Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Nhân hậu và dã man


Khách đẻ giữa đường, tài xế Taxi được làm “bà đỡ”
Người tốt

Vào lúc 3h sáng ngày 18/7, trên đường chở khách từ phố Linh Đường (Q. Hoàng Mai, HN) vào bệnh viện Bạch Mai anh Nguyễn Thanh Hải – lái xe hãng taxi Mai Linh đã đỡ đẻ thành công cho một vị khách. Hiện tại, sức khỏe sản phụ và em bé đều ổn định.
Niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt bác tài xế “dũng cảm” anh Hải chia sẻ: “Lúc đó là 3h sáng, trời mưa tầm tã tôi nhận lệnh từ tổng đài đón khách từ phố Linh Đường đi sân bay Nội Bài. Đang trong lúc chờ khách thì thấy một cô gái chừng 17, 18 tuổi đập cửa, giọng run run cô bé nhờ tôi đưa chị gái đến viện Bạch Mai đẻ. Tôi đỡ chị khách lên xe, đi được khoảng 2km thì chị ấy đau bụng quằn quại nói là em bé sắp tụt ra. Lúc đó, tôi rất run và vô cùng lo lắng vì cả chị khách đó và cô em gái đều gào khóc. Tôi dừng xe vào ven đường, xuống chỗ chị ấy đỡ em bé ra.
Do xe không có dụng cụ y tế, lại không có kiến thức về việc này nên tôi không dám cắt rốn cho bé. Tôi trao bé cho cô em gái và dặn dò bế em cẩn thân rồi phóng thẳng đến viện Bạch Mai. Tôi rất lo vì trời mưa to, sợ bị ngập lớn không đi được. Hơn nữa, vì đi vội khách cũng không mang theo quần áo, tã lót cho em bé. Cũng may từ lúc đỡ em bé ra đến khi vào được bệnh viện chỉ mất khoảng 10 phút. Sau khi đưa mẹ con chị Trang vào viện tôi lau chùi xe và quay về địa chỉ trên đón khách đi sân bay”, anh Hải cho biết.   
Do được đưa đến viện kịp thời và được sự giúp đỡ nhiệt tình của ê kíp trực đêm đó nên sức khỏe của mẹ con chị Trần Thùy Trang đã ổn định và được xuất viện về nhà.
Cảm kích trước hành động dũng cảm, nhiệt tình của anh Nguyễn Thanh Hải gia đình chị Trần Thùy Trang (Quế Võ, Bắc Ninh) đã gửi thư đến anh Hải và công ty Mai Linh miền Bắc để tỏ lòng biết ơn. Trong thư viết: “Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh lái xe đêm đó, cảm ơn công ty Mai Linh miền Bắc. Anh lái xe đã không quản ngại mưa gió, khó khăn, giúp đỡ con tôi, đưa cháu đến viện kịp thời”.
Trước việc làm hết sức ý nghĩa và dũng cảm của anh Hải ông Nguyễn Đức Thành, đội trưởng đội xe airport hãng taxi Mai Linh cho biết: “Lãnh đạo công ty chúng tôi vẫn luôn nhắc nhở anh em lái xe phải có tâm với nghề và sống sao cho có tình người. Trước hành động dũng cảm của anh Hải, chúng tôi đã đề xuất lên ban giám đốc công ty khen thưởng anh Hải kịp thời”.
Được biết, trước đó lái xe của hãng Mai Linh đã đỡ đẻ thành công cho 2 ca khác ở Đồng Nai và Hội An (Quảng Nam).

Bé 8 tháng cắn ti bị mẹ đâm 90 nhát vào mặt
Nạn nhân của kẻ dã man

Bà mẹ Trung Quốc nhẫn tâm dùng kéo đâm 90 nhát vào con trai 8 tháng tuổi vì con cắn khi đang bú đang khiến dư luận vô cùng phẫn nộ.
Vụ việc xảy ra ở Từ Châu, tỉnh Giang Tô, phía đông Trung Quốc. May mắn là bé Tiểu Bảo vẫn sống sót sau khi bị mẹ đâm tới 90 nhát, hầu hết là vào mặt. Em phải khâu đến 100 mũi.
Em bé sống cùng với mẹ và hai chú sống bằng nghề nhặt rác. Một người chú đã phát hiện ra bé Tiểu Bảo nằm trên một vũng máu và tức tốc đưa em đến bệnh viện.
Người mẹ nhẫn tâm sau đó thú nhận đã đâm chính con ruột của mình vì bé cắn ti khi đang được cho bú.
Lo lắng cho số phận của em bé khi sống chung với người mẹ độc ác này, những người hàng xóm đã yêu cầu chính quyền địa phương bảo vệ bé, không cho bé ở cùng mẹ nhưng chính quyền từ chối.
Họ nói rằng hiện chưa có xác nhận là mẹ bị bệnh tâm thần, bên cạnh đó, em vẫn còn hai người giám hộ là hai người chú.
Bệnh tâm thần là một chủ đề tương đối khép kín ở Trung Quốc, nhiều người bệnh không được dùng thuốc hay có các biện pháp điều trị.
Người chú phát hiện ra Tiểu Bảo nằm trên vũng máu và đưa em vào viện.
Một phân tích về các vấn đề sức khỏe tâm thần trong bốn tỉnh của Trung Quốc được công bố năm 2009 trên tạp chí y khoa của Anh là The Lancet ước tính 91% trong tổng số 173 triệu người Trung Quốc gặp các vấn đề về tâm thần chưa bao giờ nhận được sự giúp đỡ chuyên nghiệp./…
(Nguồn dân trí+tiền phong)

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Vô trách nhiệm...vô cảm...vô đạo đức...

3 trẻ tử vong: Vacxin hay tai nạn hệ thống?
Nước mắt ở Việt Nam...

Ngày 20/7, nhiều trang báo mạng đưa tin về cái chết bất ngờ của 3 trẻ sơ sinh sau khi tiêm vacxin viêm gan B tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa.

Sự việc xảy ra như sau: ba sản phụ là Nguyễn Thị Nga (30 tuổi, trú khóm Đông Chính, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa); Trần Thị Hà (40 tuổi, khóm 3A thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa); Hồ Thị Du (29 tuổi, trú bản 7, xã Thuận, huyện Hướng Hóa); cả 3 sản phụ Nga, Hà, Du sinh con trong ngày 19 và rạng sáng 20/7, sản phụ và con đều khỏe mạnh.

Đến 8h sáng ngày 20/7, cả 3 trẻ sơ sinh lần lượt được cán bộ chuyên môn tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24h sau khi sinh. Sau khi tiêm được 30 phút, cả 3 trẻ xuất hiện dấu hiệu tím tái, khó thở và được chuyển đến ngay phòng hồi sức cấp cứu. Tại đây, các bác sỹ đã tiến hành cấp cứu theo đúng quy trình nhưng cả 3 cháu đã tử vong ngay sau đó.

Bác sĩ Nguyễn Văn Thiện, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa khẳng định, 3 liều thuốc vacxin viêm gan B tiêm cho 3 trẻ sơ sinh thuộc lô vacxin được Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa tiếp nhận vào ngày 18/7/2013. Lô vacxin này được sản xuất vào tháng 9/2012 (hạn sử dụng vacxin là năm 2015) theo chương trình tiêm vacxin mở rộng.

Trình độ tiêm phòng cũng được lãnh đạo Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh khẳng định là "quá tốt vì y tá có tay nghề hơn 20 năm".

Ông Võ Quy Nhơn, Trưởng phòng Y tế huyện Hướng Hóa cũng khẳng định, quy trình bảo quản vacxin viêm gan B tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa cũng không phát hiện sai sót.

Chiều ngày 20/7, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị Trần Văn Thành cho biết, cơ quan chức năng tỉnh đã niêm phong toàn bộ lô thuốc vacxin viêm gan B này.

Nói về nguyên nhân dẫn đến 3 trẻ sơ sinh bị tử vong, ông Trần Văn Thành cho biết: hiện chưa có kết luận cụ thể về nguyên nhân 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vacxin viêm gan B (loại vacxin tiêm trong 24 giờ sau khi sinh) nhưng theo đánh giá sơ bộ nguyên nhân nghi do sốc phản vệ sau khi tiêm vacxin.

Hệ quả "một mình một chợ"
Quy trình bảo quản không sai sót, trình độ tiêm quá tốt, vacxin an toàn,... vậy tại sao trẻ vẫn tử vong?

TS. Trần Tuấn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) cho biết, xâu chuỗi những sự kiện này lại với nhau có thể thấy:

"Trẻ chết là có thật, gia đình nghi ngờ có liên quan tới vacxin là có thật... nhưng kết luận cuối cùng khẳng định có liên quan đến vacxin hay không thì lại phải cần tới câu trả lời của một bộ phận có chuyên môn. Tuy nhiên, câu trả lời đó hiện nay còn rất mù mờ.

Trở lại câu chuyện 3 trẻ sơ sinh tử vong ở Quảng Trị, tôi chỉ được nghe qua phương tiện truyền thông, thì phải nói rằng, kết quả của câu chuyện này lại đi theo một lối mòn: Bộ Y tế, cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế, cơ quan có trách nhiệm của Bộ Y tế sẽ thông báo, trả lời rằng sẽ điều tra, đã điều tra, nguyên nhân có thể là do sức khỏe, do sốc phản vệ hoặc một nguyên nhân nào khác...

Việc quy vào một nguyên nhân nào hoàn toàn không có bằng chứng khách quan để xác nhận. Song, tất cả các tai nạn xảy ra trong ngành y tế, kể cả những đơn vị y tế dự phòng thì phải khẳng định rằng các kết luận đều đi theo một hướng giống nhau.

Chúng ta biết chắc sẽ khó có được câu trả lời thỏa đáng mối nghi ngờ của người dân và công luận. Mối nghi ngờ đó vẫn được treo lơ lửng: Tiêm vacxin có liên quan trực tiếp tới cái chết  của trẻ hay không?

Nhưng bằng chứng để kết luận điều đó, thì các tổ chức độc lập, các bộ phận chuyên môn không nằm trong hệ thống của Bộ Y tế, không được tiếp cận với tình huống thực tế để đánh giá được nguyên nhân thực chất của những vụ việc này.

Nghĩa là không có được một tổ chức độc lập nào, mà có lẽ sẽ không thể có được một tổ chức độc lập nào được tiếp cận vì vẫn với hình thức điều hành theo kiểu "một mình một chợ" của ngành y tế.

Bộ Y tế là đơn vị cung cấp dịch vụ, chính là đơn vị chịu trách nhiệm vận hành hệ thống y tế dự phòng, cũng là nơi chịu trách nhiệm nhập khẩu loại vacxin gì và tiêm cho đối tượng nào. Nhưng chất lượng như thế nào, giá thành ra sao, kiểm soát nó như thế nào thì không một ai có quyền được giám sát.

Về nguyên tắc điều hành, Bộ y tế vẫn phải là đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp với những tai nạn xảy ra. Bởi người sử dụng dịch vụ y tế không có khả năng tự đánh giá được chất lượng dịch vụ mà phải hoàn toàn phụ thuộc vào bàn tay của người cung cấp dịch vụ.

Trong khi đó, hệ thống cung cấp dịch vụ đang được đặt trong một môi trường gọi là môi trường kinh tế thị trường, là môi trường lấy giá trị kinh tế đi đầu, hay nói cách khác nó đang ẩn mình dưới hình thức kinh doanh, coi người bệnh là nguồn thu nên mới dẫn đến tình trạng khi sự cố xảy ra, sẽ được đẩy sự cố đó vào tình huống bất khả kháng về sức khỏe.

Mà trong ngành y, yếu tố sức khỏe đó có thể chỉ là một yếu tố rất nhỏ nhưng vẫn có thể xảy ra. Ngành y tế, đã lợi dụng thế độc quyền mà cố tình lấy cái yếu tố nhỏ đó để làm mờ đi cả cái lỗi của một hệ thống. Tôi cho rằng, đây chính là tai nạn mang tính hệ thống. "
**************************
23 học sinh Ấn Độ chết vì dầu ăn miễn phí nhiễm độc
Nước mắt ở Ấn Độ

“Các nhà khoa học tại Phòng Thí nghiệm Khoa học Pháp y đã tìm thấy phốt pho hữu cơ trong các mẫu dầu ăn được thu thập tại trường học, nơi bữa ăn trưa được chế biến và cung cấp cho các học sinh”, Ravinder Kumar, một sĩ quan cảnh sát cấp cao tại Patna, thủ phủ bang Bihar cho biết hôm qua. “Chất độc trong các mẫu dầu ăn có nồng độ cao gấp 5 lần so với các sản phẩm trên thị trường”.
Tuy nhiên, ông chưa giải thích được tại sao độc tố này lại hiện diện với nồng độ cao như thế trong dầu ăn dùng để nấu cho các em.
23 học sinh ở một trường tiểu học làng Gandaman, thuộc bang Bihar, bị trúng độc và tử vong sau bữa trưa ngày 16/7. Bữa cơm miễn phí gồm có cơm, đậu lăng và khoai tây.
Nhiều nạn nhân từ 4 đến 12 tuổi đã được chôn cất tại một sân gần trường tiểu học. Ít nhất 24 học sinh và một đầu bếp vẫn còn đang nằm viện, nhưng các nhân viên y tế cho hay họ đã qua giai đoạn nguy hiểm.
Ông Kumar chưa thể kết luận liệu có phải người nào đó đã cố tình cho thuốc sâu vào dầu ăn hay không. “Việc chất độc này từ đâu ra vào đã được cho vào dầu ăn như thế nào là mục đích của việc điều tra”.
Meena Kumari, hiệu trưởng nhà trường hiện vẫn bỏ trốn, trong khi tiếp tục bị cảnh sát truy nã. Bà này đã biến mất cùng chồng và anh rể khi thấy hàng loạt trẻ em ngã bệnh ở trường hồi tuần trước.
Hôm 19/7, phụ huynh của các nạn nhân đã tấn công nhà của nữ hiệu trưởng này và biểu tình bên ngoài tòa nhà chính quyền của làng để bày tỏ sự phẫn nộ.
Ấn Độ đang thực hiện chương trình cung cấp bữa ăn trong trường học lớn nhất thế giới, với 120 triệu trẻ em nghèo được ăn trưa miễn phí. Bihar là một trong những bang nghèo nhất và có dân số đông nhất ở nước này.
Các nhà giáo dục cho hay chương trình này là một cách nhằm khuyến khích trẻ em đến trường, khi nước này có gần một nửa số trẻ em bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, trẻ em Ấn Độ thường xuyên bị ngộ độc thực phẩm do chất lượng vệ sinh kém tại các nhà bếp ở trường và ăn phải thực phẩm không đạt chuẩn./..
(Nguồn: Đất Việt+VNEX)

Cảnh sát giao thông

Phạt cả xe chở Phó Thủ tướng vi phạm luật giao thông
Với 36 năm trong ngành công an, gần 20 năm làm cánh sát giao thông (CSGT), trong đó 10 năm trực tại chốt giao thông tại Ngã Tư Sở (Hà Nội) đối với Trung tá Lê Hồng Quân, Đội CSGT số 6, Công an Hà Nội có rất nhiều kỷ niệm khó quên trong thời gian anh làm nhiệm vụ.
Đầu tiên phải kể đến vụ xử lý tài xế xe đang chở Phó thủ tướng Nguyễn Khánh vi phạm luật giao thông.
Đó là vào năm 1995, lúc đó khoảng 18h, giờ cao điểm, các phương tiện cùng tham gia giao thông đổ về nút giao thông Ngã Tư Sở - Trường Chinh. Khi anh Quân đang điều tiết, phân luồng giao thông tại đây, anh ra hiệu cho ô tô phải đi vào một hàng, nối đuôi nhau.
Trong khi các xe đang đi theo đúng làn đường theo sự điều tiết giao thông của CSGT, bỗng nhiên, một chiếc xe con lách, tách ra làn để cố tình vượt lên.
Dù đã ra hiệu lệnh yêu cầu chiếc xe này phải tuân thủ đi đúng làn đường do CSGT phân làn, nhưng chiếc xe vẫn cố tình vượt lên, anh Quân phải yêu cầu dừng lại để xử lý lỗi vi phạm.
Chiếc xe vẫn cố lách lên khiến bánh xe đè vào chân làm anh Quân ngã ra đường.
Khi xuống xe, người lái chiếc xe con trên đã xuất trình giấy phép lái xe của mình. Tuy nhiên giấy phép này đã hết hạn sử dụng. Trong lúc, anh Quân đang giải thích cho người lái xe hiểu về lỗi vi phạm của mình thì từ trên xe con bước xuống là Phó thủ tướng Nguyễn Khánh.
Khi xuống xe, Phó thủ tướng yêu cầu anh Quân xử lý lái xe vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
“Khi tôi thấy Phó thủ tướng bước xuống đi đến gần tôi, nói chuyện nhẹ nhàng rồi ông yêu cầu tôi lập biên bản xử lý tất cả những lỗi mà người lái xe con chở ông vi phạm. Ông bảo xử lý nghiêm thì lần sau sẽ không dám vi phạm luật giao thông nữa”, Trung tá Quân nhớ lại.
Tự học cách thổi còi hiệu lệnh như tiếng nhạc
Là người tâm huyết với nghề, trong suốt thời gian gần 10 năm làm việc tại nút giao thông Ngã Tư Sở - Trường Chinh, Trung tá Quân đã tự mày mò, cải tiến cho chiếc còi hiệu lệnh của mình khi thổi sẽ không khiến người dân tham gia giao thông bị chói tai, nhức đầu nhưng vẫn đạt được hiệu quả cao trong việc điều tiết giao thông.
“Để tiếng còi khi thổi không bị chói tai và tốn hơi tôi đã về thay thế hạt nhựa trong còi bằng hạt bằng xốp tròn và có kích thước to hơn hạt nhựa cũ. Ngoài ra, tôi còn dũa cho khoảng cách từ chỗ thổi đến khoang chứa bi để có thể dùng tay hai bên chỉnh tiếng thổi như hai nốt nhạc.
Chính việc chỉnh sửa còi như vậy nên khi làm việc tại đây tôi luôn nhận được sự ưu ái của người dân dành cho mình. Nhiều người khi đi qua tôi còn nói với lại khen “anh thổi còi hay lắm”, Trung tá Quân thổ lộ.
Không chỉ có vậy, trong thời gian làm việc tại đây có lần một mình anh tham gia bắt 2 tên cướp. Khi nhớ lại câu chuyện bắt cướp trước đây của mình, anh Quân không nhịn được cười.
"Năm 1996, khi vừa hết ca trực chuẩn bị về cơ quan, lúc đó trời nhá nhem tối tôi bỗng nghe thấy tiếng kêu thất thanh “cướp... cướp” phát ra từ phía Ngã Tư Sở - Khương Trung. Một cô gái khoảng 27 tuổi đi xe máy Dream bị 2 người đi xe máy giật túi xách đang quay đầu xe chạy", anh Quân nhớ lại.
Anh Quân nhanh chóng phóng xe máy đuổi theo khoảng 100m. Thấy có công an đuổi theo, tên điều khiển xe máy luống cuống làm đổ xe xuống đường.
"Lúc đó tôi lao đến bằng thế võ đã quật ngã ngay được tên cướp đang cầm túi xách rồi để nhân dân bắt giữ. Tôi tiếp tục đuổi theo tên cướp còn lại đang chạy trên đường Láng.
Chạy được hơn 1km, khi còn cách tên cướp khoảng 30m, hắn bỗng dừng lại quỳ xuống giơ 2 tay lên đầu và nói “em xin đầu hàng”, khiến tôi suýt bật cười”, anh Quân kể lại.
“Tên cướp đó là Lê Minh Hoàng (lúc đó 22 tuổi, ở C4, Quỳnh Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội), còn thanh niên cầm túi xách tên Cường. Sau đó tôi dẫn cả 2 tên cướp về đội lập biên bản, thu hồi tang vật rồi bàn giao đối tượng cho Công an quận Đống Đa xử lý”.
Qua đấu tranh khai thác, Cường và Hoàng khai nhận đã gây ra hơn 200 vụ cướp giật trên nhiều tỉnh thành phía Bắc như Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng.
“Sau khi bắt được 2 tên cướp và trả lại tài sản cho người phụ nữ trẻ, bây giờ cô gái này đã trở thành một ca sỹ khá nổi tiếng.
Thời điểm ấy, khi nhận lại tài sản bị cướp là túi xách, trong đó có 400.000 đồng (năm 1995 là tương đối lớn), cô gái đã không một lời cảm ơn tôi, lặng lẽ bỏ đi. Nói thực lúc đó tôi cũng rất buồn”, Trung tá Quân thổ lộ.
**************************
Tử vong khi bị Cảnh sát rượt đuổi?
Nhiều ngày nay, dư luận ở Bắc Ninh bất bình trước vụ việc nạn nhân Trần Thị Kim Hoài (19 tuổi) ở Hoàn Sơn- Tiên Du (Bắc Ninh) chỉ vì không đội mũ bảo hiểm khi di chuyển trên xe máy đã bị mấy cảnh sát của công an huyện Tiên Du truy đuổi, dẫn đến tai nạn tử vong. Trong khi đó 4 cảnh sát tham gia rượt đuổi vẫn bình an vô sự.
Tối chủ nhật ngày 14/7, Trần Thị Kim Hoài và Vũ Thị Huyền Tr. (đều sinh năm 1994 cùng ở thôn Bất Lự- xã Hoàn Sơn-huyện Tiên Du- tỉnh Bắc Ninh) rủ nhau sang chợ Núi Móng (Hoàn Sơn) ăn chè nhân sinh nhật của Hoài bằng xe máy của Tr. Lúc trở về nhà, Tr. chở Hoài đi qua đường nội bộ TS11, khu công nghiệp Tiên Sơn (thuộc huyện Tiên Du) thì bị 4 cảnh sát làm nhiệm vụ tại đây phát hiện không đội mũ bảo hiểm.
Tr cho biết , ngay sau đó, hai em bị cảnh sát đi xe máy bám riết truy đuổi. Cũng theo Tr., đến đoạn ngã ba trước cổng trụ sở Công ty Hóa dược phẩm Việt Nam, Tr. hoảng sợ, định quẹo trái thì bất ngờ ngã nhào lên phía trước và em chỉ kịp kêu một tiếng rồi tối tăm mặt mũi… Tr. cho rằng, thời điểm đó xe của Tr. đã bị xe máy của cảnh sát va chạm từ phía sau.
Theo anh Lê Ngọc Hậu, người trực bảo vệ tại cổng Công ty Hóa dược phẩm Việt Nam hôm đó, khi nghe tiếng hét thất thanh, anh lao ra đã thấy xe máy và 2 cô gái ngã văng xa nhau.
Một người bắt đầu ngồi được dậy, máu me trên mặt (sau này mới biết là Tr.), người còn lại nằm bất tỉnh ngay chân cột điện cách đó mấy mét. “Tôi thấy hai cảnh sát ở sát đó chỉ đứng nhìn rồi một trong hai người xuống xe nói với một nạn nhân vừa kịp ngồi dậy: Mày chạy nữa đi.”- anh Hậu cho biết.
Tr. và Hoài được đưa đi cấp cứu, nhưng Hoài do bị va đập quá mạnh nên tử vong sau đó vài giờ. Cũng theo anh Hậu, sự việc xảy ra khoảng 21h, điện đường nội bộ vào khu công nghiệp còn sáng rõ.
Nhiều người dân địa phương khi tiếp xúc với phóng viên phẫn nộ trước cách hành xử của 4 cảnh sát Công an huyện Tiên Du, nhất là khi đối tượng mà họ truy đuổi là 2 cô gái với lỗi vi phạm hành chính đơn giản là không đội mũ bảo hiểm.
Tr. đang là sinh viên năm thứ nhất của một trường đại học ở Hà Nội về nghỉ hè. Còn Hoài làm công nhân trong khu công nghiệp. Đặc biệt, gia đình Hoài nghèo khó. Hoài không có cha nhưng nết na, học giỏi. Giữa năm lớp 10, vì mẹ bị bệnh, Hoài phải nghỉ học xin làm công nhân từ đó đến nay lấy tiền nuôi hai mẹ con.
Chiều 19/7, lãnh đạo Công an huyện Tiên Du từ chối tiếp xúc phóng viên Tiền Phong vì lý do bận họp. Trong khi đó, làm việc với phóng viên Tiền Phong chiều tối cùng ngày, phía Viện kiểm sát nhân dân huyện Tiên Du xác nhận có sự truy đuổi của 4 công an đối với nạn nhân trong vụ việc này.
“Hiện cơ quan công an đang tiếp tục thu thập chứng cứ để làm rõ vụ việc”- đại diện Viện kiểm sát nói. Đến cuối tuần qua, sau một tuần xảy ra vụ việc, 4 cảnh sát của Công an huyện Tiên Du tham gia truy đuổi nạn nhân vẫn chưa hề bị xem xét bất cứ hình thức kỷ luật nào.
Từ giữa năm 2010, Thượng tướng Lê Thế Tiệm, khi ấy là Thứ trưởng Bộ Công an, đã có ý kiến yêu cầu lực lượng công an khi làm nhiệm vụ không truy đuổi gắt gao những người mắc lỗi vi phạm khi tham gia giao thông như trường hợp không đội mũ bảo hiểm.
Cũng theo lãnh đạo Bộ Công an khi ấy, công an có thể ghi lại biển số xe vi phạm để phạt nguội sau này. Thực tế cho đến nay, trừ Bắc Ninh, lực lượng công an nhiều địa phương đã hạn chế việc truy đuổi gắt gao người vi phạm luật giao thông với lỗi đơn giản và không có dấu hiệu tội phạm./..
(Nguồn Xứ Nét)

Cũng là phận đàn bà đi biển....

Đề xuất đưa các người đẹp ra Trường Sa hàng năm
Thay vì đi dự tiệc, event, quảng cáo rượu, các người mẫu, hoa hậu của Việt Nam hãy cố gắng phấn đấu rèn luyện, học tập tốt để được ra Trường Sa giao lưu, động viên tinh thần các chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển đảo của Tổ quốc.

Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức phát động trên phạm vi toàn quốc cuộc thi Nữ sinh viên Việt Nam duyên dáng 2013 với chủ đề Vẻ đẹp của sự thông minh.

Đây là dịp để các nữ sinh viên thể hiện tài năng, trí tuệ, phong cách sống năng động, hiện đại và trẻ trung nhưng vẫn giữ được nét thanh lịch, duyên dáng, nhân hậu vốn có của người phụ nữ Việt Nam, cuộc thi được tổ chức từ tháng 7 đến tháng 11/2013.

Cuộc thi được tổ chức tại 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuột, Nha Trang; TP. HCM và Cần Thơ.

Vòng chung kết được tổ chức tại TP.HCM vào tháng 11/2013. Thí sinh đoạt giải nhất, giải nhì, giải ba cuộc thi được tham gia Hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương ra thăm Trường Sa do Trung ương Đoàn tổ chức năm 2014...    

Thay vì để các hoa hậu đi dự tiệc, đi quảng cáo rượu, event hãy để các người đẹp hoa hậu ra Trường Sa để giao lưu, động viên, tinh thần các chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ hải đảo.

Đưa các người đẹp ra thăm Trường Sa quả là một hành động thiết thực và ý nghĩa đối với các chiến sĩ đang canh giữ biển đảo của Tổ quốc.

Trước đó, rất nhiều sao Việt cũng không ngần ngại vượt qua muôn trùng sóng gió, ra đảo Trường Sa. Phải kể đến các nghệ sĩ như Mai Khôi, nhóm MTV, Tấn Minh, Xuân Bắc, Phi Hùng, ca sĩ Thanh Thúy, Phương Thanh và Quốc Thiên, Hoàng Hiệp ...  Họ đã có những hành động hết sức ý nghĩa khi cùng nhau ra Trường Sa để "sát cánh và hát cho các chiến sĩ nghe". Các ca sĩ diễn viên này muốn dùng lời ca, tiếng hát để cổ vũ, động viên tinh thần của những chiến sĩ Hải quân mà họ cảm phục, yêu mến.

Trong chuyến thăm Trường Sa, các nghệ sĩ đã được "nếm thử" cuộc sống người lính, được ăn, đốt lửa trại trên biển và đặc biệt là cùng đồng ca với những người lính.

Là ca sĩ kiêm chiến sĩ, Thanh Thúy đã hơn bốn lần đến Trường Sa. Bài hát quen thuộc mà nữ ca sĩ này vẫn thường thể hiện mỗi khi đến đây là Gần lắm Trường Sa, Tiếng hát nơi đảo xa, Khúc quân ca Trường Sa.

Phải chăng hàng năm BTC các cuộc thi sắc đẹp nên học tập Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đưa các nữ sinh, người đẹp, hoa hậu ra Trường Sa để thể hiện sự quan tâm tới những người lính đảo cũng như là cơ hội để các người đẹp Việt Nam thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.

Có lẽ đối với các cuộc thi hoa hậu Việt Nam sau này Cục Nghệ thuật Biểu diễn nên đặt thêm một số tiêu chí cho các người đẹp sau khi đăng quang. Thay vì đi event, dự tiệc, quảng cáo rượu, các hoa hậu hãy cố gắng phấn đấu, rèn luyện để được ra Trường Sa giao lưu, động viên tinh thần các chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển dảo. Làm như vậy, các hoa hậu vừa lấy được thiện cảm của công chúng và thể thể hiện lòng yêu nước của mình, xứng đáng là hình ảnh đại diện cho người phụ nữ Việt Nam, hơn nữa còn tránh được những scandal đáng tiếc.
Sự quan tâm của các người hoa hậu, người đẹp nhất định sẽ tiếp thêm sức mạnh cổ vũ tinh thần để các chiến sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
***********
Những người đàn bà đạp sóng vươn khơi
 “Đàn ông, con trai làm được, há gì mình thua. Phụ nữ đi biển có cái mạnh riêng đấy. Một khi vượt sóng, ít ai bỏ được”, nữ ngư phủ Đỗ Thị Xu (xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) trần tình bên tả ngạn dòng Phú Thọ hướng ra biển cả. Không ít phụ nữ Quảng Ngãi, Đà Nẵng, và các làng chài khác ở miền Trung đang mưu sinh bằng nghề đi biển.
Thiếu nữ vượt sóng
Hơn 50 tuổi, đôi vai bà Xu u lên, khuôn mặt rạm đen, lòng bàn tay chai sần- dấu tích của hàng chục năm đằng đẵng mưu sinh trên biển. Khắp làng chài Nghĩa An, bà Xu nổi tiếng là nữ ngư phủ kỳ cựu và duy nhất bám biển xa khơi. “Ở đây phụ nữ theo chồng đánh rập, đi biển gần bờ cũng có. Nhưng chẳng mấy chị em ngại vươn khơi. Đời mình, nghiệp biển nó vận rồi, bỏ không được”, bà Xu nói.
Gia đình truyền thống ngư phủ, cha Xu mong đứa con trai nối nghiệp nên sinh tới 13 chị em. Cuộc sống khó khăn, lần lượt các chị em qua đời. Xu là con thứ 8, gắn liền “thương hiệu” Tám Xu, còn “sót” lại với một chị, em gái và anh trai. Hơn chục tuổi, Xu có tướng tá to lớn khác người, dáng vẻ chắc khỏe nên một ngày giữa hạ, cha Tám Xu dắt con ra phía biển rồi rủ lên ghe, lo việc cơm nước, phụ thả lưới, móc câu, chèo ghe...
Chuyến biển đầu, Tám Xu như chết vật. Con sóng sốc ghe nhỏ chòng chành, Tám Xu nôn thốc, tái mét. Nhưng chỉ 2-3 lần, Xu quen dần, đảm đương công việc phụ trợ trên thuyền.
“Có đêm mưa lớn, thấy cha hì hục kéo từng sải lưới. Thương cha, tui tới kéo dùm. Lần đầu nhưng tui kéo điêu luyện, nhanh và gọn hơn cha nên ông gật đầu cho tôi làm thuyền viên mới”, Tám Xu kể. Lúc đó Xu trạc 15-16 tuổi. Cái tin Xu đi biển khiến nhiều người ngạc nhiên. Dọc làng chài, hiếm phụ nữ vượt sóng. Nhiều cánh trai trẻ hiếu kỳ xin theo ghe Tám Xu nhưng đều bị ngư nữ này ăn đứt ở khả năng kéo lưới, chèo thuyền.
Hỏi chuyện khó nhất với phụ nữ đi biển, bà Tám Xu tắc tủm cười: Thì chuyện tắm giặt, vệ sinh chứ đâu. Cánh đàn ông với nhau thì dễ rồi. Chứ mình phụ nữ nhiều thứ bất tiện lắm. Có điều, họ biết ý tạo không gian riêng cho mình. Bà Thành bảo: sợ nhất cái ngày “cữ” của chị em, nhiều người không để ý, ra gặp sóng là chỉ còn nước nhược người.
Các ngón nghề trên biển, hầu hết bà được cha truyền lại. Những năm tháng ấy, bà Xu thông thạo luồng lạch cá và tọa độ đánh bắt. Không ít chuyến biển, bà một mình lên cabin tự tay lèo lái. Ngày cha mất, bà Xu một tay cáng đáng cả gia đình, nối nghiệp ngư phủ. Tám Xu xin đi bạn các ghe thuyền lớn. “Chuyến biển nhanh thì vài ba ngày, có khi kéo dài hơn tuần lễ. Những ngày đầu phương tiện đánh bắt thô sơ, mọi người đi chủ yếu bằng kinh nghiệm. Thấy tôi tháo vát, nhiều tàu mời đi cùng”, bà Xu nhớ lại.
Tuổi xuân sắc Tám Xu trôi theo con sóng. Lúc ngoảnh lại, cập kề 30, Xu vò võ một mình. Một thanh niên làng bên đi biển cùng Xu cảm phục, ngỏ lời yêu. Hạnh phúc chưa trọn, trong lần theo ghe vào tận vùng biển Ninh Thuận đánh bắt, anh chồng lạc giữa tâm bão, bỏ mạng. Xu lại một mình một cảnh, nuôi con mọn. Hết đi ở đợ giúp việc nhà cho người dân quanh vùng, Tám Xu lại quay về với biển.
“Tui tính bỏ nghề mấy lần, nhưng không bỏ được. Quen sóng nước, lên bờ lâu thấy nhớ”, bà Xu nói. Từ đó, Tám Xu gắn miết với biển. Đánh lưới mành, Tám Xu bắt cá nục, kéo cá cơm, theo bạn tàu đi đánh bắt dài ngày trên biển...
Ông Nguyễn Trung (45 tuổi), ngư dân xã Nghĩa An bảo: “Ban đầu thấy bà Xu đi biển cùng, cánh anh em tôi ngại ngại. Chuyện phụ nữ lên tàu xui nhiều hơn may. Nhưng rồi đi với bà vài chuyến, chuyến nào cũng lời to. Bình thường toàn cánh đàn ông trên tàu, hết giờ đánh bắt là buồn thúi ruột. Có bà í tán gẫu dăm ba câu, cả tàu thêm vui, khí thế”.
Bà Xu trần tình: Được cái phụ nữ kiên trì, ít nản lòng. Những chuyến lỗ, mình động viên bạn tàu cứ gắng gỏi, biển cả sẽ không phụ lòng. Theo mẹ, cậu con trai Tám Xu Nguyễn Ngọc Tĩnh (26 tuổi) gần chục năm nay bám biển mưu sinh. Tĩnh đi bạn tàu lớn đánh bắt ngang dọc vùng biển phía Bắc nghề câu mực, cá ngừ.
“Tài công” làng ngư nữ
Sáng sớm. Bến cá làng chài Sơn Trà (Bình Đông, Bình Sơn, Quảng Ngãi) rộn rã. Bà Huỳnh Thị Thành (59 tuổi) thức dậy từ 3 giờ, tất tả chuẩn bị hành lý gồm khăn, nước uống, cơm đùm lên ghe nhỏ rồi rồ máy phóng ra biển. Trọn buổi đến xế chiều bà Thành rải lưới, kéo bắt vùng biển cách bờ vài ba hải lý. U60, từng đường lưới bà Thành vẫn thành thạo, chắc chắn. “Bữa ni già rồi, tui không dám ra xa. Ngang dọc vùng biển này, chẳng chỗ nào tôi chưa từng đặt chân tới”, bà Thành nói.
Hơn 40 năm qua, bà Thành nổi tiếng là người phụ nữ đầu tiên trong làng bám biển. Theo chân bà, hàng chục chị em bỏ bờ vươn khơi, thành làng ngư nữ nức tiếng nơi cửa biển Sa Cần.
Năm mới 15 tuổi, thấy ba là ông Huỳnh Thế cùng bốn người đàn ông trong làng chuẩn bị ra ghe, Thành rỉ tai ba xin đi theo. Mắt tròn mắt dẹt nhìn con ngạc nhiên, nhưng ông Thế gật đầu xem thử. Không ngờ, chuyến đầu con gái mới lớn chinh phục cánh ngư phủ lão luyện bởi khả năng chịu sóng, kéo lưới nhanh nhẹn, thành thạo. Ngỡ cho con theo vài chuyến cho vui, ai ngờ nghiệp biển gắn miết với Thành từ đó. Nhiều lúc, Thành thay cha quay máy, điều hành cả ghe lớn, thả kéo lưới, lặn mười mấy sải dưới nước...
“Tui đi được vài ba năm, thì ba cho lên lái thử. Nói thiệt, lúc đó mình vừa mừng vừa lo. Xưa nay ai dám cho đàn bà phụ nữ lên cabin cầm lái. Cánh đàn ông coi đó là tối kị, sợ không dám đi. Nhưng cha thuyết phục bạn tàu. Tôi cũng muốn thử sức mình. Cứ thế, mỗi ngày ổng lại truyền thêm nghề biển cho tôi”, bà Thành nhớ lại. Sau đó, bà Thành lên chức tài công (lái ghe, thuyền trưởng). Làng chài cả trăm chiếc ghe thuyền, nhưng chỉ ghe Huỳnh Thế có nữ thuyền trưởng.
Thấy Thành đi biển, chị em làng chài Sơn Trà rục rịch xin theo. Thành nhiệt tình truyền vẽ cách chống say, lái ghe, thả lưới, dò luồng lạch cá... Dăm ba chị em trên tàu say sóng bí tỉ, Thành tỉnh bưng.
“Chị em làng chài này có được truyền thống nghề biển như hôm nay, công lớn nhờ chị Thành”, chị Trần Ly (45 tuổi) chia sẻ.
Hơn chục năm trước, trong lần thả lưới vùng biển Bình Sơn, bà Thành gặp gió lớn, thổi thốc tận biển Quảng Ngãi. Bà Thành cố lách ghe theo hướng gió, tấp vào trụ neo, chờ chục tiếng đồng hồ cho sóng lặng, rồi nổ máy vào bờ.
Có lần thả ghe vùng biển xã Tam Hải (Núi Thành, Quảng Nam), thuyền, bà Thành bị nước tạt ngập nửa ghe. Cả cánh đàn ông, phụ nữ trên tàu hoảng loạn, bà Thành bình tĩnh chỉ huy mọi người tốc lực tát nước khỏi ghe, cứu đắm. Gần tiếng sau, chiếc ghe trồi cao lên mặt nước, thoát nạn...
Năm 1974, chồng mất, ghe hỏng, khó khăn cùng quẫn, bà Thành từng tính chuyện bỏ biển, nhưng rồi “quen đường cũ”, bà lại đạp sóng, vươn biển.
“Bình thường mỗi ngày tôi đánh bắt gần chục tiếng. Làm riết, nó quen. Mùa biển thuận lợi, được vài trăm nghìn một chuyến. Nhưng nhiều lúc trắng tay. Một số chị em thấy khổ, nghỉ biển. Làng ngư nữ không còn khí thế như xưa. Lắm lúc đánh bắt giữa đêm trăng sáng vằng vặc, nhìn biển đẹp mê hồn mà lòng thêm trống trải”, bà Thành bộc bạch.
Thân cò giữa đêm sóng
Làng chài Thuận Phước (Q.Hải Châu, TP Đà Nẵng) giờ nhường chỗ cho những khu đô thị, công trình cao ốc, thương mại nhưng vẫn còn hàng chục phụ nữ theo chồng, trai tráng mưu sinh biển đêm. 57 tuổi, bà Nguyễn Thị Liên (tổ 37, P.Thuận Phước) có hơn 30 năm lênh đênh đánh bắt trên biển. Hết đi gần bờ, bà theo tàu lớn ngang dọc vịnh Đà Nẵng đánh bắt cá vài ba ngày trời.
“Mình làm biển, rồi lấy chồng nghề biển. Cả gia đình giờ cũng theo nghề biển luôn. 3 đứa con lập gia đình riêng cũng đóng tàu ra biển”, bà Liên bảo.
Theo chị Trần Thị Toan, nữ ngư phủ làng chài Thuận Phước, đàn bà đi biển là chuyện thường ngày ở phố thị này. Cả phường có vài chục tàu công suất lớn, riêng phụ nữ đi biển không dưới 20 người. Gần 20 năm quăng quật “thân cò” giữa biển đêm, chị Toan nếm đủ thăng trầm nhưng vẫn đầy nghị lực.
“Có lúc tưởng mình bỏ mạng do gặp sóng lớn. Nhiều đêm trắng tay. Đời ngư phủ cơ cực nhưng bù lại cũng có khi trúng lớn. Xây được căn nhà, con cái được ăn học cũng nhờ biển cả”-chị Toan nói.
(Nguồn phunutoday+tienphongonline)

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Nhớ thương HQ571

Rất đỗi thân thương, HQ571 với mình một hành trình 10 ngày lênh đênh trên đại dương, để rồi khi chia tay, cứ thấy nỗi nhớ thương dâng lên...như nhớ về ngôi nhà thân yêu của mình, hẹn một ngày nào đó lại được trở về "nhà mình" lênh đênh trên biển: