Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Phú Quí - đảo Ngọc thân thương

Tháng 7 năm trước mình ra với Phú Quí.
Đoàn đi khoảng gần hai chục mạng, có Nhân Dân, Thanh Niên, HTV, Công an thành phố, Tuổi Trẻ cùng mấy cái tạp chí khỉ gió gì đó nữa.
Sáng sớm, nắng Phan Thiết đã chói chang, dưng bù lại, gió biển khơi lồng lộng, thổi tung cả mũ, nón.
Con tàu đưa mình ra đảo là chiếc đa di năng, vừa khách, vừa hàng hóa và có cả mấy con bò nữa.
Mấy cậu này lần đầu tiên đi biển, sợ sóng, rúm vào một góc nom đến tội, mình để ý, tàu ra khỏi đất liền chừng vài lý thôi mà mấy cậu này đã sợ vãi cả đái ra. Ướt hết một góc tàu. Đúng là mấy con bò!


Ngoài bò, còn có cả mía




Ngồi trên boong, ngắm biển Bình Thuận, xanh ngắt một màu. Lúc ở gần bờ, thấy gió to là vậy, sao càng ra xa, biển càng lặng, nước trong ngằn ngặt, chỉ một màu mực, đẹp kinh!
Thi thoảng, gặp một chiếc tàu chạy ngang qua, hỏi ra mới biết, cái đó gọi là tàu Hậu cần, chuyên đi thu mua hải sản từ các tàu cá khác trên biển, đồng thời cung cấp luôn lương thực và xăng dầu cho các tàu cá đó.
Ở Bình Thuận, nhất là đảo Phú Quí, loại tàu này hơi bị nhều.
Ngồi cạnh đồng chí báo Thanh Niên, thường trú tại Bình Thuận, có cái tên nghe như gái: Thanh Hà. Thảo nào, sáng nay, bác trưởng đoàn xướng tên rõ to:
- cô Thanh Hà, báo Thanh Niên có mặt chưa?
Nghe mà đã sướng, vì có gái báo ra đảo, gì thì gì có tí gái vui tươi ra phết.
Bi giờ giáp mặt mới chán ngắc, đồng chí này là giai, người gầy như con cá thác nác, da đen như củ ấu, mặt gồ ghề, khúc khuỷu.
Ngồi mãi mới bắt chuyện, biết mình ở đâu, tuôn một tràng: "Báo chí như chú sướng thật, nhưng nếu cho anh qua đó làm, anh cũng không sang. Bởi tính anh thích khám phá và viết toàn vấn đề gai góc".
Mình chẳng buồn nói gì, nghĩ trong đầu: Tiên sư bố nhà anh, báo chí cái đéo gì, cùng là hãng quốc doanh với nhau cả, gớm! cứ tinh tướng...hahaha!
Được cái cậu này thuộc vanh vách về Phú Quí, cũng có gì lạ đâu, quanh năm mỗi cái tỉnh Bình Thuận, không thuộc mới là điên chứ.
Chỉ cần hỏi mỗi câu, cậu trả lời mẹ nó trước dăm câu. Nghe mà sướng, đỡ mất công đặt câu hỏi, đi phỏng vấn mà gặp thằng cha nào dư này thì tuyệt.
Hỏi: - Từ Phan Thiết ra Phú Quí bao xa?
Trả lời: - 54 lý, đi khoảng 6 tiếng. Biển êm thì ngon, động thì chẳng biết thế nào mà lần. Ra đó buồn chết, nhiều muỗi, giữa biển dưng mà lại lắm muỗi thế chứ. Có đồng chí Bí thư huyện ủy kiêm Chủ tịch....
Bảo 6 tiếng, thế mà mình cảm giác như cả gần chục tiếng đồng hồ, mới nhìn thấy Phú Quí mờ mờ trước mặt. Giữa muôn trùng sóng nước, đảo Ngọc như một dải đất nhô lên mặt biển hình hai con rùa ngậm đuôi nhau, dưng mà mấy con rùa này dài và gầy kinh.


(Ô thôi chết, 11h15 tối nay thằng Li vơ phun choảng nhau với thằng Chen si tranh cái ép ây, xem phát đã, đành tạm dừng để tối nào có hứng kể lể tiếp và nhất là ủn hình lên cho oách...
...Khỉ thật, thế là cậu Li vơ phun đã phun thật rồi, 2-1 cho Chen si. Dưng cũng chẳng có gì gọi là buồn, vì 2 cái cậu này, cậu nào lấy cái ép ây cũng được. Mình đã nhạt nhẽo với cậu Li vơ phun từ ngày chú Ô oen sang Ma đờ rít, rồi dặt dẹo từ đó đến giờ, quên mất cả đá đấm, như cái bóng vật vờ trên thảm cỏ, thật thảm hại cho chú này, một thời là thần tượng của mình).


...Nắng chiều vẫn chói chang, tàu từ từ cập bến. Đã có hai chiếc "Đi chán bán không lỗ" 16 chỗ của Ủy ban huyện ra đón. Sau dững cái bắt tay thủ tục, lắc lắc rung vai, tất cả lên xe di chuyển về nhà khách của huyện.
Thế quái nào lại ở cùng phòng với giai Thanh Niên- Thanh Hà.
Mình bẩu giai:
- Ở đây có gì hay ho, viết lách được không anh?
- Có chứ, mà phải nằm lại đây cỡ nửa tháng chứ đi có mấy ngày, viết lách đếch gì. Chiều anh dẫn chú đi khắp đảo, thăm thú, tùy theo cảm hứng, viết gì, chụp gì là ở chú. Anh viết về cái đảo này oải quá rồi, cạn nguồn, mỗi lần ra lại phải lấy đà để có cảm xúc, nhưng cũng có lần, đéo viết được gì, về không, chán chẳng khác nào chó ngồi chầu tát ao!
- Sao anh biết là chán như chó ngồi chầu tát ao?
- Tao là người Ninh Bình mờ!
Bố khỉ, thảo nào...
Chiều, mượn được một con rim Việt của bác Trưởng Ban Tuyên giáo huyện ủy, người gốc Phú Yên, nói mười câu mình chỉ dịch được 3, khó nghe kinh. Dưng mà có mỗi một con mũ bảo hiểm, mình bẩu giai Thanh Niên:
- Thôi, ai chở thì người đó đội, với cả ở đảo này, công an chẳng bắt đâu.
Vừa phi cách trụ sở huyện gần cây số, ba chú 2 vàng, một xanh và một chiếc bán tải lù lù đỗ bên đường.
Tiếng còi rít lên, cái gậy gỗ vung tít, chỉ vào đầu con rim của bác Trưởng Tuyên giáo.
Mình dừng xe, gạt chân chống.
Chú đồ vàng không chào, quát luôn:
- Đề nghị dựng xe sát bên trong, cho kiểm tra giấy tờ.
Mình lịch sự dư người trong đất:
- Báo cáo các đồng chí, chúng tôi ở đoàn công tác tuyên truyền biển đảo, đang đi thực tế để tin bài cho đảo nhà. Cái xe này là của đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo cho mượn nên không có giấy tờ. Còn mũ bảo hiểm thì đi mượn mãi mà không được, nên đành vi phạm để đi tác nghiệp, mong các đồng chí thông cảm.
- Được rồi, vậy đề nghị anh ngồi đằng sau quay lại lấy mũ rồi các anh đi tiếp. Chú đồ vàng xuống giọng.
Mình bèn bẩu giai Thanh Niên, ngồi lên đi để em quay lại kiếm mũ.
Giai Thanh Niên vừa chễm chệ trên yên sau, chú đồ vàng kiên quyết:
- Anh không có mũ xuống ngay, anh có mũ đi mượn cho anh quay về rồi hai anh đi tiếp.
Rắn kinh, dưng mà nếu ở đâu cũng thực hiện nghiêm dư ở Phú Quí này thì có lẽ tai nạn giao thông cũng đỡ đi bội phần.
...Rong ruổi trên con rim Việt một buổi chiều, điều ấn tượng đầu tiên đập vào mắt mình là tuyến kè biển hùng vĩ của Phú Quí, dưới cái nắng chói chang giữa trùng khơi, tốp thợ vẫn cần mẫn lát từng khối bê tông vuông vức, thẳng như kẻ chỉ, đoạn kè dài cả cây số này sẽ bảo vệ đảo khỏi bị sạt lở theo những cơn sóng dập, sóng vùi. Nghe nói, mỗi năm trước khi kè đảo, diện tích bị biển nuốt không nhỏ, chỉ mươi năm mất cỡ khoảng vài ha.
Ngắm cái công trình chỉ do bàn tay và sức con người làm nên, mới thấy đúng là không có việc gì khó, chỉ sợ tiền không nhều...




Đẹp kinh


Vòng quanh Phú Quí là con đường trải nhựa phẳng lì, với những hàng thông và cây phát lộc, phát tài xanh ngút ngàn, mình và giai Thanh Niên đang thả tầm mắt phóng ra biển, từ trên cao thấy biển như đông đặc vì chỉ một màu. Thi thoảng mới thấy một cái bóng li ti của chiếc mủng, chiếc thuyền câu. Bỗng thấy trong lùm cây vang lên tiếng nhạc chát chúa. Gớm thật, loa đập uỳnh uỵch hết công suất, tiếng người dô..dô vang động một góc giời.
Lại gần, hóa ra khoảng trên dưới hai chục nam thanh nữ tú đang quay cuồng trong tiếng nhạc sàn, vỏ lon bia 333 ném lung tung, đầu cá, xương cá chỏng chơ trên tấm ni lông trải làm bàn nhậu. Mình bẩu:
- Vui kinh, nhậu dư này mới đã, đúng là đảo này ăn chơi thật.
Giai Thanh Niên ôn tồn giải thích:
- Hôm nay là mười rằm, dân đảo và nhất là dân đi cá ăn rất to, thâu đêm suốt sáng, chứ ngày nào cũng thế này có mà chết à? Lát vào làng, chú tha hồ ngắm người nhậu say xỉn, vui lắm!
Ô, thích thật, thích thật...
Mình chỉ nghe nói vậy đã sướng run trong bụng, nói giai Thanh Niên chỉ đường vào làng thẳng tiến.
(Dưng mà khỉ thật, lại có việc rồi, vợ sai đi chở mấy thùng mì chua cay Hảo Hảo, đành để lúc khác ủn tiếp vậy, đi phát đã...)
...Con đường vòng quanh Phú Quí thật đẹp, dững hàng thông đứng chen chân, cành lòa xòa đan vào nhau như che chắn nắng gió cho cư dân trên đảo.
Thỉnh thoảng ở mỗi khúc cua, biển lại hiện ra trước mắt, ngay dưới chân mình, những con sóng bạc đầu xô bờ nổi bật lên trên nền xanh như mực của nước biển, dòm mà mát mắt.
Trước khi ra đây, mình đã đọc về Phú Quí, nghe nói cái hòn đảo này, diện tích chỉ còn khoảng 16 ki lô mét vuông với gần 28 nghìn cư dân.
Trong sách xưa có viết : “Đã từ lâu đảo Phú Quý trở nên rất quen thuộc với nhiều người qua sử sách xưa dưới nhiều tên gọi: Cổ Long, Thuận Tịnh, Cù Lao Khoai Xứ, Cù Lao Thu... Từ niên hiệu trị thứ 4 (1844) vì tiềm năng kinh tế dồi dào và số lượng đặc sản đáng kể biệt nạp cho Triều đình Huế, đảo được đổi tên từ Tổng Hạ sang Tổng Phú Quí trực thuộc huyện Tuy Phong, phủ Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận. Tuy là một hòn đảo nằm biệt lập giữa trùng dương nhưng dấu tích phát hiện được cho thấy đảo đã được khai phá tạo nên cuộc sống ở đảo từ rất sớm. Trong quá trình khai thác đá quánh, nhân dân đã tìm thấy những mộ vò lớn. Trong mộ có chôn theo một số công cụ lao động như rìu, bôn và cả những chiếc vòng đeo tay bằng đá với kỹ thuật chế tác rất tinh xảo. Điều này phù hợp với những giai thoại được lưu truyền rằng trước khi có sự khai phá thiên nhiên của những con người từ lục địa, ở đây đã có một giống người "Thượng" sinh sống bằng nghề hái lượm và bắt cá ven biển. Trải qua những biến thiên của lịch sử, Phú Quí là nơi hội tụ của nhiều luồng dân di cư từ lục địa ra với nhiều thành phần dân tộc khác nhau. Trong đó người Kinh đóng vai trò chủ thể.
Khi bắt đầu phát triển mạnh kỹ thuật đóng thuyền buồm với những chiếc thuyền ra được khơi xa thì cũng là lúc có nhiều người từ lục địa đặt chân lên đảo. Cùng với những phần mộ còn xót lại trên đảo, sự tích công chúa Bàng Tranh chứng tỏ người Chăm đã có mặt ở đảo này. Sự tích kể rằng: Bàng Tranh là một công chúa xinh đẹp vì chống lệnh vua cha nên bị kết tội phản nghịch nên bị kết đày ra đảo.
Bên cạnh đó, do không chịu nổi sự hà khắc của chế độ nông nô, bất mãn với triều đình phong kiến, nhiều người đã tìm đường ra đây lập kế sinh nhai. Người Kinh có mặt ở đảo cũng từ rất sớm. Lúc bấy giờ, vào một thời điểm mà triều đại phong kiến Việt Nam đang trượt nhanh trên con đường mục nát, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi. Ở các tỉnh miền trung lúc bấy giờ, những người cùng khổ hoặc phải bán vợ đợ con hoặc phải phiêu dạt đi khắp nơi để kiếm sống và Phú Quí là một điểm đến an lành mà họ đã tình cờ bắt gặp. Trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh (1627–1672), rất nhiều ngư dân thuộc các tỉnh duyên hải miền trung, hoặc chạy giặc lánh nạn, hoặc đi tìm nguồn cá, thuyền của họ vượt sóng trùng dương đã gặp phải những trận cuồng phong khốc liệt và "xiêu" lên đảo.
Cùng với người Kinh, một số người Hoa cũng hoà nhập vào cộng đồng cư dân ở Phú Quí. Vàơ thế kỷ 17, một số quan lại nhà Minh sau khi chống nhà Thanh thất bại, đã phải trốn ra nước ngoài. Từng đoàn thuyền vượt biển tiến về phía nam, trong số đó có hàng chục thuyền đã quyết định dừng chân lập nghiệp ở Phú Quí. Người Hoa đến đây sống dựa vào các ngành nghề như dệt tơ lụa, buôn bán. Quá trình phát triển về sau, một số người do làm ăn trở nên giàu có đã lần lượt tìm vào các thành phố lớn ở đất liền, chỉ một số ít còn lại trên đảo.
Khi dân cư ngày một đông hơn thì các hình thức tổ chức xã hội cũng dần dần được hình thành. Vào thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765), chính quyền Đàng Trong đã tổ chức trên đảo thành từng hộ bạch bố đến đội bạch bố rồi dần dần trở thành ấp và làng. Tuy số dân lúc bấy giờ chưa đông đúc nhưng Phú Quí có đến 14 làng và 1 ấp. Mỗi làng được lập trên cơ sở một nhóm nhỏ ngư dân, đôi lúc chỉ có từ 10 đến 12 tránh đinh và thường mang những tên cũ của địa phương trước khi đến đây lập nghiệp: Thoại Hải, Thế Hanh, Thế An, Hội Thiên, Hội Hưng, Hương Lăng, Mỹ Xuyên, Phú Ninh, An Hoà, Hải Châu, Thương Hải, Triều Dương, Hội An, Mỹ Khê và ấp Quí Thạnh. Từ niên hiệu Đồng Khánh - Nguyễn Cảnh Tông năm thứ 1 (1886), toàn đảo được tổ chức thành 11 làng và đến năm 1930 do sự sáp nhập ba làng Phú Ninh vào Phú Mỹ và Hương Lăng vào Quý Thạnh nên chỉ còn lại 9 làng: Long Hải, Phú Mỹ, An Hoà, Hải Châu, Thương Hải, Quí Thạnh, Triều Dương, Mỹ Khê và Hội An. Hiện nay, đảo được chia làm 3 xã: Long Hải, Ngũ Phụng, Tam Thanh.
Phú Quý trong một thời gian dài đã sống trong điều kiện khép kín tự cung tự cấp với những hoạt động kinh tế như trồng trọt, đánh bắt hải sản, một số ngành nghề thủ công như dệt vải, đan võng, ép dầu... Trong đó, ngư nghiệp đóng vai trò chủ đạo…”
…Và theo chỉ dẫn của giai Thanh Niên, cái làng mình đặt chân đến đầu tiên thuộc xã Long Hải.
Men theo bờ dậu làm bằng dững thân cây dậu lai của miền biển, con rim Việt không thể phi được nữa, bánh trước của xe xiên xẹo trong cát, chỉ trực ngã. Mình quẳng xe vào sát bờ dậu, quen tay khóa cổ. Giai Thanh Niên bẩu:
 - Chú làm thừa động tác rồi, ở đây đéo giống ở thành phố nhà các chú đâu, một mét vuông nơi này toàn người là người, chẳng lẫn một thằng trộm cắp nào vào được, nếu không phải là chú. Không tin, chú cứ để xe và chìa khóa cài nguyên trong ổ, tuần sau lại, xe vẫn nguyên như cũ, không đéo ai thèm động.
Mình lẩm bẩm, thế ra đây là thiên đường rồi còn gì!
Hai anh em lội qua bãi cát, lần ra phía sau làng, đấy là biển. Cát trắng ngập mũi giày, bước đi mà cứ dư tụt lại phía sau.
Một cảnh vật nên thơ, nên cả văn bày cả ra trước mắt. Phía trên là dững con tàu nằm ụ, chờ tu sửa, chúng được che phủ tuyền bằng lá khô. Dưới nữa là đoàn tàu, thuyền lớn nhỏ, sặc sỡ đủ màu sắc, cờ đỏ sao vàng tung bay phần phật, chẳng khác nào một đô thị nổi. Mình sướng đến tê người.
Quả đúng dư lời giai Thanh Niên nói, dưới mỗi một hông con tàu là một mâm nhậu, những gã ngư phủ đánh trần, trên người có mỗi manh xà lỏn. Tay, chân, ngực, bụng săn chắc, bắp thịt nổi cuồn cuộn, đều có chung một màu bánh mật, chứng tích của quanh năm sóng gió biển khơi đang hò nhau dô…dô…dô…
Chẳng để ý xem người lạ từ đâu tới, mâm nhậu đầu tiên kéo tuột mình và giai Thanh Niên vào cuộc.
Màn giới thiệu nhanh như tên bắn. Cũng không quan tâm làm nghề ngỗng gì, chỉ biết người trong đất ra với đảo, thế là khách quí. Uống thôi, còn chờ gì nữa.
Mâm có 5 chú, cả hai thằng mình là 7, chào mâm 1 lượt trước, từng người 1, coi dư 5 chén, lượt hai, từng người chào giả lại khách, 5 chén tiếp, thế là thành 10, và cứ thế men rượu bốc lên hừng hực, nhanh như những con sóng dập dồn ngay dưới chân, mình thấy đầu óc quay cuồng…
Giờ mới nhìn xuống mâm nhậu, thấy có 3 cái đĩa thức ăn và một đĩa hoa nhỏ đựng nước chấm ớt. Món nhậu mừng ngày rằm gồm có: Mực một nắng nướng muối ớt, khô cá đuối cũng lại nướng và một món nữa mình dòm như những con cóc. Mình thấy các chú cứ mỗi ngụm rượu lại tóm hai chân sau của con đó lên, cho đầu nó vào miệng làm một phát. Ôí giời ơi là giời, sợ mà không dám kêu.
Có chú thấy mình nhìn hau háu vào cái món nhậu có một không hai ở xứ ta, bèn giới thiệu:
- Đây là con ếch oon, ở đảo chúng em mới có, nó như con ễnh ương trong đất, mưa xuống kêu rinh trời. Đây là món quí của đảo đấy, anh làm thử đi sẽ nhớ mãi, vì không đâu có mà ăn! Đặc sản đấy!
Mình phải từ chối khéo, không dám biểu lộ cảm xúc kinh hãi khi nhìn các chú nhai ngon lành cái con dư con cóc này, mà nguyên con nhá, không mổ, không lột da, bụng vẫn phình ra như cái trống, nằm tếnh hệnh trên mâm.
Món đặc sản ấy đây này

Ngồi cạnh mình là một chú tên Ly, Ly kể:
- Em đi biển từ năm 17 tuổi, giờ 23, nên đã có thâm niên 6 năm ngư phủ. Hàng năm chỉ có rất ít thời gian ở nhà, còn lênh đênh trên biển, đi xa không kể nơi đâu, miễn chủ tàu thuê, có tiền là đi. Có đận sang tận Mã, tận Phi đánh thuê gần ba tháng mới về. Khi biển yên thì đi tàu nhỏ, mùa tháng 5,6,7 đổ ra có bão gió thường đi tàu lớn, tàu nhỏ kéo hết lên bờ nằm nghỉ.
Mình bẩu:
- Thế có hay gặp cướp không?
Chú Ly nói:
- Có chứ anh, tàu cá mà gặp cướp kể như là xong, trắng tay cả chuyến đó. Cơ mà em mấy bữa bị cướp, chúng chỉ lấy cá, lấy tiền, điện thoại di động rồi thả, bộ đàm trên tàu nó vẫn để nguyên cho mình, mấy thằng cướp này đến lạ, chứ không chết là chắc.
Còn một chú đối diện mình tên Thắng, đi tàu từ năm 16 tuổi, dưng mà theo như các bạn trong mâm nhậu bẩu, chú này là con nhà có điều kiện, không thèm chấp. Bởi nhà Thắng có ba tàu hậu cần, chuyên môn đi thu mua và làm dịch vụ cho các tàu đánh cá trên biển, cái nhà nào làm nghề này mới là lãi kinh khủng và thuộc hàng đại gia. Thật nào, trên tay, trên cổ chú này xiềng, xích vàng chóe cả mắt.
Ngót ngót đã chừng 20 chén hạt mít rượu Phú Quí, người cũng thấy la đà, mình và giai Thanh Niên xin phép mâm đi tiếp, lại chào mâm một phát nữa, dưng rất may là chỉ là quăng chài chứ không thì bỏ bà!
Vừa phóng được dăm trăm mét, định hỏi thăm vào một gia đình có người đi đánh bắt xa bờ câu tí thông tin, vừa ngó đầu qua cổng, thấy trong sân một mâm nhậu đã xơ xác hết mồi, nhìn quanh cũng chỉ thấy dững xương là xương, không kịp thụt cổ lại, hai bác thanh niên lực lưỡng nhảy bổ ra:
- Hỏi chi mấy anh ơi?
Nghe xong phần trình bày hoàn cảnh ngắn gọn của giai Thanh Niên, hai bác lực lưỡng ủn ngay mình và giai vào trong sân, thế là nhậu tiếp. Cha mẹ ơi, cái can rượu to tổ bố đang còn dững một nửa.
Rượu vào dốc bầu tâm tình, mình thấy người ở đảo sao mà quí hóa đến vậy, tình cảm, chân thật, trong sáng quá thể, chẳng giống dư cái lũ người thị thành, lừa nhau từng dấu chấm, dấu phẩy, mẹ kiếp…
Uống chén tạm biệt với mâm thứ 2, mình hỏi cái ông lực lưỡng ngồi cạnh mình:
- Anh năm nay bao nhiêu tuổi rồi?
- Em 32 anh ạ.
Kinh! thế mà mình dòm nó cứ như lão 49-50, nó kém mình gần chục tuổi mà dư ông cụ, khiếp thật! Dưng cũng đúng thôi, nứt mắt ra đã bám biển, nửa đời người trên biển mưu sinh, sóng gió, cái sống, cái chết chỉ mỏng tang dư sợi tóc, làm gì chả khiến người ta già dặn vậy.

"Anh" này kém mình 8 niên


Đã chiều xuống, nắng nhạt dần, gió bắt đầu thổi mạnh từ biển mang theo mùi đặc trưng, nồng nồng, măn mặn. Hơi của biển phả vào mặt làm mình tỉnh cả rượu. Lại tiếp tục cùng giai Thanh Niên chạy thẳng xuống làng Đông Hải để trở về khu vực ăn chiều cho gần.
Loạng quạng thế nào lạc mất cả đường, nhìn thấy hai bà già ngồi phệt trên cát hóng ra biển. Dừng lại hỏi thăm đường, một bà đon đả:
- Đi lối này, tui tiện đường về nhà, dẫn các chú đi luôn một thể.
Loanh quanh theo những hàng dậu lai hoa tím ngăn ngắt, đến trước căn nhà sùm sụp, bà già nói:
- Đi thẳng đường này, khoảng nửa cây nữa, không rẽ đâu là đến cái quán của các chú ăn tối. Vẫn còn sớm, vào nhà uống miếng nước đã.
Mình và giai đang khát cháy cổ vì rượu, được nhời như cởi tấm lòng, vào luôn tức thì. Ngồi bệt xuống hè. Bà già gọi con mang nước ra mời khách.
Mình hỏi:
- Bác năm nay bao nhiêu tuổi rồi?
- Tôi 47, sinh năm 1965.

"Bà lão" này hơn mình 5 niên

Một lần nữa mình lại trố mắt lên dòm, sao ở đây, người già trước tuổi nhiều vậy, hơn mình có năm tuổi mà sao đến nông nỗi này.
Bà già ngồi bẻ lắc cắc đốt ngón tay kể: “ Ông xã tôi đi biển quanh năm, nhà có 4 mẹ con chỉ trông vào cái thuyền nhỏ của ông ấy. Nghèo lắm, mấy chú coi nhà tôi thì biết, có gì đâu, chỉ mong đủ ăn là khỏe lắm rồi. May cho tôi, hai đứa con gái đầu đã lớn, một đứa đi học trong Phan Thiết, còn hai đứa ở nhà, cũng đi học, đứa 11, đứa lớp 4, mà chúng nó chán đang muốn bỏ, giờ không biết tính sao. Đây này, con thứ hai nhà tôi đây, mời nước các chú đi con.
Mình ngước lên, giật bắn cả mình, con gái con đứa đéo gì mà ngon thế này, dưng mà tội thật cơ, đang học lớp 11, mắc mớ chi mà lại tính bỏ ngang chừng, rõ là phí phạm cuộc đời học trò, học choẹt.
Giai Thanh Niên thấy cháu tươi mơn mởn sán lại hỏi chuyện, quên cả phỏng vấn bà già. Giọng giai ngọt xớt: 
- Cháu phải học, không được bỏ như vậy, đây điện thoại của chú đây, thế máy của cháu đâu, lưu lại số chú rồi nhá qua máy chú, khó khăn gì cứ gọi cho chú sẽ giúp đỡ!
Mình suýt phì cười, dưng phải đánh trống lảng hỏi bà già chuyện bâng quơ, vớ vẩn, trên giời, dưới biển…
 "Tiên sư bố nhà anh, anh định làm hiệp sỹ chắc, vợ anh mà biết nó xẻo ngay cái của nợ mà anh đang giữ khư khư đi ấy chứ". Mình lẩm bẩm, chuyện này tớ biết lâu rồi!hehehe...
Thấy giai ngồi buôn rõ lâu, chắc không muốn nhấc đít lên, mình giục:
- Đi thôi anh ơi, đến giờ mơm rồi. Để em bấm kỷ niệm cho gia đình mấy tấm ảnh rồi đi nhé!
Miễn cưỡng đồng ý, giai Thanh Niên bần thần phủi đít quần đứng dậy.
Mình tranh thủ quơ em gái mấy phát, dưng mà cái máy chán quá, người tươi thế, về nhà mở xem ảnh thấy chán kinh!

Gái ơi, sao mà tươi thế


Tối đó, uống rượu xong về nằm ngủ, mình thấy giai Thanh Niên mặt phừng phừng rượu thò đầu ra khỏi màn nói:
- Chú ạ, khéo từ chuyến này trở đi, anh ra công tác Phú Quí liên tục, anh yêu mất rồi chú ạ!
Mình bẩu:
- Gớm bác yêu gì mà yêu, rượu trong người bác nó yêu thì có, em mới là thằng đang yêu đây này! Hahaha…
Chuyện ở Phú Quí hẵn còn dài, mình sẽ kể lể tiếp vào lúc khác, giờ mình đi ngủ đây, mai còn tàu lượn lên Sài Gòn./...






























































Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét