Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Nghĩa trang

Cụ bên ông nhạc


Mình với cụ và thằng đã Tiến lại còn Hòa đi công tác miền Đông Nam bộ năm 2008. Hơn chục năm giời mới quay trở lại mảnh đất này.
Cụ bẩu, anh có ông nhạc nằm ở nghĩa trang liệt sỹ thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đợt này xong việc các chú cho anh qua thắp cho ông nén nhang.
Gớm, cụ chẳng phải xin phép thế cho lịch sự đâu, việc này là việc cần làm ngay và chẳng phải nói với mình cùng thằng đã Tiến lại còn Hòa, chúng mình nhất trí cả hai tay với lại có bao nhiêu chân cũng giơ tất.
Vẫn hàng ngũ oai nghiêm dư ngày nào


7h sáng, nắng chói chang, trời xanh lồng lộng. Cách quốc lộ 1A chừng vài trăm mét, nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Đồng Nai nằm trên sườn dốc thoai thoải của bình nguyên đất đỏ. Nắng rực rỡ làm cho dững hàng mộ thêm trắng lóa và nghĩa trang như rộng thêm hơn. Chiếc cổng và tượng đài cao sừng sững tôn vẻ uy nghi, tráng lệ của nơi bao con người yên nghỉ vĩnh hằng trong cuộc chiến tranh giữa hai miền đất nước.
Một tâm trạng khó tả trào dâng trong mình khi bước đến gần dững hàng mộ liệt sỹ. Đều tăm tắp như lúc các cụ hành quân. Một nỗi xúc cảm đến ngột ngạt chẹn trong lồng ngực. Mình nghĩ, chắc ai ở trong khung cảnh linh thiêng như thế này cũng sẽ dư mình cả thôi.

Người quê mình nằm đây


Nhưng có hàng dãy mộ liệt sỹ vô danh và dững người hy sinh trong năm tháng ngắn ngủi của chiến tranh biên giới Tây Nam như nhát dao cứa vào gan ruột người thăm viếng, những ai nằm dưới đó? Có khác bao người thường, khi bước chân ra đi các anh, các chị đều có quê quán, có tên, chiến tranh chẳng phải là cuộc chơi đùa, vô tình hay hữu ý đã cướp mất tuổi thanh xuân của bao con người nằm dưới kia. Ai đã theo khói nhang tìm được về quê hương, tìm được về với người thân của mình, còn ai, mãi tận bây giờ vẫn bơ vơ  nơi cõi thiêng? Bao nhiêu người mẹ, người vợ không thể tìm được chồng con nằm ở nơi nào? Những hàng mộ bia bằng nhau chằn chặn xếp thành những hàng dài lặng câm trong nắng chói chang khiến mình hiểu ra rằng, hình như có người đã nói đúng: “ Suy cho cùng mọi cuộc chiến tranh đều là vô nghĩa, phe nào thắng thì nhân dân đều bại”.
Mùi nhang thơm ngào ngạt bay trong nắng sớm, một cảm giác bồng bềnh mơ hồ khiến người ta như lạc vào cõi mơ. Những hàng mộ có tên, có quê quán những người đang yên nghỉ. Người ta ghi trên bia mộ năm sinh và năm ngã xuống của các anh, các chị. 1946, 1948, 1968, 1970, 1970,1975…Những con số khô khan nhưng hẳn biết nói. Đến hàng bia mộ của những người nằm xuống vào năm 1978  làm lòng thấy rưng rưng, rưng rưng. Cuộc chiến xảy ra khi đất nước vừa thống nhất được 3 năm, máu của tuổi thanh xuân lại đổ. Năm ấy, mình vừa tròn 8 tuổi. Càng day dứt hơn khi nhìn những dòng tên trên bia mộ khắc ghi dững người yên nghỉ xa quê hàng nghìn cây số, một tâm trạng khó tả khi mình bắt gặp tấm bia mộ khắc tên một người cùng quê nằm lại nơi này. Không biết, một năm có bao nhiêu người thân yêu đến thắp nhang cho họ? bao lần đến thăm nơi yên nghỉ ngàn thu… Trong mênh mang nắng và gió miền Đông Nam bộ, giữa cõi thiêng khiến người thấy nhẹ bỗng, thanh thản, hướng tới cái thiện nhiều hơn. Đâu rồi những toan tính nhỏ nhen ích kỷ, dững mưu mô hại người, những cào cấu tự cắn xé lẫn nhau vì cuộc mưu sinh…
Mình bỗng hiểu vì sao mỗi năm người ta lại rầm rập vào thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang Trường Sơn để làm một điều gì đó như  sám hối những gì tự coi là tội lỗi. Mình nghĩ nếu có cõi âm? ở nơi ấy người chết sẽ chẳng bao giờ thích đầu thai sống lại làm gì? Vì người ta hẳn là biết những người trên dương gian đang hành xử với nhau tệ bạc dư nào???
Nhìn cụ ngồi bên mộ ông nhạc trầm ngâm chờ nhang cháy hết để hóa vàng, mình bẩu thằng đã Tiến còn Hòa:
-          Đố mày biết cụ nghĩ và khấn gì?
-          Cụ khấn xin ông nhạc cho nhiều tài lộc…
Mình bẩu, mày hâm lắm, cụ nhiều tiền phết rồi, đang thiếu mỗi đực thôi, cụ đang muốn có thằng cu để ngày sau nó cũng khấn cụ dư này. Nhà cụ đang thừa gái giống nhà tao, làm bao nhiêu tiền nuôi gái hết!
Đúng là cuộc đời, chẳng biết đường nào mà lần, người thiếu, người thừa chẳng bổ trợ cho nhau…
Trong cõi không cùng hư ảo của nắng miền Đông Nam bộ mình như thấy văng vẳng đâu đây lời bài hát quen thuộc, da diết, nhớ thương, buồn đến tái tê: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi. Ôi cát bụi mệt nhoài. Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi…”



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét