Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Chữ tâm



Đích thị là Tâm
(Nguồn internet)

Ý nghĩa của chữ Tâm
Trong truyện Kiều, Nguyễn Du có câu:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"
“Tâm” được xem là một trong những phạm trù quan trọng, cơ bản của Phật giáo. Có thể khái quát thành 6 cấp độ về “Tâm” Phật giáo như sau:
1: “Tâm” là trái tim bằng xương, bằng thịt (Phật giáo không để ý tới nghĩa này);

2. “Tâm” là thức (vijnàna) và theo một nghĩa nào đó, nó chính là ý thức thông thường của con người;

3. Không chỉ là ý thức, “Tâm” còn là toàn bộ thế giới bên trong, cái chủ quan, tâm hồn, tình cảm, ý đồ, tinh thần, tâm lý. “Tâm” không chỉ là lý mà còn là tình. Cái “Tâm” này chính là “manas”;

4. Ở góc độ “Tâm” là thức thứ tám, thì nó bao gồm cả tiềm thức,

5. “Tâm” còn là sự tổng hợp của tất cả cái “Tâm” theo nghĩa thứ hai, thứ ba, thứ tư;

6. Trong Phật giáo, “Tâm” còn là bản thể vũ trụ, đó chính là tâm thể, chân tâm.

Khi vào Việt Nam, hầu hết nghĩa của chữ “Tâm” vẫn được giữ lại. Vốn có cảm tình và ưa chuộng đạo Phật, nên người Việt Nam rất đề cao chữ “Tâm”.

Không phải ngẫu nhiên trong cuộc sống, người ta luôn khuyên nhau, hay câu cửa miệng của mọi người khi thấy người khác lo lắng thì nói hãy “yên tâm”, “an tâm”.

Mọi người đều biết rằng, nếu nôn nóng, giận dữ thì đều làm cho cái “Tâm” không yên thì sẽ mất khôn. Cho nên, muốn an “Tâm” thì phải sống chính trực ngay thẳng, trong sáng. Đây chính là phép an tâm trong Phật giáo
Chữ Tâm là một phạm trù cơ bản trong đạo lí truyền thống của dân tộc. Tâm qua cách viết tượng hình được các cụ giảng là những giọt máu đỏ thắm trong trái tim nóng hổi. Nếu như não được coi là xuất phát điểm của trí tuệ (Trí) thì trái tim được coi là trung khu của tình cảm, tâm lí.
Những đôi trai gái yêu nhau thường nói “dâng hiến trái tim”, “đường vào trái tim”… Hạt nhân của chữ Tâm là tình cảm thương yêu, trân trọng con người, vạn vật, là khát vọng đem lại hạnh phúc cho con người, xây đắp một cuộc sống tốt đẹp. Chữ Tâm là gốc của đạo đức, đạo lí làm người, điều này được thể hiện rất rõ trong các kết hợp ngôn ngữ phổ biến: tâm đức, nhân tâm, tâm huyết, nhiệt tâm, thành tâm, thiện tâm, công tâm, nhất tâm, hằng tâm…
Người Việt cũng nói: tà tâm, lãnh tâm, ác tâm, nhị tâm…để chỉ những kẻ độc ác, vô cảm, phản trắc. Xã hội nào cũng đề cao chữ Tâm, đề cao đạo đức, bởi vì chữ Tâm, đạo đức là gốc của sự hài hoà, vững bền, phát triển. Những danh nhân được tôn vinh đều là những người có tâm trong sáng, cao cả.
Việt Nam có ba danh nhân thế giới đều gặp nhau ở lòng nhân ái bao la, sâu thẳm: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh. Các tôn giáo cũng đều đề cao chữ Tâm, lòng nhân ái: Đạo Thiên Chúa đề cao lòng nhân ái, đạo Phật đề cao phẩm chất từ bi, hỉ xả và đạo Nho cũng coi nhân nghĩa là hạt nhân tư tưởng của mình.
Khi nói về chữ Tâm, nhiều người thường tách bạch “Tâm” và “Trí”. Thực ra trong  mỗi người, Tâm và Trí là một sự thống nhất hài hoà không thể tách rời “tuy hai mà một”, đều là hoạt động tâm lí và có vai trò điều khiển hành động. Nếu như có mối quan hệ “Tâm-Trí” thì Trí tuệ là gốc chứ không phải Tâm là gốc như nhiều người ngộ nhận. Nếu người ta không nhìn thấy nhau, không hiểu nhau thì làm sao yêu nhau được? Nhận xét một người “có trí tuệ nhưng không có tâm” rõ ràng không thoả đáng, phải nói là người đó có vấn đề về trí tuệ thì mới đúng: tất cả những ai không có Tâm đều không có trí. Đạo Phật có khái niệm “giác ngộ” và gốc của giác ngộ là trí tuệ: những kẻ tàn ác, vô cảm, bất nhân dù tài giỏi đến mấy cũng là bất trí, u mê. Đó là minh triết của nhân loại đã được thừa nhận.
Một ngộ nhận nữa là khi nói về chữ Tâm, người ta thường nhấn mạnh ở khía cạnh “thương”, “yêu thương”, “cảm thương” mà coi nhẹ, bỏ qua yếu tố “ghét”, “căm ghét”, “phẫn nộ”.... Người không ghét cái xấu, không căm thù cái bất nhân thì sao có thể gọi là có Tâm được? Một nhà thơ nổi tiếng đã viết : “Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương”.

Cũng là lòng...
(Nguồn internet)

Trước sự suy thoái về đạo đức xã hội, nói như tác giả Hoài Phương là chữ Tâm “có vấn đề”, nhiều người đã đưa ra những giải pháp khác nhau. Việc đưa nội dung giáo dục chữ Tâm
vào chương trình giáo dục, rồi cấp bằng chữ Tâm… xem ra chỉ là ảo tưởng.
Nhiều người hễ thấy xã hội có những biểu hiện tiêu cực gì là nghĩ ngay đến việc đưa nội dung ấy vào nhà trường. Nếu cứ đà này, chương trình giáo dục phổ thông sẽ trở nên quá nặng nề đến mức phải kéo dài thời gian học lên gấp đôi, gấp ba cũng chưa xong và không có một sự đảm bảo nào về mặt hiệu quả. Đó chẳng qua là một biểu hiện của sự bế tắc.
Nhà trường chỉ là một phần của xã hội, việc học ở trường chỉ trang bị được những kiến thức cơ bản có tính định hướng, chủ yếu là người ta học và trưởng thành từ “trường đời”. Sự đánh giá về hạnh kiểm đối với học sinh được phản ánh thông qua những nhận xét trong học bạ chỉ là một kết quả từ góc nhìn ở các mối quan hệ trong  nhà trường, nên không thể đầy đủ và chính xác.
Một nhà triết học nổi tiếng đã viết: “Bản chất của con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Thước đo đạo đức, chữ Tâm của con người phải xét từ mọi mối quan hệ xã hội mà con người tham gia. Vì vậy, muốn đánh giá, điều chỉnh về mặt đạo đức của con người, phải bắt nguồn từ các mối quan hệ xã hội, qui luật của cuộc sống chứ không phải từ nhà trường.
Có nhiều cách để điều chỉnh hành vi đạo đức của con người (xây dựng chữ Tâm): như nêu gương, tuyên truyền vận động, thuyết phục, giải thích, tạo dư luận ủng hộ cái tốt, phê phán cái xấu….Những việc ấy là rất cần thiết và đáng quí nhưng quan trọng và có tính quyết định nhất là điều chỉnh bằng pháp luật. Xin đừng nghĩ pháp luật là một cái gì đó lạnh lùng, cứng rắn hay “vô tình”.
Bản chất của pháp luật là một khế ước xã hội, được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc đạo đức, pháp lí phổ biến nhằm đảm bảo cho một xã hội công bằng, ổn định, bền vững. Pháp luật qui định những hành vi không được làm và những hình phạt tương ứng đã được xã hội thừa nhận và phổ biến rộng rãi, nhằm ngăn chặn, triệt tiêu những hành vi phương hại đến con người, đến cộng đồng.
Hệ thống qui phạm pháp luật cũng không phải là một cái “khuôn” cứng nhắc, cố định mà luôn được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Như vậy, cái gốc của pháp luật là tình người, là cái Tâm, là đạo lí, nhân nghĩa. Cho nên, một khi xã hội  có vấn đề về chữ Tâm, cái cần xem xét đầu tiên là hệ thống các qui phạm pháp luật và các cơ quan, nhân viên hành pháp. Xin nêu một ví dụ: ở Singapore, ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng rất cao, đường phố sạch tinh, không ai vô ý xả rác, vứt tàn thuốc lá…bởi vì họ đã qui định rất rõ những hình thức trừng phạt nghiêm khắc với bất kì ai có những hành vi làm tổn hại đến môi trường, vệ sinh.
Bài học chống tham nhũng thành công của Singapore do ông Lý Quang Diệu đề ra cũng rất đáng suy ngẫm: tăng lương công chức, cải tổ bộ máy hành pháp, trừng phạt nghiêm khắc, công bằng đối với mọi hành vi tham nhũng chứ không phải là đưa nội dung chống tham nhũng vào nhà trường từ bậc tiểu học hay đi nói với những “quan tham” rằng: tham nhũng là xấu, là “phi đạo đức”. Pháp luật chính là nền tảng quan trọng nhất để xây dựng đạo đức xã hội, là miếng đất ươm mầm cho cái cây đạo đức đơm hoa kết trái.        
Người Việt vốn duy tình, trọng tình, trọng trực quan nên không tránh khỏi những ngộ nhận. Nhiều người rất ca ngợi việc một doanh nghiệp bỏ ra hàng trăm triệu đồng để làm từ thiện, nhưng lại bỏ qua những yếu tố khác như : doanh thu, tình trạng đóng thuế, giá cả, chất lượng các sản phẩm của công ty đó, rồi công ty đó có gây ô nhiễm môi trường hay không, mục đích thực sự của việc từ thiện ấy… Đây là một cản trở rất lớn cho quá trình xây dựng nền pháp chế.
Trước khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” của nước ta, một người nước ngoài ngạc nhiên: Tại sao lại thế? Phải coi pháp luật như không khí để thở thì mới đúng. Lại vòng về vấn đề ý thức của người dân, vấn đề nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật, nâng cao dân trí. Đó là con đường đúng đắn để ổn định và phát triển đất nước. Thực tiễn hàng ngàn năm của lịch sử nhân loại đã cho thấy: quốc gia nào pháp luật được tôn trọng thì thịnh, quốc gia nào pháp luật bị khinh nhờn thì tất suy.

...và là tim...
(Nguồn internet)
Lời Chúa dạy:“Những cái gì từ miệng nói ra là phát xuất tự lòng. Chính những cái ấy mới làm cho con người ra ô uế.”
Chữ “Tâm” cũng là “Lòng” trong con người tuy không nhìn thấy; nhưng nó rất quan trọng, vì nó nói lên tư cách của một người. Một tác giả đã suy tư như sau đây, để bạn và tôi cùng nghiệm xét:
1- Tâm mà lệch lạc, thì cuộc sống nghiêng ngả đảo điên.
2- Tâm mà gian dối, thì cuộc sống bất an.
3- Tâm mà ghen ghét thì cuộc sống hận thù..
4- Tâm mà đố kỵ, thì cuộc sống mất vui.
5- Tâm mà tham lam, thì cuộc sống dối trá.
Tôi để Tâm hay Lòng ra trên ngũ quan và tứ chi để yêu thương:
1- Đặt Tâm trên mắt để nhìn thấy nỗi khổ của tha nhân.
2- Đặt Tâm trên miệng để nói lên lời an ủi với người bất hạnh.
3- Đặt Tâm trên tai để nghe lời than trách, góp ý của người khác.
4- Đặt Tâm trên vai để biết gánh vác và và chia sẻ với anh em.
5- Đặt Tâm trên tay để làm việc, cộng tác, giúp đỡ người khác.
6- Đặt Tâm trên chân để mau mắn chạy đến người cùng khổ.
Thân xác không có Tim thì thân xác Chết, làm mgười không có Tâm, thì  cuộc sống chỉ có hận thù và là mối nguy hiểm cho mọi người.
* Một phút suy tư: Con người trong sạch do Tâm, mà dơ bẩn cũng do Tâm. Tâm nâng đỡ con người lên, cũng chính tâm hạ thấp con người xuống. Như vậy, bạn và tôi cần:
 - Giữ Tâm lắng trong, yên lặng, an tĩnh, không ô nhiễm, tham lam.
 - Tôi giữ Tâm không sân hận, si mê, tham dục, không ý nghĩ đê hèn.
- Tâm tôi không ganh tỵ, trong sạch, như mặt gương được chùi bóng.
   Khi thực hành những điều trên, giúp Tâm tôi được thay đổi:
-Tôi bình tĩnh, an vui trước mọi cơn thịnh nộ, xấu xa của kẻ khác.
-Tôi lấy cái tốt đáp lại cái xấu, lấy từ bi, độ lương đối lại hung ác.
-Tôi lấy lòng nhân ái và hoan hỉ đáp lại sự hung bạo và đê hèn .
 * Lời Chúa sẽ trở thành sức mạnh vô cùng cho tôi, để dập tắt những tật xấu đang ngủ ngầm trong Tâm tôi như: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương…,không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy gian ác… 
(Nguồn trích là khá nhiều, nên không dẫn, mong các bác đại xá, đừng kiện tụng gì vất vả lắm, chẳng khác gì kiện tụng, tranh chấp đất đai đâu)
Hôm trước, ở Điện Biên, mình nghe con em nói câu chuyện về một cậu thích quảng bá " cái gọi là tâm", hôm nay đọc đơn của một ái nữ, mình mới thấy đời toàn là chuyện hão huyền từ " cái gọi là tâm" ấy.
Đéo gì, sao cũng lắm cậu thích oai, dưng mà lại chuyên mượn danh người khác để oai, không chịu tự mình làm nên cái oai ấy, chẳng khác gì trong câu chuyện ngụ ngôn khỉ mượn oai hổ.
Đời thấy chán kinh!!! Mượn lại câu của em Vương Lê, về thôi không tí nữa là tắc kinh...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét