Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Học luật đi, nếu không muốn bị tẩn

Sau vụ hai đồng chí của VOV bị tẩn tơi bời ở Văn Giang - Hưng Yên- quê mình,  mình quyết định phải học thuộc lòng dững điều luật có liên quan trực tiếp đến cái sự tác nghiệp báo chí, mong rằng các đồng nghiệp của mình cũng cần chú ý học luật trước khi hành sự, kẻo bị tẩn dư hai đồng chí trên thì đau sờ cau lắm.
Nếu không thuộc chi tiết từng điều khoản thì cũng cần nắm được cái tinh thần chung. Thế nhá, thế nhá…

Luật báo chí ( sửa đổi, bổ xung năm 1999 ) và Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật báo chí thì quyền của nhà báo được quy định cụ thể như sau:

Nhà báo được “hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ”.

Nhà báo được “khai thác và được cung cấp thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật”.

Nhà báo có quyền “Khước từ việc biên soạn hoặc tham gia biên soạn tác phẩm báo chí trái với quy định của pháp luật về báo chí”.

Nhà báo được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ báo chí; hưởng một số chế độ ưu tiên cần thiết trong hoạt động báo chí theo quy định của Chính phủ.

Nhà báo được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.

Nhà báo có trách nhiệm “Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, góp phần thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân”.

Nhà báo có nhiệm vụ “Bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm”.

Nhà báo phải “Thường xuyên học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức và nghiệp vụ báo chí; không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật”.


Nhà báo “Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.

Nhà báo phải “Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật về báo chí”.

Và rất đặc biệt, phải lưu tâm đến dững điều này:

Không được kích động nhân dân chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân.

Không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác.

Không được tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định.

Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tác, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự nhân phẩm của công dân.

Luật cũng quy định những khu vực bị hạn chế tác nghiệp nhất định. Cụ thể, đó là những nơi thuộc bí mật Nhà nước cần bảo vệ. Tuy nhiên, cần phải hiểu không chỉ là “Nơi” mà ngay cả nhiều nội dung khác nếu là bí mật Nhà nước cũng không được thu thập, đưa tin… nếu không được phép của cơ quan có thẩm quyền “Bí mật Nhà nước là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để an toàn tuyệt đối, đề nghị học thuộc thêm Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước./..


Tác nghiệp dư này đảm bảo an toàn thân thể 100%

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét