư nhưng chính thầy cũng tự chữa trị ngon lành cho thầy bằng chánh niệm. Đấy, vi diệu thế đấy.
Tôi muốn kết thúc bài viết này bằng 1 lời khuyên ngắn gọn: Đi ngủ đúng giờ sẽ giúp bạn sống khỏe mạnh, hạnh phúc và lâu hơn. Nếu bạn muốn đến nghĩa địa sớm, cứ việc tiếp tục ngủ sai giờ.

(Nguồn: Tri thức trẻ)